Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 103314

Người Rôma đã tính một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?

  • A. 365 ngày, ¼ ngày và 12 tháng.
  • B. 360 ngày và 12 tháng.
  • C. 360 ngày và 11 tháng. 
  • D. 366 ngày và 12 tháng. 
Câu 2
Mã câu hỏi: 103315

Một số định lí của các nhà toán học từ thời cổ đại vẫn còn phổ biến đến ngày nay?

  • A. Talet, Pitago.    
  • B. Talet, Hôme.
  • C. Hôme.     
  • D. Điaxo. 
Câu 3
Mã câu hỏi: 103316

Vua Tần tự xưng là gì?

  • A. Vương.      
  • B. Hoàng Đế.
  • C. Thiên tử.  
  • D. Đại đế.
Câu 4
Mã câu hỏi: 103317

Các triều đại Tần - Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Nhà nước Văn Lang.
  • B. Cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc. 
  • C. Thời Bắc thuộc.  
  • D. Tiền Văn Lang. 
Câu 5
Mã câu hỏi: 103318

Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ và văn tự ở Ấn Độ?

  • A. Chứng tỏ nền văn hóa lâu đời Ấn Độ.
  • B. Tạo điều kiện cho nền văn học cổ phát triển. 
  • C. Tạo điều kiện truyền bá văn học cổ ra bên ngoài. 
  • D. Thúc đẩy kiến trúc phát triển. 
Câu 6
Mã câu hỏi: 103319

Tộc người nước ta sử dụng chữ Phạn?

  • A. Khơme.
  • B. Thái. 
  • C. Chăm. 
  • D. Tất cả các dân tộc Tây Nguyên. 
Câu 7
Mã câu hỏi: 103320

Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

  • A. Nhà Hạ.   
  • B. Nhà Tần. 
  • C. Nhà Hán.      
  • D. Nhà Chu. 
Câu 8
Mã câu hỏi: 103321

Dưới thời vua nào, nước Lan Xang chia thành 7 tỉnh?

  • A. Khún Bo-lom     
  • B. Chậu A Nụ 
  • C. Xu-li-nha Vông-xa  
  • D. Pha Ngừm 
Câu 9
Mã câu hỏi: 103322

Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?

  • A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).
  • B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn. 
  • C. Phổ biến công trình kiến trúc Nho giáo. 
  • D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 103323

Trong các thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc

  • A. Yếu và phục tùng các nước khác.
  • B. mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. 
  • C. mạnh và chinh phục Trung Quốc. 
  • D. mạnh nhất khu vục Đông Nam Á. 
Câu 11
Mã câu hỏi: 103324

Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?

  • A. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.
  • B. Khắp thế giới. 
  • C. Khắp Trung Quốc và ấn Độ. 
  • D. Khắp các nước phương Đông. 
Câu 12
Mã câu hỏi: 103325

Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo... Đó là chính sách tiến bộ của ai? 

  • A. Hác-sa.  
  • B. A-cơ-ba. 
  • C. A-sô-ca.  
  • D. Gúp -ta. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 103326

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam là

  • A. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.
  • B. Bế quan tỏa cảng. 
  • C. Bành trướng, xâm lược. 
  • D. Hòa hảo, mềm dẻo. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 103327

Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hóa truyền thống của ấn Độ?

  • A. Mông Cổ
  • B. Ấn Độ 
  • C. Trung Quốc 
  • D. Các nước Đông Nam á 
Câu 15
Mã câu hỏi: 103328

Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

  • A. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
  • B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN 
  • C. Khoảng thiên niên kỉ I TCN 
  • D. Khoảng thiên niên kỉ III TCN 
Câu 16
Mã câu hỏi: 103329

Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:

  • A. Thợ thủ công.
  • B. Thương nhân. 
  • C. Nô lệ. 
  • D. Nông dân công xã 
Câu 17
Mã câu hỏi: 103330

Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:

  • A. Mùa khô và mùa hanh.
  • B. Mùa thu và mùa hạ. 
  • C. Mùa khô và mùa mưa. 
  • D. Mùa đông và mùa xuân.
Câu 18
Mã câu hỏi: 103331

Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác ?

  • A. Gió mùa kèm theo mưa
  • B. Mùa mưa tương đối nóng 
  • C. Khí hậu mát, ẩm 
  • D. Mùa khô tương đối lạnh, mát 
Câu 19
Mã câu hỏi: 103332

Hồi giáo không chiếm được ưu thế ở đất nước Ấn Độ vì

  • A. Người dân Ấn Độ gắn bó mật thiết với Hinđu giáo và Phật giáo.
  • B. Hồi giáo là một tôn giáo ngoại bang. 
  • C. Hồi giáo mới được du nhập vào Ấn Độ. 
  • D. Hồi giáo thực hiện các chính sách tôn giáo khắc nghiệt. 
Câu 20
Mã câu hỏi: 103333

Vào thế kỉ XIII, Mông Cổ đã ba lần đem quân đánh nước nào ở Đông Nam Á?

  • A. Miến Điện   
  • B. Cam-pu-chia 
  • C. Cham-pa   
  • D. Đại Việt 
Câu 21
Mã câu hỏi: 103334

Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người từ bên ngoài xâm chiếm là

  • A. địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.
  • B. trình độ kinh tế-quân sự của Ấn Độ kém phát triển. 
  • C. người dân Ấn Độ phần lớn theo đạo Hồi. 
  • D. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 103335

Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

  • A. phân công lao động luân phiên.
  • B. hợp tác lao động. 
  • C. hưởng thụ bằng nhau. 
  • D. lao động độc lập theo hộ gia đình. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 103336

Vai trò của người đàn ông thay đổi thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?

  • A. Vai trò của đàn ông và đàn bà như nhau.
  • B. Đàn bà có vai trò quyết định trong gia đình. 
  • C. Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình. 
  • D. Đàn ông không có vai trò gì. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 103337

Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

  • A. Thị quốc.  
  • B. Tiểu quốc. 
  • C. Vương quốc.     
  • D. Bang.  
Câu 25
Mã câu hỏi: 103338

Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

  • A. Dân chủ chủ nô.
  • B. Dân chủ tư sản. 
  • C. Dân chủ nhân dân. 
  • D. Dân chủ quý tộc. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 103339

Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

  • A. Đạo Phật.    
  • B. Ấn Độ giáo. 
  • C. Đạo Hin-đu.   
  • D. Đạo Ki-tô. 
Câu 27
Mã câu hỏi: 103340

Trong các vương quốc của người Giéc-man, vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa?

  • A. Đông Gốt. 
  • B. Tây Gốt. 
  • C. Văng-đan.  
  • D. Phơ-răng. 
Câu 28
Mã câu hỏi: 103341

Cơ sở nào để mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập?

  • A. Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai trị.
  • B. Mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa và tiền tệ riêng. 
  • C. Nền kinh tế của các lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, đóng kín. 
  • D. Mỗi lãnh địa là một vùng đất riêng biệt. 
Câu 29
Mã câu hỏi: 103342

Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã

  • A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
  • B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê. 
  • C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. 
  • D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. 
Câu 30
Mã câu hỏi: 103343

Tháp Thạt Luổng - công trình kiến trúc điển hình của Lào ảnh hưởng bởi tôn giáo nào.

  • A. Hinđu giáo.   
  • B. Phật giáo. 
  • C. Hồi giáo.      
  • D. Bà Là Môn giáo. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 103344

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sụp đổ đế quốc Rô-ma cuối thế kỉ V là

  • A. cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ chống chủ nô.
  • B. mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt. 
  • C. các thị quốc nổi dậy và tách khỏi đế quốc Rô-ma. 
  • D. đế quốc Rô-ma không thể đương đầu với cuộc tấn công của người Giécman. 
Câu 32
Mã câu hỏi: 103345

Đế quốc Rô-ma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của chế độ

  • A. chiếm nô. 
  • B. nô lệ. 
  • C. phong kiến.      
  • D. dân chủ. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 103346

Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là

  • A. mong muốn tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
  • B.  tinh thần thích phiêu lưu mạo hiểm của con người.
  • C. khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể. 
  • D. thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang phương Đông. 
Câu 34
Mã câu hỏi: 103347

Lãnh địa phong kiến là

  • A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
  • B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô. 
  • C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến và bình dân. 
  • D. Vùng đất rộng lớn của quý tộc, tăng lữ.
Câu 35
Mã câu hỏi: 103348

Cư dân chủ yếu trong thành thị trung đại Tây Âu là

  • A. nông dân, thợ thủ công.
  • B. thương nhân, thợ thủ công. 
  • C. lãnh chúa, thợ thủ công. 
  • D. lãnh chúa, quý tộc. 
Câu 36
Mã câu hỏi: 103349

Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là

  • A. nông dân.   
  • B. nông nô. 
  • C. thợ thủ công.  
  • D. nô lệ. 
Câu 37
Mã câu hỏi: 103350

Phong trào văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống phong kiến trên lĩnh vực gì?

  • A. Kinh tế.
  • B. Giáo dục. 
  • C. Văn hóa, tư tưởng. 
  • D. Tôn giáo, tư tưởng. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 103351

 Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

  • A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp. 
  • B. Hình thành tương đối sớm. 
  • C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau. 
  • D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 103352

Ý nào sau đây không phù hợp với loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?

  • A. Có thể đứng và đi bằng 2 chân. 
  • B. Tay được dùng để cầm nắm. 
  • C. Sống cách đây 6 triệu năm. 
  • D. Chia thành các chủng tộc lớn. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 103353

Dưới triều Tần, Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là gì?

  • A. Thừa tướng và Thái úy. 
  • B. Thái úy và Thái thú. 
  • C. Tể tưởng và Thừa tướng. 
  • D. Tể tướng và Thái úy. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ