Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Phú

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 133725

Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?

  • A. Sự bóc lột của giai cấp tư sản.              
  • B. Sự cai trị, bóc lột hà khắc của Chủ nghĩa thực dân. 
  • C. Buôn bán nô lệ da đen           
  • D. Sự bất bình đẳng trong xã hội 
Câu 2
Mã câu hỏi: 133726

Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là

  • A. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc 
  • B. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ 
  • C. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc 
  • D. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc 
Câu 3
Mã câu hỏi: 133727

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

  • A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ 
  • B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới 
  • C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc 
  • D. Chủ nghĩa đế quốc 
Câu 4
Mã câu hỏi: 133728

Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? 

  • A. Đức tấn công Ba Lan 
  • B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi 
  • C. Anh tuyên chiến với Đức 
  • D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát 
Câu 5
Mã câu hỏi: 133729

Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? 

  • A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau 
  • B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau 
  • C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau
  • D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước 
Câu 6
Mã câu hỏi: 133730

Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? 

  • A. Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương 
  • B. Thiết lập một nền cai trị cứng rắn 
  • C. Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa 
  • D. Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều 
Câu 7
Mã câu hỏi: 133731

Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản?

  • A. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện 
  • B. Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu 
  • C. Thất bại của Đức trong trận Véc-đooong
  • D. Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại 
Câu 8
Mã câu hỏi: 133732

Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?

  • A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga 
  • B. Mĩ chính thức tham chiến 
  • C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện 
  • D. Nước Pháp tham chiến 
Câu 9
Mã câu hỏi: 133733

Ý nào sau đâu không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?

  • A. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản 
  • B. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế 
  • C. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân 
  • D. Cuộc đấu tranh giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa 
Câu 10
Mã câu hỏi: 133734

Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại là

  • A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
  • B. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản 
  • C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến 
  • D. Mâu thuẫn giữa các chủ tư bản với nhau
Câu 11
Mã câu hỏi: 133735

Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?

  • A. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc 
  • B. Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 
  • C. Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản 
  • D. Sự phát triển của bộ phận sĩ phu tư sản hóa 
Câu 12
Mã câu hỏi: 133736

Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

  • A. Luận cương tháng Hai 
  • B. Luận cương tháng Tư 
  • C. Luận cương tháng Mười 
  • D. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản 
Câu 13
Mã câu hỏi: 133737

Cuộc cách mạng nào được Lê-nin ví như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”? 

  • A. Cách mạng tư sản Hà Lan
  • B. Cách mạng tư sản Pháp 
  • C. Cách mạng tư sản Anh 
  • D. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức 
Câu 14
Mã câu hỏi: 133738

Điểm nổi bật trong chính sách Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp là 

  • A. Tiếp tục chế độ trưng thu lương thực thừa 
  • B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực 
  • C. Thực hiện đồng thời chế độ trưng thu lương thực và thu thuế lương thực 
  • D. Thu thuế lương thực bằng tiền 
Câu 15
Mã câu hỏi: 133739

Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào? 

  • A. Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
  • B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) 
  • C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.
  • D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí.  
Câu 16
Mã câu hỏi: 133740

Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh

  • A. Nhật Bản đang mở rộng thông thương với tư bản phương Tây. 
  • B. chính quyền Sô-gun đang lớn mạnh. 
  • C. chế độ phong kiến Nhật Bản đang trên đà khủng hoảng trầm trọng. 
  • D. kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. 
Câu 17
Mã câu hỏi: 133741

Nội dung nào sau đây không phải của Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô? 

  • A. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định. 
  • B. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế. 
  • C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. 
  • D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. 
Câu 18
Mã câu hỏi: 133742

Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với sự kiện nào? 

  • A. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga. 
  • B. Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi. 
  • C. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức. 
  • D. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát. 
Câu 19
Mã câu hỏi: 133743

Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng? 

  • A. Khang Hữu Vi 
  • B. Mao Trạch Đông 
  • C. Tưởng Giới Thạch 
  • D. Tôn Trung Sơn   
Câu 20
Mã câu hỏi: 133744

Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ gì ở Nga? 

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. 
  • B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản. 
  • C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân. 
  • D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. 
Câu 21
Mã câu hỏi: 133745

Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị Nhật Bản là 

  • A. Xã hội chủ nghĩa. 
  • B. Quân chủ lập hiến. 
  • C. Cộng hòa. 
  • D. Quân chủ chuyên chế 
Câu 22
Mã câu hỏi: 133746

Ngày 11/11/1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

  • A. Mĩ tuyên chiến với Đức. 
  • B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức. 
  • C. Chiến dịch Véc-đoong.
  • D. Đức kí văn kiện đầu hàng, chiến tranh kết thúc. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 133747

Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây? 

  • A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước. 
  • B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược. 
  • C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân. 
  • D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 133748

Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? 

  • A. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước đế quốc. 
  • B. Do khối Liên minh thành lập. 
  • C. Sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc.
  • D. Do khối Hiệp ước thành lập. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 133749

Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?

  • A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ. 
  • B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga. 
  • C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng. 
  • D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 133750

Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa  cuối thế kỉ  XIX, đầu thế kỉ XX?

  • A. Nhật.      
  • B. Anh. 
  • C. Đức.  
  • D. Áo-Hung 
Câu 27
Mã câu hỏi: 133751

Ý nghĩa  nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc ? 

  • A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển. 
  • B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. 
  • C. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh. 
  • D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc. 
Câu 28
Mã câu hỏi: 133752

Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

  • A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. 
  • B. phát triển công nghiệp quốc phòng.
  • C. phát triển công nghiệp nhẹ. 
  • D. phát triển giao thông vận tải. 
Câu 29
Mã câu hỏi: 133753

Tính chất của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là 

  • A. cách mạng tư sản. 
  • B. cách mạng vô sản. 
  • C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 
  • D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. 
Câu 30
Mã câu hỏi: 133754

Từ cải cách Minh Trị (1868), trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực nào luôn được xem là quốc sách hàng đầu ở Nhật Bản? 

  • A. Kinh tế. 
  • B. Giáo dục. 
  • C. Chính trị. 
  • D. Quân sự. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 133755

Thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là gì?

  • A. Bước đầu hoàn thành Tập thể hóa nông nghiệp. 
  • B. Thanh toán nạn mù chữ. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất. 
  • C. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. 
  • D. Tự tích lũy vốn và trang bị kĩ thuật ban đầu cho CNXH. 
Câu 32
Mã câu hỏi: 133756

Mĩ  có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

  • A. Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh. 
  • B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh. 
  • C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh. 
  • D. Giữ thái độ “trung lập”. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 133757

Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược? 

  • A. Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia. 
  • B. Việt Nam, Lào, Miến Điện. 
  • C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan. 
  • D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào. 
Câu 34
Mã câu hỏi: 133758

Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào? 

  • A. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. 
  • B. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 
  • C. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. 
  • D. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 133759

Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động? 

  • A. Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu. 
  • B. Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. 
  • C. Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao. 
  • D. Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện. 
Câu 36
Mã câu hỏi: 133760

Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là 

  • A. Cương lĩnh tháng tư. 
  • B. Chính cương tháng tư. 
  • C. Luận cương tháng tư.  
  • D. Báo cáo chính trị tháng tư. 
Câu 37
Mã câu hỏi: 133761

Sự kiện nào sau đây đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?

  • A. Năm 1934, Hin-đen-bua qua đời.  
  • B. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm. 
  • C. Năm 1933, Hít-le làm thủ tướng. 
  • D. Năm 1919, Đảng quốc xã được thành lập. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 133762

Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là? 

  • A. Thể chế quân chủ chuyên chế. 
  • B. Thể chế Cộng hòa. 
  • C. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.  
  • D. Thể chế quân chủ lập hiến. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 133763

Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã

  • A. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. 
  • B. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. 
  • C. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản. 
  • D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 133764

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước Nga năm 1917 là:

  • A. Trung tâm Quân sự cách mạng. 
  • B. Bộ Tổng tham mưu. 
  • C. Uỷ ban Quân sự cách mạng. 
  • D. Ủy ban hành chính cách mạng. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ