Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD lớp 10 năm 2019 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 106521

Nước ta đang xây dựng một xã hội vì con người, xã hội đó có mục tiêu

  • A.

    Dân chủ, văn minh đoàn kết. 

  • B.

    Dân chủ, công bằng, văn minh.                               

  • C. Dân chủ, bình đẳng, tự do.
  • D. Dân chủ, giàu đẹp, văn minh.
Câu 2
Mã câu hỏi: 106522

Hai mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng

  • A. tác động bài trừ ,gạt bỏ lẫn nhau 
  • B. xung đột tiêu diệt nhau.
  • C. đối đầu nhau.
  • D. tác động lẫn nhau .
Câu 3
Mã câu hỏi: 106523

Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là

  • A. phương pháp luận. 
  • B. thế giới quan, phương pháp luận.
  • C. định hướng phát triển.
  • D. thế giới quan.
Câu 4
Mã câu hỏi: 106524

V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.  I Lê-nin nói về

  • A. nội dung của sự phát triển.
  • B. khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
  • C. điều kiện của sự phát triển.
  • D. nguồn gốc của sự vận động và phát triển của svht.
Câu 5
Mã câu hỏi: 106525

Nhà triết học Heraclite cho rằng “không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” thuộc phương pháp luận nào của triết học?

  • A.

    Phương pháp duy tâm. 

  • B.

    Phương pháp tôn giáo.

  • C. Phương pháp luận siêu hình. 
  • D. Phương pháp luận biện chứng.  
Câu 6
Mã câu hỏi: 106526

Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội?

  • A.

    Nhu cầu lao động.

  • B.

    Nhu cầu khám phá tự nhiên.

  • C. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. 
  • D. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn
Câu 7
Mã câu hỏi: 106527

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất diễn ra như thế nào?

  • A.

    Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

  • B.

    Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.

  • C.

    Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.

  • D. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
Câu 8
Mã câu hỏi: 106528

Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong  giới tự nhiên và xã hội là

  • A. vận động.
  • B. đấu tranh. 
  • C. phát triển. 
  • D. mâu thuẫn. 
Câu 9
Mã câu hỏi: 106529

Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?

  • A. Cơ học.  
  • B. Vật lý.   
  • C. Hoá học.
  • D. Sinh học.     
Câu 10
Mã câu hỏi: 106530

Vận động bao gồm mấy hình thức?

  • A. 6
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 4
Câu 11
Mã câu hỏi: 106531

Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi

  • A.

    Mưa dầm thầm lâu. 

  • B.

    Góp gió thành bão.

  • C. Học thầy không tày học bạn.    
  • D. Ăn vóc học hay.
Câu 12
Mã câu hỏi: 106532

Là một chỉnh thể,trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau ,vừa đấu tranh với nhau được gọi là

  • A. đối lập.
  • B. mâu thuẫn.
  • C. đấu tranh.
  • D. thống nhất.
Câu 13
Mã câu hỏi: 106533

Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là

  • A. độ 
  • B. bước nhảy.
  • C. điểm nút.  
  • D. lượng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 106534

Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp.

  • B.

    Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị .

  • C.

    Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh trong trường .

  • D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Câu 15
Mã câu hỏi: 106535

Con người có thể  làm chủ và cải tạo thế giới khách quan bởi vì

  • A.

    ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan. 

  • B.

    thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan. 

  • C.

    con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới khách quan. 

  • D. con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan. 
Câu 16
Mã câu hỏi: 106536

Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?

  • A. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
  • B. Tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
  • C. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại.
  • D. Tham gia bảo vệ môi trường.
Câu 17
Mã câu hỏi: 106537

Giữa vật chất và ý thức thì ý thức  là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên”là quan điểm của

  • A. thế giới quan duy vật
  • B. thế giới quan siêu hình.
  • C. thế giới quan duy tâm. 
  • D. thế giới quan biện chứng.   
Câu 18
Mã câu hỏi: 106538

Trong truyện “Thầy bói xem voi” các thầy bói đã so sánh các bộ phận của con voi với các sự vật thể hiện phương pháp luận:

  • A. Biện chứng. 
  • B. Thần thoại. 
  • C. Lịch sử.  
  • D. Siêu hình.
Câu 19
Mã câu hỏi: 106539

Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm

  • A. Hợp chất. 
  • B. Lượng.
  • C. Chất.  
  • D. Độ.
Câu 20
Mã câu hỏi: 106540

“ Đốt vàng mã càng nhiều thì càng gặp nhiều may mắn “. Đây là quan điểm:

  • A. Duy tâm.  
  • B. Thần thoại. 
  • C. Duy ý chí.
  • D. Duy vật.
Câu 21
Mã câu hỏi: 106541

Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra

  • A.

    quanh co, phức tạp.

  • B. theo đường tròn.
  • C.

    đơn giản, thẳng tắp

  • D. theo đường thẳng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 106542

Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng thể hiện

 

  • A.

    phương pháp luận siêu hình.

  • B.

    thế giới quan duy vật.

  • C. phương pháp luận biện chứng.    
  • D. thế giới quan duy tâm.
Câu 23
Mã câu hỏi: 106543

Biểu hiện của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là các mặt đối lập luôn luôn

  • A.

    có xu hướng ngược chiều nhau. 

  • B.

    mâu thuẫn gay gắt với nhau.

  • C. xung đột, chống đối, bác bỏ nhau. 
  • D. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.
Câu 24
Mã câu hỏi: 106544

Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy đó là phương pháp luận

  • A. siêu hình.
  • B. duy vật.  
  • C. Triết học 
  • D. duy tâm.
Câu 25
Mã câu hỏi: 106545

Thuộc tính vốn có, phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng là

  • A. vận động.
  • B. biến hóa.  
  • C. phát triển.  
  • D. biến đổi.
Câu 26
Mã câu hỏi: 106546

Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

  • A.

    đấu tranh giữa các mặt đối lập.  

  • B.

    kết hợp các mặt đối lập.

  • C. đối chọi giữa các mặt đối lập.  
  • D. thống nhất giữa các mặt đối lập.
Câu 27
Mã câu hỏi: 106547

Hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới là

  • A. phương tiện.  
  • B. triết lý. 
  • C. triết học.
  • D. cách thức.
Câu 28
Mã câu hỏi: 106548

Toàn bộ những quan điểm niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là

  • A. phương hướng.  
  • B. ý thức xã hội. 
  • C. phương pháp.  
  • D. thế giới quan.
Câu 29
Mã câu hỏi: 106549

Quá trình hóa hợp và phân giải các chất là hình thức vận động

  • A. cơ học. 
  • B. hóa học.     
  • C. sinh học.  
  • D. vật lí.
Câu 30
Mã câu hỏi: 106550

Theo Triết học Mác – Lê-nin, mâu thuẫn là một

  • A. hiện tượng.
  • B. phạm trù.   
  • C. phương pháp
  • D. chỉnh thể.
Câu 31
Mã câu hỏi: 106551

Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm.. mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau là

  • A.

    sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

  • B.

    mặt đối chọi của mâu thuẫn

  • C.

    mặt đối lập của mâu thuẫn. 

  • D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 32
Mã câu hỏi: 106552

Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiện và đời sống xã hội là

  • A. thúc đẩy. 
  • B. vận động. 
  • C. phát triển. 
  • D. hợp tác.
Câu 33
Mã câu hỏi: 106553

Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn được thể hiện ở trường hợp nào dưới đây?

  • A.

    Bạn H thường hay để tóc dài, Q để tóc ngang vai.

  • B.

    Bạn K thích xem bóng đá nên chán làm bài tập về nhà.

  • C.

    Chị B cãi nhau với bà K vì bà chưa trả hết nợ.

  • D. Anh G đánh ông C bị thương do tranh chấp đất đai.
Câu 34
Mã câu hỏi: 106554

Trong cuộc sống tập thể để giải quyết mâu thuẫn phải tiến hành theo biện pháp nào dưới đây?

  • A.

    Đấu tranh chống lại những tiêu cực, lạc hậu.

  • B.

    Thường biểu lộ hành vi nôn nóng, nửa vời.

  • C. Thể hiện thái độ xuê xoa cho qua mọi việc.
  • D. Có thái độ thành kiến bảo thủ, coi thường cái mới.
Câu 35
Mã câu hỏi: 106555

Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện thế giới quan duy vật?

  • A.

    Thổ công là cha, chúa nhà là con.

  • B.

    Rét tháng ba, bà già chết cóng.

  • C. Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề.
  • D. Giàu thì giờ Ngọ, khó thì giờ Mùi.
Câu 36
Mã câu hỏi: 106556

Nội dung nào dưới đây là bài học thực tiễn về phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất?

  • A.

    Đánh giá con người tránh thành kiến bảo thủ. 

  • B.

    Trong mọi công việc cần kiên trì nhẫn nại.

  • C. Tránh thái độ phủ định sạch trơn cái cũ. 
  • D. Tiến hành phê bình và tự phê bình.
Câu 37
Mã câu hỏi: 106557

Trường hợp nào dưới đây không thuộc mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

  • A.

    Cái đã biết và cái chưa biết trong nhận thức của bạn G.

  • B. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của xã hội .
  • C.

    Bạn V đang tập trung học và bạn H bị phân tán tư tưởng.

  • D. Đối kháng giai cấp và không đối kháng giai cấp trong xã hội.
Câu 38
Mã câu hỏi: 106558

Trường hợp nào dưới đây không thuộc phương pháp luận biện chứng?

  • A.

    Tim đập làm cho máu chảy trong hệ mạch.

  • B.

    Tim là lò xo, dây thần kinh là sợi cơ thể sẽ hoạt động.

  • C.

    Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất.

  • D. Thức ăn đi vào dạ dày thông qua nối với thực quản.
Câu 39
Mã câu hỏi: 106559

Nội dung nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa vận động và phát triển?

  • A.

    Vận động tồn tại song song với phát triển. 

  • B.

    Vận động bao hàm trong nó sự phát triển.

  • C. Vận động và phát triển tách rời nhau.
  • D. Phát triển bao hàm trong nó sự vận động.
Câu 40
Mã câu hỏi: 106560

Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức vận động vật lí?

  • A.

    Thức ăn để lâu bị ôi thiu. 

  • B.

    Quá trình quang hợp của cây xanh.

  • C. Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu. 
  • D. Đốt cháy đường mía thành màu đen và mùi khét.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ