Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Địa lí 10 năm 2021-2022 Trường THPT Hùng Vương

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 100904

Hãy xác định đâu là lí do khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi?

  • A. Gió mùa.
  • B. Gió Mậu dịch.
  • C. Gió đất, gió biển.
  • D. Gió Tây ôn đới.
Câu 2
Mã câu hỏi: 100905

Giải thích nguyên nhân khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn?

  • A. Gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến.
  • B. Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến.
  • C. Cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến.
  • D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp.
Câu 3
Mã câu hỏi: 100906

Cho biết trong các nhận định sau nhận định nào là chưa chính xác?

  • A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến.
  • B. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.
  • C. Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm.
  • D. Gió thường xuất phát từ các áp cao.
Câu 4
Mã câu hỏi: 100907

Cho biết hiện tượng khô hanh và rất lạnh vào đầu đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của loại gió nào?

  • A. Gió mùa Đông Nam.
  • B. Tín Phong Bắc bán cầu.
  • C. Gió mùa Tây Nam.
  • D. Gió mùa Đông Bắc.
Câu 5
Mã câu hỏi: 100908

Cho biết các vùng trên bền mặt Trái Đất có sắp xếp theo lượng mưa tăng dần là?

  • A. vùng cực, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng Xích đạo.
  • B. vùng cực, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng Xích đạo.
  • C. vùng ôn đới, vùng Xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.
  • D. vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực, vùng Xích đạo.
Câu 6
Mã câu hỏi: 100909

Cho biết vì sao xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất?

  • A. Là khu áp thấp nhiệt lực, không khí liên tục bốc lên cao hình thành mây gây mưa.
  • B. Tỉ lệ diện tích đại dương so với diện tích lục địa lớn.
  • C. Là nơi thường xuyên chịu tác động của frông, có nhiều dòng biển nóng.
  • D. Là nơi có diện tích rừng, mặt biển và sông, hồ lớn nhất thế giới.
Câu 7
Mã câu hỏi: 100910

Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn, nhưng đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm theo dẫn đến điều gì?

  • A. lượng mưa trong năm lại ít.
  • B.  lượng mưa trong năm tăng mạnh.
  • C. có nhiệt độ thấp, khí áp cao và ít mưa.
  • D. không có hiện tượng mưa nữa.
Câu 8
Mã câu hỏi: 100911

Cho biết vì sao các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến?

  • A. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn.
  • B. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
  • C. Đây là khu vực thống trị của các khu khí áp cao.
  • D. Có lớp phủ thực vật thưa thớt.
Câu 9
Mã câu hỏi: 100912

Đâu là phát biểu đúng nhất về các Frông khí hậu?

  • A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa.
  • B. Khi xuất hiện frông, không khí lạnh bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa.
  • C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh.
  • D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ không có sự nhiễu động nào.
Câu 10
Mã câu hỏi: 100913

Hãy cho biết gió Tây ôn đới và gió mùa sẽ gây ảnh hưởng nào dưới đây cho vùng chúng thổi đến?

  • A. Gây ra hiện tượng phơn.
  • B. Gây nên khô hạn, nền nhiệt cao.
  • C. Gây mưa lớn, nhiều.
  • D. Gây tình trạng nồm, khô.
Câu 11
Mã câu hỏi: 100914

Đâu là giải thích đúng cho phát biểu càng lên cao nhiệt độ càng giảm?

  • A. Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh.
  • B. Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ Mặt trời càng giảm.
  • C. Càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.
  • D. Càng lên cao gió thổi càng mạnh lên càng lạnh.
Câu 12
Mã câu hỏi: 100915

Hãy giải thích vì sao trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt?

  • A. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
  • B. Bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.
  • C. Diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
  • D. Tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.
Câu 13
Mã câu hỏi: 100916

Cho thông tin: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, theo nhận định gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?

  • A. tiếp tục gây mưa lớn và kéo dài.
  • B. hiệu ứng phơn khô nóng.
  • C. thời tiết lạnh, khô.
  • D. thời tiết mát mẻ, ôn hòa.
Câu 14
Mã câu hỏi: 100917

Hãy cho biết đâu là nguyên nhân chính hình thành gió mùa?

  • A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
  • B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
  • C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
  • D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo Mùa.
Câu 15
Mã câu hỏi: 100918

Hãy xác định khu vực thống trị của các khu khí áp cao ở vùng cận chí tuyến thường là nơi nào?

  • A. các hoang mạc lớn trên thế giới.
  • B. tập trung nhiều núi lửa, động đất.
  • C. nhiều thiên tai thiên nhiên.
  • D. lớp phủ thực vật rất phát triển.
Câu 16
Mã câu hỏi: 100919

Hãy xác định đâu là các khu vực có lượng mưa dưới 200 mm?

  • A. Tây Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
  • B. Tây Á, Trung Á, Bắc Phi.
  • C. Tây Á, Bắc Mĩ, Nam Phi.
  • D. Trung Á, Bắc Mĩ, Nam Phi.
Câu 17
Mã câu hỏi: 100920

Cho biết khu vực nào dưới đây là nơi có lượng mưa trên 2000 mm?

  • A. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc - đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.
  • B. Quần đảo In-đô-nê-xi-a, Bắc Phi, Nam Mĩ.
  • C. Bắc Phi, quần đảo In- đô-nê-xi-a và Tây Á.
  • D. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, tây bắc Nam Mĩ, Trung Á.
Câu 18
Mã câu hỏi: 100921

Đâu là nguyên nhân khiến khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít?

  • A. Gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô.
  • B. Gió Mậu dịch không thổi qua đại dương.
  • C. Gió Mậu dịch thổi yếu.
  • D. Gió Mậu dịch là gió ẩm, khô.
Câu 19
Mã câu hỏi: 100922

Xác định mức lượng mưa trung bình của các khu vực Tây Á, Trung Á, Bắc Phi?

  • A. từ 201 – 500 mm.
  • B. dưới 200 mm.
  • C. từ 501 – 1000 mm.
  • D. trên 2000 mm.
Câu 20
Mã câu hỏi: 100923

Cho các khu vực như quần đảo In-đô-nê-xi-a, vùng bắc - đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ,… có lượng mưa trung bình như thế nào?

  • A. Từ 201 – 500 mm.
  • B. Từ 1001 – 2000 mm.
  • C. Từ 501 – 1000 mm.
  • D. Trên 2000 mm.
Câu 21
Mã câu hỏi: 100924

Cho biết đặc điểm của hướng gió mùa khu vực Đông Nam Á là?

  • A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.
  • B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.
  • C. mùa hạ hướng tây nam. Mùa đông hướng đông nam.
  • D. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông bắc), mùa đông hướng đông bắc (hoặc tây nam).
Câu 22
Mã câu hỏi: 100925

Cho biết nhân tố nào có ảnh hưởng đến vai trò điều hòa chế độ nước sông?

  • A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm.
  • B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm.
  • C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật.
  • D. Thực vật, hồ, đầm và dòng biển. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 100926

Xác định nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất?

  • A. Năng lượng gió.
  • B. Năng lượng thuỷ triều.
  • C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. Năng lượng địa nhiệt.
Câu 24
Mã câu hỏi: 100927

Có bao nhiêu ý đúng: Đâu là nguyên nhân giải thích cho việc mực nước các hồ đang cạn dần?

1. Nước bốc hơi nhiều do khí hậu khô.

2. Cung cấp nước cho sông và bị sông hút dần nước do quá trình đào lòng.

3. Phù sa sông dần lấp đầy.

4. Nước cung cấp cho hồ ngày càng ít.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 25
Mã câu hỏi: 100928

Cho biết năng lượng Mặt Trời là nguồn cùng cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn?

  • A. Vòng tuần hoàn của nước.
  • B. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
  • C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.
  • D. Vòng tuần hoàn địa chất.
Câu 26
Mã câu hỏi: 100929

Cho biết ở nước ta, nhân tố tự nhiên nào có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông?

  • A. Chế độ mưa.
  • B. Địa hình.
  • C. Thực vật.
  • D. Hồ, đầm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 100930

Giải thích vì sao độ muối ở đại dương lớn nhất ở khu vực chí tuyến?

  • A. Có nhiệt độ cao.
  • B. Có khí hậu khô nóng nên lượng nước bốc hơi mạnh.
  • C. Mưa ít.
  • D. Nhận được lượng bức xạ nhỏ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 100931

Cho biết mực nước ngầm không phụ thuộc vào các yếu tố nào?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít.
  • B. Địa hình và cấu tạo của đất, đá.
  • C. Lớp phủ thực vật.
  • D. Tác động của con người.
Câu 29
Mã câu hỏi: 100932

Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới đặc điểm nào của đất?

  • A. Độ tơi xốp của đất.
  • B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.
  • C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
  • D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.
Câu 30
Mã câu hỏi: 100933

Hãy cho biết quá trình hình thành đất nào đặc trưng ở Đông Nam Á?

  • A. Quá trình hình thành đất mùn thô.
  • B. Quá trình glay hóa đất, đất bạc màu.
  • C. Quá trình hình thành đất phù sa.
  • D. Quá trình hình thành đất feralit.
Câu 31
Mã câu hỏi: 100934

Xác định các địa quyển nào có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển?

  • A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
  • B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
  • C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.
  • D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
Câu 32
Mã câu hỏi: 100935

Tác động đầu tiên nào của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất?

  • A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
  • B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
  • C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
  • D. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
Câu 33
Mã câu hỏi: 100936

Cho biết quyển nào không phải địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển?

  • A. Khí quyển.
  • B. Thạch quyển.
  • C. Sinh quyển.
  • D. Thủy quyển.
Câu 34
Mã câu hỏi: 100937

Hãy cho biết mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít.
  • B. Địa hình và bề mặt các dạng địa hình.
  • C. Các hoạt động của con người.
  • D. Vị trí trên mặt đất và bề mặt địa hình.
Câu 35
Mã câu hỏi: 100938

So với đồng bằng thì đất ở miền núi có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.
  • B. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.
  • D. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 100939

Đâu là vai trò của vi sinh trong quá trình hình thành đất?

  • A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
  • B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
  • C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.
  • D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.
Câu 37
Mã câu hỏi: 100940

Cho biết đâu là biểu hiện của khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất?

  • A. Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất.
  • B. Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu nhiệt đới.
  • C. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
  • D. Ở vùng núi, đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi.
Câu 38
Mã câu hỏi: 100941

Hãy cho biết trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần và hình thành dạng địa hình gì?

  • A. Sa mạc.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Đầm lầy.
  • D. Rừng cây.
Câu 39
Mã câu hỏi: 100942

Cho biết hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.
  • B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.
  • C.  Xây dựng hệ thống thủy lợi.
  • D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Câu 40
Mã câu hỏi: 100943

Hiện tượng nào sẽ xảy ra ở khu vực vùng núi cao có nhiệt độ thấp?

  • A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.
  • B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.
  • C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.
  • D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ