Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Mạnh Trinh

15/04/2022 - Lượt xem: 35
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 32100

Người tự tin có biểu hiện ................

  • A. Đánh giá cao bản thân.
  • B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót.
  • C. Tin tưởng vào bản thân.
  • D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
Câu 2
Mã câu hỏi: 32101

Câu tục ngữ nào thể hiện sống giản dị?

  • A. Ân trả nghĩa đền.
  • B. Uống nước nhớ nguồn.
  • C. Nhất tự vi sư,bán tự vi sư.
  • D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 3
Mã câu hỏi: 32102

Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là đức tính ................

  • A. Trung thực
  • B. Tự trọng
  • C. Sống giản dị
  • D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 4
Mã câu hỏi: 32103

Trong những hành vi sau đây, em đồng ý với hành vi nào thể hiện tính trung thực?

  • A. Làm hộ bài cho bạn.
  • B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
  • C. Nhận lỗi thay cho bạn.
  • D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
Câu 5
Mã câu hỏi: 32104

Thấy bạn mở tài liệu trong giờ kiểm tra, nhưng không nói với  thầy cô là biểu hiện ..............

  • A. Tự trọng
  • B. Thiếu tự trọng
  • C. Không trung thực
  • D. Trung thực
Câu 6
Mã câu hỏi: 32105

Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất tự trọng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm
  • B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
  • C. Gọi dạ bảo vâng
  • D. Kính trên nhường dưới
Câu 7
Mã câu hỏi: 32106

Câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

  • A. Trung thực
  • B. Tự trọng
  • C. Sống giản dị
  • D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 8
Mã câu hỏi: 32107

Em không tán thành với việc làm nào dưới đây khi nói về lòng yêu thương con người?

  • A. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn.
  • B. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không nghĩ đến sự trả ơn.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện.
  • D. Tha thứ, dìu dắt những người có lỗi lầm để họ tiến bộ.
Câu 9
Mã câu hỏi: 32108

Câu tục ngữ nào nói lên phẩm chất sống giản dị?

  • A. Gọi dạ bảo vâng
  • B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
  • C. Ăn ngay nói thẳng
  • D. Kính trên nhường dưới
Câu 10
Mã câu hỏi: 32109

Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?

  • A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.
  • B. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.
  • C. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
  • D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.
Câu 11
Mã câu hỏi: 32110

Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín là ý nghĩa của .................

  • A. Tự trọng
  • B. Thiếu tự trọng
  • C. Sống giản dị
  • D. Trung thực
Câu 12
Mã câu hỏi: 32111

Người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội là người có ...................

  • A. Tính tự tin.
  • B. Tính tự trọng.
  • C. Tính tự kiêu.
  • D. Tính tự ái.
Câu 13
Mã câu hỏi: 32112

Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người?

  • A. Gió chiều nào che chiều ấy
  • B. Lời nói, gói vàng
  • C. Lá lành đùm lá rách
  • D. Ăn chắc, mặc bền
Câu 14
Mã câu hỏi: 32113

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng ..................

  • A. trắc ẩn
  • B. hối hận
  • C. tha thứ
  • D. nhân nghĩa
Câu 15
Mã câu hỏi: 32114

Hành vi nào không biểu hiện lòng yêu thương con người?

  • A. Giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • B. Chia sẻ nỗi buồn với người khác.
  • C. Đem lại niềm vui cho mọi người.
  • D. Giúp kẻ đang bị truy nã trốn thoát.
Câu 16
Mã câu hỏi: 32115

Mặc dù nghèo khó nhưng ông Thanh  vẫn cố vươn lên trong cuộc sống là biểu hiện của ................

  • A. Tự trọng
  • B. Thiếu tự trọng
  • C. Không trung thực
  • D. Trung thực
Câu 17
Mã câu hỏi: 32116

Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

  • A. Hòa đồng với người phạm lỗi lầm biết ăn năn hối cải
  • B. Biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau
  • C. Không căm thù bất kì ai (Kể cả quân giặc cướp nước và bè lũ bán nước)
  • D. Cùng chia sẻ, gánh vác khó khăn với những người xung quanh
Câu 18
Mã câu hỏi: 32117

Biểu hiện nào là không tôn sư trọng đạo?

  • A. Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô.
  • B. Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11.
  • C. Vò nát bài kiểm tra, ném vào ngăn bàn khi bị điểm kém.
  • D. Chăm học, vâng lời thầy cô.
Câu 19
Mã câu hỏi: 32118

Tôn sư trọng đạo là tôn kính và biết ơn ................

  • A. Thầy cô giáo cũ
  • B. Thầy cô đang dạy mình
  • C. Những người làm thầy cô giáo
  • D. Thầy cô giáo mới
Câu 20
Mã câu hỏi: 32119

Thái độ kiểu cách,  khách sáo là biểu hiện của ..................

  • A. Trung thực
  • B. Sống giản dị
  • C. Tự trọng
  • D. Không sống giản dị
Câu 21
Mã câu hỏi: 32120

Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây?

  • A. Thấy nhà hàng xóm bị cháy vẫn ung dung bình chân như vại

     
  • B. Đánh người chạy đi không đánh người chạy lại
  • C. Thấy người khác chết mà không cứu
  • D. Chẳng ăn được thì đạp đổ
Câu 22
Mã câu hỏi: 32121

Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?

  • A. Đổ lỗi cho người khác.
  • B. Hay chê bai người khác
  • C. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người.
  • D. Mắng nhiếc người khác, nặng lời khi không vừa ý.
Câu 23
Mã câu hỏi: 32122

Hành vi nào không biểu hiện tính tôn sư trọng đạo?

  • A. Trật tự nghe giảng bài
  • B. Ăn uống trong lúc thầy cô đang giảng bài
  • C. Thăm lại thầy cô giáo cũ
  • D. Lễ phép chào khi gặp các thầy cô
Câu 24
Mã câu hỏi: 32123

Theo em, câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người?

  • A. Ăn cây táo rào cây sung.
  • B. Qua cầu rút ván.
  • C. Thương người như thể thương thân.
  • D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
Câu 25
Mã câu hỏi: 32124

“Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

  • A. Đoàn kết, tương trợ.
  • B. Yêu thương con người.
  • C. Tôn sư trọng đạo.
  • D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 32125

Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì?

  • A. Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy.
  • B. Kệ bạn ấy.
  • C. Không quan tâm, việc ai người đó làm.
  • D. Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu.
Câu 27
Mã câu hỏi: 32126

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự...................... và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động.

  • A. khuyên bảo.
  • B. cân nhắc mình.
  • C. quyết định.
  • D. định hướng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 32127

Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng?

  • A. Tự trọng là coi trọng danh dự của mình.
  • B. Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người.
  • C.  Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân.
  • D. Tự trong là biết coi trong và giữ gìn phẩm cách của mình.
Câu 29
Mã câu hỏi: 32128

Biểu hiện nào dưới đây là tự tin?

  • A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình.
  • B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình.
  • C. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai.
  • D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc.
Câu 30
Mã câu hỏi: 32129

Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

  • A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
  • B. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
  • C. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
  • D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác.
Câu 31
Mã câu hỏi: 32130

Biểu hiện nào sau đây là trung thực?

  • A. Thẳng thắn nhận khuyết điểm.
  • B. Chào hỏi thầy, cô giáo.
  • C. Giúp bạn khi gặp khó khăn.
  • D. Tiêu xài hợp lí.
Câu 32
Mã câu hỏi: 32131

Khoan dung có nghĩa .................

  • A. Là nghiêm khắc với bản thân mình.
  • B. Cư xử với mọi người thiếu chân thành.
  • C. Là rộng lòng tha thứ với người khác.
  • D. Là dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Câu 33
Mã câu hỏi: 32132

Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ ..................

  • A. Cùng hưởng ứng.
  • B. Không quan tâm.
  • C. Can ngăn ngay.
  • D. Xúi giục các bạn khác đánh phụ.
Câu 34
Mã câu hỏi: 32133

Hành vi nào đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?

  • A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo.
  • B. Không tàm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo.
  • C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình.
  • D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ.
Câu 35
Mã câu hỏi: 32134

Theo em ý kiến nào dưới đây nói về tính giản dị?

  • A. Giản dị là sự qua loa, đại khái trong nếp sống và suy nghĩ.
  • B. Giản dị là cái đẹp chân thực, gần gũi và hòa hợp với xung quanh.
  • C. Người sống giản dị là người cổ hủ, lạc hậu, khó hòa đồng.
  • D. Không cần thiết phải sống giản dị nếu bản thân và gia đình có điều kiện về kinh tế.
Câu 36
Mã câu hỏi: 32135

Biểu hiện nói về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào.
  • B. Học tập, làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ là không cần thiết.
  • C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không cần phát huy.
  • D. Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ cho nhiều người biết.
Câu 37
Mã câu hỏi: 32136

Việc làm biểu hiện lòng khoan dung?

  • A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
  • B. Không nói khuyết điểm của bạn.
  • C. Chấp nhặt người khác.
  • D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.
Câu 38
Mã câu hỏi: 32137

Việc làm nào nói về lòng yêu thương con người?

  • A. Chỉ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt khi có người đến vận động, quyên góp.
  • B. Nhận nuôi người tàn tật để được tiếng tốt và được nhiều người tài trợ.
  • C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn để khi mình khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại.
  • D. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn.
Câu 39
Mã câu hỏi: 32138

Theo em, lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu?

  • A. Từ ơn nghĩa.
  • B. Từ động cơ vụ lợi, ích kỉ.
  • C. Từ tiền bạc, của cải vật chất.
  • D. Từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
Câu 40
Mã câu hỏi: 32139

Trong các ý kiến sau, ý kiến nào không thể hiện sự tôn sư trọng đạo?

  • A. Luôn kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
  • B. Chỉ chào hỏi, vâng lời thầy cô giáo khi ở trường.
  • C. Luôn coi thầy cô giáo là tấm gương sáng để noi theo.
  • D. Luôn ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ…

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ