Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Ngô Gia Tự

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 75664

Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?

  • A. Mỹ
  • B. Liên Xô
  • C. Trung Quốc
  • D. các nước phương Tây.
Câu 2
Mã câu hỏi: 75665

Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương?

  • A. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
  • B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • D. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
Câu 3
Mã câu hỏi: 75666

Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

  • A. Ban thư ký.
  • B. Đại hội đồng.
  • C. Tòa án quốc tế.
  • D. Hội đồng Bảo an.
Câu 4
Mã câu hỏi: 75667

Các nước là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay là gì?

  • A. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga.
  • B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Đài Loan.
  • C. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
  • D. Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản.
Câu 5
Mã câu hỏi: 75668

Nội dung nào không phải là vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh vào đầu năm 1945?

  • A. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  • B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
  • C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  • D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Câu 6
Mã câu hỏi: 75669

Nội dung nào không phải hậu quả tiêu cựu của cách mạng khoa học – kỹ thuât hiện đại từ năm 1945 đến nay?

  • A. Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn pá và hủy diệt sự sống.
  • B. Nạn ô nhiễm môi trường.
  • C. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỷ kệ lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.
  • D.  Xuất hiện những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, bệnh dịch mới đối với con người.
Câu 7
Mã câu hỏi: 75670

Hãy cho biết đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay?

  • A. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng.
  • B. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
  • C. Diễn ra với tốc độ và quy mô chưa từng thấy.
  • D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 8
Mã câu hỏi: 75671

Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – kỹ thuât từ năm 1945 đến nay đã tham gia tích cực vào việc giải quyết lương thực cho loài người?

  • A. Tạo ra những vật liệu mới.
  • B. Tạo ra những công cụ sản xuất mới.
  • C. Tạo ra những nguồn năng lượng mới.
  • D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
Câu 9
Mã câu hỏi: 75672

Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay?

  • A. làm thay đổi cơ cấu dân cư.
  • B. hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
  • C. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
  • D. chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá, hủy diệt lớn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 75673

Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
  • B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế.
  • C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
  • D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật.
Câu 11
Mã câu hỏi: 75674

Mặt tích cực cơ bản nhất của xu thế toàn cầu hóa là gì?

  • A. Thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự phát triển nền kinh tế thế giới.
  • B. Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển nền kinh tế thế giới, đưa lại sự tăng trưởng cao.
  • C. Thúc đẩy rất nhanh sự hợp tác giữa các quốc gia đưa đến sự tăng trưởng cao.
  • D. Thúc đẩy rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.
Câu 12
Mã câu hỏi: 75675

Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tiến hành ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là gì?

  • A. chương trình khai thác lần thứ nhất.
  • B. chương trình khai thác lần thứ hai.
  • C. chương trình phục hưng kinh tế.
  • D. chương trình khôi phục kinh tế Việt Nam.
Câu 13
Mã câu hỏi: 75676

Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào ngành nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

  • A. Thương mại.
  • B. Giao thông vận tải.
  • C. Công nghiệp nặng.
  • D. Nông nghiệp và khai mỏ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 75677

Chính sách làm cho nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?

  • A. phát triển công nghiệp tiêu dùng.
  • B. phát triển công nghiệp nhẹ.
  • C. chủ yếu là phát triển thương nghiệp.
  • D. hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 75678

Mục đích của Pháp phát triển giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai là gì?

  • A. chuyên chở vật liệu và lưu thông hàng hóa thuận lợi.
  • B. mở mang hệ thống đường sá Việt Nam ngang tầm thế giới.
  • C. giải quyết nạn thất nghiệp ở Việt Nam.
  • D. phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa.
Câu 16
Mã câu hỏi: 75679

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi nào?

  • A. Đã hoàn thành xâm lược Việt Nam.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 17
Mã câu hỏi: 75680

Người sáng lập Công hội bí mật đầu tiên tại Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1920 là ai?

  • A. Ngô Gia Tự.
  • B. Tôn Đức Thắng.
  • C. Phan Văn Trường.
  • D. Trần Văn Giàu.
Câu 18
Mã câu hỏi: 75681

Mục đích của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản do tư sản dân tộc lãnh đạo trong những năm 1919-1925 ở Việt Nam là gì?

  • A. Giành lấy vị thế kinh tế, chính trị tốt hơn.
  • B. Đòi quyền độc lập tự do.
  • C. Lật đổ chế độ phong kiến, đuổi Pháp về nước.
  • D. Đòi thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bẳn phát triển.
Câu 19
Mã câu hỏi: 75682

Giai cấp lãnh đạo phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa” (1919), đấu tranh chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ (1923) là gì?

  • A. giai cấp tư sản mại bản.
  • B. giai cấp tư sản dân tộc.
  • C. tầng lớp tiểu tư sản.
  • D. giai cấp công nhân.
Câu 20
Mã câu hỏi: 75683

Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây?

  • A. Bãi công của công nhân Ba Son.
  • B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
  • C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.
  • D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.
Câu 21
Mã câu hỏi: 75684

Sự kiện nào là sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước, dân chủ công khai (1919-1925) của tầng lớp tiểu tư sản?

  • A. Xuất bản báo “Người nhà quê”.
  • B. Đấu tranh đòi thả nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu và đưa tang Phan Châu Trinh.
  • C. Thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã.
  • D. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 75685

Tham vọng lớn nhất của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu của chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
  • B. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  • C. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh.
  • D. Làm bá chủ thế giới.
Câu 23
Mã câu hỏi: 75686

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
  • B. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
  • C. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • D. trình độ tập trung tư bản, sản xuất cao.
Câu 24
Mã câu hỏi: 75687

Đặc trưng nổi bật của các giai đoạn phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Kinh tế Mĩ luôn đứng đầu thế giới.
  • B. Chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973.
  • C. Bao vây kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.
  • D. Không chịu sự tác động cuộc khủng hoảng kinh tế.
Câu 25
Mã câu hỏi: 75688

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tập trung nguồn lực để ưu tiên phát triển lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế.
  • B. Quân sự.
  • C. Khoa học – kĩ thuật.
  • D. Giáo dục.
Câu 26
Mã câu hỏi: 75689

Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Kinh tế phát triển nhanh chóng.
  • B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
  • C. Các đảng phát tranh giành quyền lực.
  • D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.
Câu 27
Mã câu hỏi: 75690

Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. tác dụng của những cải cách dân chủ.
  • B. biết xâm nhập thị trường thế giới.
  • C. nhân tố con người.
  • D. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Câu 28
Mã câu hỏi: 75691

Từ năm 1945 đến năm 1950, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu có gì nổi bật?

  • A. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới.
  • B. Giai cấp tư sản tiến hành củng cố chính quyền và các hoạt động khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
  • C. Nền kinh tế phát triển mạnh vượt mức so với trước chiến tranh.
  • D. Giai cấp tư sản tiến hành các hoạt động đàn áp nhân dân lao động.
Câu 29
Mã câu hỏi: 75692

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?

  • A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
  • B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
  • C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
  • D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 30
Mã câu hỏi: 75693

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế?

  • A. Dựa vào nội lực của chính mình.
  • B. Dựa vào nhân dân lao động trong nước.
  • C. Dựa vào các thuộc địa.
  • D. Nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch phục hưng châu Âu”.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ