Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 6 năm 2020 - Trường THCS Lê Qúy Đôn

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 12922

Trong các miền của rễ, miền nào là miền quan trọng nhất? Vì sao?

  • A. Miền trưởng thành có các mạch dẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền.
  • B. Miền chóp rễ, che chở cho đầu rễ
  • C. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra
  • D. Miền hút có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan cung cấp cho cây
Câu 2
Mã câu hỏi: 12923

Ở miền hút của rễ, phần trụ giữa bao gồm những thành phần nào?

  • A. Biểu bì và ruột
  • B. Thịt vỏ và bó mạch
  • C. Ruột và bó mạch
  • D. Mạch rây và mạch gỗ
Câu 3
Mã câu hỏi: 12924

Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất
  • B. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều ra nhiều rễ con đâm xiên lên trên mặt đất
  • C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm
  • D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi
Câu 4
Mã câu hỏi: 12925

Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào lông hút ở rễ?

  • A. Nhân
  • B. Vách tế bào
  • C. Không bào
  • D. Lục lạp
Câu 5
Mã câu hỏi: 12926

Rễ móc là loại rễ có đặc điểm gì?

  • A. Là loại rễ chính, mọc thẳng, ăn sâu vào đất giúp cây đứng vững
  • B. Là loại rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
  • C. Phình to, chứa nhiều chất dinh dưỡng
  • D. Biến đổi thành giác mút, đâm sâu vào thân hoặc cành của cây khác.
Câu 6
Mã câu hỏi: 12927

Các cây nào sau đây đều có giác mút?

  • A. Cây đước, cây bụt mọc.
  • B. Cây cải củ, cây cà rốt.
  • C. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
  • D. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
Câu 7
Mã câu hỏi: 12928

Các cây nào sau đây đều có rễ thở?

  • A. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
  • B. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
  • C. Cây cải củ, cây cà rốt.
  • D. Cây mắm, cây bụt mọc.
Câu 8
Mã câu hỏi: 12929

Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có thân gỗ?

  • A. Cây dưa chuột (dưa leo), cây gấc, cây bầu.
  • B. Cây cau, cây dừa, cây chuối.
  • C. Cây nhãn, cây mít, cây vải.
  • D. Cây rau má, cây cỏ mần trầu, cây na.
Câu 9
Mã câu hỏi: 12930

Điểm giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa là gì?

  • A. Đều có mầm hoa.
  • B. Đều có mầm lá bao bọc.
  • C. Đều có mô phân sinh ngọn và mầm lá.
  • D. Đều có mô phân sinh ngọn và mầm hoa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 12931

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa
  • B. Chồi nách gồm chồi lá và chồi chồi hoa
  • C. Chồi ngọn giúp thân cây to ra
  • D. Chồi lá phát triển thành cành mang lá
Câu 11
Mã câu hỏi: 12932

Những loại cây thuộc loại thân leo?

  • A. Cây đậu ván, cây mướp
  • B. Cây rau má, cây mướp
  • C. Cây ngô, cây đậu ván
  • D. Cây trầu không, cây ngô
Câu 12
Mã câu hỏi: 12933

Giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?

  • A. Giai đoạn cây non
  • B. Giai đoạn cây sinh trưởng
  • C. Giai đoạn cây già cỗi.
  • D. Giai đoạn cây nảy mầm.
Câu 13
Mã câu hỏi: 12934

Rễ có rễ cái đâm sâu vào trong đất từ đó mọc ra các rễ con, từ rễ con lại mọc ra các rễ bé hơn là rễ gì?

  • A. Rễ chùm
  • B. Rễ thở
  • C. Rễ cọc 
  • D. Rễ móc
Câu 14
Mã câu hỏi: 12935

Miền hút là quan trọng nhất vì sao?

  • A. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
  • B. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất
  • C. Có ruột chứa chất dự trữ
  • D. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan
Câu 15
Mã câu hỏi: 12936

Cây cần những loại muối khoáng nào?

  • A. Muối đạm
  • B. Muối lân
  • C. Muối Kali
  • D. Cả A, B và C
Câu 16
Mã câu hỏi: 12937

Rễ cây hút nước nhờ vào bộ phận nào?

  • A. Các lông hút
  • B. Miền chóp rễ
  • C. Miền tăng trưởng
  • D. Miền bần
Câu 17
Mã câu hỏi: 12938

Tại sao các cây sống ở trong nước không có lông hút?

  • A. Cây hút nước và muối hòa tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ nên rễ chúng không có lông hút.
  • B. Có nhưng rất mềm và dễ rụng
  • C. Vì cây không cần nước
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 18
Mã câu hỏi: 12939

Cấu tạo lát cắt ngang của rễ gồm mấy phần?

  • A. Phần ngoài là vỏ, phần trong là trụ giữa.
  • B. Phần ngoài là trụ giữa, phần trong là vỏ.
  • C. Phần ngoài là lông hút, phần trong là ruột.
  • D. Phần ngoài là lông hút, phần trong là trụ giữa
Câu 19
Mã câu hỏi: 12940

Vì sao miền hút là phần quan trọng nhất của rễ?

  • A. Miền hút nằm ở phần trưởng thành của rễ.
  • B. Miền hút giúp cho rễ tạo ra nhiều rễ con.
  • C. Miền hút đảm nhiệm việc lấy nước và muối khoáng hòa tan.
  • D. Miền hút nằm dưới đất nên giữ chặt rễ vào đất.
Câu 20
Mã câu hỏi: 12941

Mạch gỗ có chức năng gì?

  • A. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
  • B. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
  • C. Vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
  • D. Hút nước và muối khoáng hòa tan.
Câu 21
Mã câu hỏi: 12942

Mạch rây có chức năng gì?

  • A. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
  • B. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
  • C. Vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
  • D. Hút nước và muối khoáng hòa tan.
Câu 22
Mã câu hỏi: 12943

Điểm giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa là gì?

  • A. Đều có mầm hoa.
  • B. Đều có mầm lá bao bọc.
  • C. Đều có mô phân sinh ngọn và mầm lá.
  • D. Đều có mô phân sinh ngọn và mầm hoa.
Câu 23
Mã câu hỏi: 12944

Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào?

  • A. Khí cacbônic
  • B. Khí ôxi
  • C. Khí nitơ
  • D. Khí hiđrô
Câu 24
Mã câu hỏi: 12945

Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?

  • A. Hoa
  • B. Rễ
  • C.
  • D. Thân
Câu 25
Mã câu hỏi: 12946

Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?

  • A. Khí cacbônic
  • B. Nước
  • C. Lục lạp
  • D. Không bào
Câu 26
Mã câu hỏi: 12947

Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?

  • A. Nhiệt độ thấp
  • B. Có ánh sáng
  • C. Độ ẩm thấp
  • D. Nền nhiệt cao
Câu 27
Mã câu hỏi: 12948

Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu?

  • A. 5 tế bào
  • B. 4 tế bào
  • C. 3 tế bào
  • D. 2 tế bào
Câu 28
Mã câu hỏi: 12949

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở lá cây, … là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây

  • A. Lỗ khí
  • B. Biểu bì
  • C. Lục lạp
  • D. Gân lá
Câu 29
Mã câu hỏi: 12950

Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở đâu?

  • A. Mặt trên của lá.
  • B. Mặt dưới của lá.
  • C. Phần thịt lá.
  • D. Gân lá.
Câu 30
Mã câu hỏi: 12951

Chức năng chủ yếu của gân lá là gì?

  • A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá
  • B. Bảo vệ, che chở cho lá
  • C. Tổng hợp chất hữu cơ
  • D. Vận chuyển các chất

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ