Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 Trường THPT Ngô Quyền

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 135205

Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong giai đoạn 1928 - 1941 ở Liên Xô là do:

  • A. Muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
  • B. Ý muốn của những người lãnh đạo đất nước.
  • C. Đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa.
  • D. Yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Câu 2
Mã câu hỏi: 135206

Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

  • A. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
  • B. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
  • C. Phát triển công nghiệp nhẹ.                   
  • D. Phát triển giao thông vận tải.
Câu 3
Mã câu hỏi: 135207

Từ bài học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941), rút ra được ý không phải là đặc điểm về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô giai đoạn này là

  • A. Bước đầu đặt nền móng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  • B. Khẳng định sự ưu việt của mô hình xã hội chủ nghĩa.
  • C. Đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trên mọi lĩnh vực.
  • D. Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.           
Câu 4
Mã câu hỏi: 135208

Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) có tác động như thế nào đến chiến thắng của hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc (1941-1945)?

  • A. Củng cố niềm tin cho Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến đấu.
  • B. Giúp Liên Xô nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
  • C. Tạo cơ sở vật chất vững chắc để Liên Xô có thể đánh thắng phát xít Đức.
  • D. Giúp Liên Xô có thêm đồng minh trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
Câu 5
Mã câu hỏi: 135209

Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941?

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao với các nước lớn.
  • B. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc.
  • C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc.
  • D. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Câu 6
Mã câu hỏi: 135210

Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản được đánh giá là?

  • A. một cuộc cải cách lớn nhất ở Nhật Bản.
  • B. một cuộc cách mạng tư sản.
  • C. một cuộc cách mạng cung đình.
  • D. một cuộc canh tân đất nước.
Câu 7
Mã câu hỏi: 135211

Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về

  • A. Thủ tướng  
  • B. Sôgun (Tướng quân)
  • C. Thiên hoàng   
  • D. Nữ hoàng
Câu 8
Mã câu hỏi: 135212

Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

  • A. Thiên hoàng
  • B. Sôgun (Tướng quân)
  • C. Nữ hoàng
  • D. Vua
Câu 9
Mã câu hỏi: 135213

Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

  • A. Nhiều đảng phái ra đời.
  • B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.
  • C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.
  • D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.
Câu 10
Mã câu hỏi: 135214

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

  • A. Nông nghiệp lạc hậu.
  • B. Công nghiệp phát triển.
  • C. Thương mại hàng hóa.
  • D. Sản xuất quy mô lớn.
Câu 11
Mã câu hỏi: 135215

Đâu là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX cho đến trước năm 1868?

  • A. Nhiều đảng phái tư sản thành lập.
  • B. Duy trì sự tồn tại của chế độ đẳng cấp.
  • C. Giai cấp tư sản công thương nghiệp nắm quyền.
  • D. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.
Câu 12
Mã câu hỏi: 135216

Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

  • A. Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập.
  • B. Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan.
  • C. Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam.
  • D. Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.
Câu 13
Mã câu hỏi: 135217

Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

  • A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.
  • B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.
  • C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.
  • D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.
Câu 14
Mã câu hỏi: 135218

Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?

  • A. Phái ôn hòa và phái bạo lực.
  • B. Phái ôn hòa và phái dân chủ.
  • C. Phái ôn hòa và phái cực đoan.
  • D. Phái dân chủ và phái cấp tiến.
Câu 15
Mã câu hỏi: 135219

Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?

  • A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
  • B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội
  • C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
  • D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
Câu 16
Mã câu hỏi: 135220

Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A. Nga.
  • B. Anh.
  • C. Nhật.
  • D. Mĩ.
Câu 17
Mã câu hỏi: 135221

Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là

  • A. Tôn Trung Sơn.
  • B. Hồng Tú Toàn.
  • C. Khang Hữu Vi.
  • D. Lương Khải Siêu.
Câu 18
Mã câu hỏi: 135222

Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

  • A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
  • B. Các nước đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc.
  • C. Triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ.
  • D. Trung Quốc trở hành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây.
Câu 19
Mã câu hỏi: 135223

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

  • A. Bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp.
  • B. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
  • C. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.
  • D. Triều đình Mãn Thanh bắt tay với các nước đế quốc cùng đàn áp.
Câu 20
Mã câu hỏi: 135224

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ đầu tiên tại

  • A. Sơn Đông
  • B. Trực Lệ
  • C. Sơn Tây  
  • D. Vân Nam
Câu 21
Mã câu hỏi: 135225

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

  • A. Không dựa vào lực lượng nhân dân.
  • B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.
  • C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm.
  • D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu.
Câu 22
Mã câu hỏi: 135226

Vị vua nào đã ủng hộ cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc?

  • A. Khang Hi.
  • B. Càn Long.
  • C. Quang Tự. 
  • D. Vĩnh Khang.
Câu 23
Mã câu hỏi: 135227

Ý nào không phản ánh đúng ý đồ của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ “ (gọi tắt là Liên Mĩ) năm 1889?

  • A. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh.
  • B. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển.
  • C. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
  • D. Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh.
Câu 24
Mã câu hỏi: 135228

Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là

  • A. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ.
  • B. Chưa có chính đảng lãnh đạo.
  • C. Chưa có sự liên kết đấu tranh.
  • D. Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
Câu 25
Mã câu hỏi: 135229

Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một …, tổng lực, toàn diện và có sử dụng …, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển. Các cụm từ trong dấu (...) là

  • A. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hiện đại hàng loạt.
  • B. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
  • C. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
  • D. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hiện đại hàng loạt.
Câu 26
Mã câu hỏi: 135230

Trên chiến trường về khía cạnh thuần túy quân sự, chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại, đó là?

  • A. Quân đội đông đảo, chiến thuật đội hình tập trung, phòng thủ theo đội hình ô vuông.
  • B. Quân đội đông đảo, chiến tranh trận địa, chiến thuật đội hình tập trung.
  • C. Quân đội đông đảo, chiến thuật đội hình tản mát, phòng thủ theo đội hình ô vuông.
  • D. Quân đội đông đảo, chiến tranh chiến hào, chiến thuật đội hình tản mát.
Câu 27
Mã câu hỏi: 135231

Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

  • A. Không ảnh hưởng đến Việt Nam vì chiến trường chính ở châu Âu.
  • B. Có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng không nhiều.
  • C. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù lỗ cho chiến tranh.
  • D. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính.
Câu 28
Mã câu hỏi: 135232

Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?

  • A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga.
  • B. Mĩ chính thức tham chiến.
  • C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện.
  • D. Nước Pháp tham chiến.
Câu 29
Mã câu hỏi: 135233

Tác phẩm nổi tiếng thế giới nào của nhà văn Vích-to Huy-gô đã được chuyển thể thành phim và nhạc kịch?

  • A. Những người khốn khổ.      
  • B. Những cuộc phiêu lưu.
  • C. Chiến tranh và hòa bình.
  • D. Nhà thờ đức bà Paris.
Câu 30
Mã câu hỏi: 135234

Họa sĩ danh tiếng với nghệ thuật vẽ tranh phong cảnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

  • A. Van Gốc (Hà Lan).  
  • B. Phu-gia-ta (Nhật Bản).
  • C. Pi-cát-xô (Tây Ban Nha).   
  • D. Lê-vi-tan (Nga).
Câu 31
Mã câu hỏi: 135235

Cung điện Véc-xai là thành tựu nổi tiếng của văn hóa thế giới thời kì cận đại trên lĩnh vục nào?

  • A. Văn học.
  • B. Điêu khắc.
  • C. Kiến trúc.
  • D. Hội họa.
Câu 32
Mã câu hỏi: 135236

Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã

  • A. Tấn công nước Nga.
  • B. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị.
  • C. Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước.
  • D. Gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường, thuộc địa.
Câu 33
Mã câu hỏi: 135237

Cơ sở dẫn tới sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là

  • A. Lí luận của chủ nghĩa Mác.
  • B. Vai trò to lớn của Mác và Ăngghen.
  • C. Thực tiến phong trào đấu tranh của công nhân.
  • D. Sự phát triển phong trào đấy tranh của giai cấp vô sản.
Câu 34
Mã câu hỏi: 135238

Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của

  • A. Công nhân chống ách áp bức bóc lột, đòi cải thiện đời sống.
  • B. Vô sản chống tư sản.
  • C. Công nhân và nông dân chống tư sản.
  • D. Các tầng lớp nhân dân chống tư sản.
Câu 35
Mã câu hỏi: 135239

Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền là

  • A. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài.
  • B. Thành lập nhiều tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
  • C. Hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới.
  • D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 36
Mã câu hỏi: 135240

Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?

  • A. Giữa thế kỉ XIX.
  • B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  • C. Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
  • D. Đầu thế kỉ XX.
Câu 37
Mã câu hỏi: 135241

Ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 là

  • A. Đưa nước Nga thoát khỏi chiến tranh đế quốc.
  • B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc ở Nga.
  • C. Giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
Câu 38
Mã câu hỏi: 135242

“Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào?

  • A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.          
  • B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
  • C. Quốc tế thứ nhất.                  
  • D. Quốc tế thứ hai.
Câu 39
Mã câu hỏi: 135243

“Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng thảng Mười Nga chiếu sảng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất”. Câu nói đó của ai?

  • A. Lê-nin.          
  • B. Hồ Chí Minh.
  • C. Xta-lin.          
  • D. Mao Trạch Đông.
Câu 40
Mã câu hỏi: 135244

Trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, Liên Xô đạt được những thành tựu to lớn gì?

  • A. Công nghiệp mới phát triển, nông nghiệp vẫn nắm vai trò chủ đạo.
  • B. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp Xã hội chủ nghĩa.
  • C. Một nước công nghiệp hóa nhưng chủ yếu phát triển công nghiệp nặng.
  • D. Từ một nước nông nghiệp trở thành một nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ