Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Du

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 186260

Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào

  • A. bằng chứng sinh học phân tử
  • B. cơ quan tương đồng
  • C. bằng chứng phôi sinh học
  • D. cơ quan tương tự
Câu 2
Mã câu hỏi: 186261

Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự

  • A. Cách li sinh sản
  • B. Cách li di truyền
  • C. Cách li sau hợp tử
  • D. Cách li thời gian
Câu 3
Mã câu hỏi: 186262

Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là gì?

  • A. du nhập gen
  • B. chọn lọc tự nhiên
  • C. giao phối ngẫu nhiên
  • D. đột biến
Câu 4
Mã câu hỏi: 186263

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

  • A. Kích thước quần thể
  • B. Đa dạng về thành phần loài
  • C. Sự phân bố cá thể
  • D. Mật độ cá thể
Câu 5
Mã câu hỏi: 186264

Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò gì?

  • A. Tạo ra các alen mới
  • B. Phát tán đột biến trong quần thể
  • C. Định hướng quá trình tiến hóa
  • D. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể
Câu 6
Mã câu hỏi: 186265

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

  • A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau
  • B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật
  • C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn
  • D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau
Câu 7
Mã câu hỏi: 186266

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

II. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài.

III. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

IV. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

V. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với alen trội.

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3
Câu 8
Mã câu hỏi: 186267

Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là:

  • A. Phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người
  • B. Phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát
  • C.  Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú
  • D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật
Câu 9
Mã câu hỏi: 186268

Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là gì?

  • A. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể
  • B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể
  • C. Số lượng cá thể có trong quần thể
  • D. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích
Câu 10
Mã câu hỏi: 186269

Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

  • A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau
  • B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
  • C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm
  • D. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Câu 11
Mã câu hỏi: 186270

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới
  • B. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới
  • C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật
  • D. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới
Câu 12
Mã câu hỏi: 186271

Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

  • A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành lên loài mới
  • B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoại trung gian chuyển tiếp
  • C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
  • D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li
Câu 13
Mã câu hỏi: 186272

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:

  • A. ổ sinh thái
  • B. giới hạn sinh thái
  • C. môi trường
  • D. sinh cảnh
Câu 14
Mã câu hỏi: 186273

Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là:

1. Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.

2. Đều sử dụng hơn 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin.

3. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các axit amin và trình tự các nuclêôtit càng giống nhau.

4. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào.

Phương án đúng là:

  • A. 1, 2, 3
  • B. 2, 3, 4
  • C. 1, 2 ,4
  • D. 1 , 3 ,4
Câu 15
Mã câu hỏi: 186274

Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình như thế nào?

  • A. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi
  • B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
  • C. hình thành loài mới
  • D. làm thay đổi tần số alen của loài
Câu 16
Mã câu hỏi: 186275

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

Thế hệ F5

AA

0,64

0,64

0,2

0,16

0,16

Aa

0,32

0,32

0,4

0,48

0,48

Aa

0,04

0,04

0,4

0,36

0,36

Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:

  • A. giao phối không ngẫu nhiên
  • B. đột biến
  • C.

    các yếu tố ngẫu nhiên

  • D. giao phối ngẫu nhiên
Câu 17
Mã câu hỏi: 186276

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa?

  • A. Giao phối tạo alen mới trong quần thể
  • B. Giao phối trung hòa tính có hại của đột biến
  • C. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa
  • D. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể
Câu 18
Mã câu hỏi: 186277

Khi nói về vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến
  • B. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên
  • C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể
  • D. Giao phối tạo nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường
Câu 19
Mã câu hỏi: 186278

Nhân tố tiến hóa có tính chất qui định chiều hướng tiến hóa là gì?

  • A. đột biến
  • B. giao phối không ngẫu nhiên
  • C. chọn lọc tự nhiên
  • D. di - nhập gen
Câu 20
Mã câu hỏi: 186279

Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố như thế nào?

  • A. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
  • B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định
  • C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể
  • D. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
Câu 21
Mã câu hỏi: 186280

Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò gì?

  • A. Làm phân hóa vốn gen của các quần thể
  • B. Duy trì sự toàn vẹn của loài
  • C. Sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi
  • D. Tạo ra kiểu gen thích nghi
Câu 22
Mã câu hỏi: 186281

Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải

  • A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội
  • B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội
  • C. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn
  • D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội
Câu 23
Mã câu hỏi: 186282

Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là gì?

  • A. mật độ của quần thể
  • B. kích thước tối đa của quần thể
  • C. kích thước tối thiểu của quần thể
  • D. kích thước trung bình của quần thể
Câu 24
Mã câu hỏi: 186283

Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

  • A. Tập hợp cây cỏ trên mọi đồng cỏ
  • B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt
  • C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi Phú Thọ
  • D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây
Câu 25
Mã câu hỏi: 186284

Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì?

  • A. ADN và prôtêin
  • B. Axit nuclêic và prôtêin
  • C. ARN và prôtêin
  • D. ADN và ARN
Câu 26
Mã câu hỏi: 186285

Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là gì?

  • A. Cổ sinh vật học
  • B. Sinh vật
  • C. Sinh vật nguyên thủy
  • D. Hoá thạch
Câu 27
Mã câu hỏi: 186286

Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
  • B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
  • C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể
  • D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
Câu 28
Mã câu hỏi: 186287

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa
  • B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi
  • C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới
  • D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản
Câu 29
Mã câu hỏi: 186288

Vì sao ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học?

  • A. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp
  • B. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại
  • C. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay
  • D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ
Câu 30
Mã câu hỏi: 186289

Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mới quan hệ: 

  • A. Cạnh tranh cùng loài 
  • B. Hỗ trợ cùng loài 
  • C. Cộng sinh
  • D. Hỗ trợ khác loài
Câu 31
Mã câu hỏi: 186290

Điều nào sau đây không đúng với quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ? 

  • A. Kích thước quần thể nhỏ
  • B. Khả năng thích nghi cao phục hồi quần thể một cách nhanh chóng
  • C. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh
  • D. Tuổi thọ thấp, tập tính chăm sóc con non kém
Câu 32
Mã câu hỏi: 186291

Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây:

   1. Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.

   2. Các cá thể chim này phải cùng một loài.

   3. Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.

   4. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ.

Số điều kiện cần là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 33
Mã câu hỏi: 186292

Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện nào?

  • A. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra
  • B. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể
  • C. Khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể
  • D. Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể
Câu 34
Mã câu hỏi: 186293

Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác?

  • A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, và giá trị này là khác nhau giữa các loài
  • B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút
  • C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
  • D. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
Câu 35
Mã câu hỏi: 186294

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?

   1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.

   2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.

   3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.

   4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật. 

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (3), (4) 
  • C. (2), (3), (4)
  • D. (1), (2), (3), (4)
Câu 36
Mã câu hỏi: 186295

Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái là:

   1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

   2. Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp.

   3. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật.

   4. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.

   5. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác.

   6. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.

Số phát biểu đúng là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 37
Mã câu hỏi: 186296

Nêu khái niệm về giới hạn sinh thái?

  • A. Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian
  • B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian
  • C. Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian
  • D. Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian
Câu 38
Mã câu hỏi: 186297

Cho các nhận xét sau:

1. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.

2. Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N2 nhiều O2 và các hợp chất chứa Cacbon.

3. Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.

4. Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.

5. Các hạt Côaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

6. Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Côaxecva.

7. Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.

8. Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.

Có bao nhiêu nhận xét sai?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7
Câu 39
Mã câu hỏi: 186298

Phát biểu nào sau đây không đúng vê ADN?

  • A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục
  • B. ADN có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc ADN luôn luôn duy trì được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ
  • C. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu
  • D. Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức
Câu 40
Mã câu hỏi: 186299

Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?

(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.

(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.

(3) Dáng đứng thẳng.

(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.

(5) Có lồi cằm.

(6) Chi năm ngón. 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ