Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Du

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 97902

Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

  • A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.
  • B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.
  • C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
  • D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Câu 2
Mã câu hỏi: 97903

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây?

  • A. Pha cân bằng và pha lũy thừa
  • B. Pha tiềm phát và pha suy vong
  • C. Pha tiềm phát và pha cân bằng
  • D. Pha cân bằng và pha suy vong
Câu 3
Mã câu hỏi: 97904

Vi khuẩn Lăctic trong điều kiện pH = 3,5 thì thời gian thế hệ là 30 phút còn trong điều kiện pH = 4,5 thì thời gian thế hệ là 20 phút. Một quần thể ban đầu có 105 tế bào được nuôi cấy liên tục trong 3 giờ, 1/3 thời gian nuôi cấy trong điều kiện pH = 3,5; sau đó chuyển sang môi trường có pH = 4,5. Nếu quần thể luôn giữ ở pha luỹ thừa thì sau 3 giờ số lượng cá thể vi khuẩn Lăctic là bao nhiêu?

  • A. 64.105.
  • B. 256.105.
  • C. 512.105.
  • D. 288.105.
Câu 4
Mã câu hỏi: 97905

Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào?

  • A. Đầu pha cân bằng
  • B. Cuối pha lũy thừa
  • C. Cuối pha cân bằng
  • D. Đầu pha suy vong
Câu 5
Mã câu hỏi: 97906

Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng hình thức nao dưới đây?

  • A. phân đôi.
  • B. nảy chồi.
  • C. tạo thành bào tử.
  • D. phân mảnh.
Câu 6
Mã câu hỏi: 97907

Mêzôxôm - điểm tựa trong phân đôi của vi khuẩn - có nguồn gốc từ bộ phận nào?

  • A. Vùng nhân
  • B. Thành tế bào
  • C. Tế bào chất
  • D. Màng sinh chất
Câu 7
Mã câu hỏi: 97908

Sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng ngoại bào tử?

  • A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía
  • B. Xạ khuẩn
  • C. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
  • D. Nấm men rượu
Câu 8
Mã câu hỏi: 97909

Xạ khuẩn sinh sản vô tính bằng lọai bào tử nào sau đây?

  • A. bào tử đảm.
  • B. bào tử túi.
  • C. bào tử đốt.
  • D. ngoại bào tử.
Câu 9
Mã câu hỏi: 97910

Nhóm nào dưới đây gồm hai vi sinh vật có cùng hình thức sinh sản vô tính?

  • A. Tảo lục và nấm men rượu rum
  • B. Nấm men rượu và trùng giày
  • C. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía và xạ khuẩn
  • D. Tảo mắt và nấm Mucor
Câu 10
Mã câu hỏi: 97911

Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào?

  • A. Kitin
  • B. Peptiđôglican
  • C. Canxiđipicôlinat
  • D. Axit glutamic
Câu 11
Mã câu hỏi: 97912

Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật?

  • A. Bào tử túi
  • B. Bào tử đốt
  • C. Ngoại bào tử
  • D. Nội bào tử
Câu 12
Mã câu hỏi: 97913

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là gì?

  • A. Ánh sáng
  • B. Ánh sáng và chất hữu cơ
  • C. Chất hữu cơ
  • D. Khí CO2
Câu 13
Mã câu hỏi: 97914

Cho biết nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tảo lục đơn bào là gì?

  • A. Khí CO2
  • B. Chất hữu cơ
  • C. Ánh sáng
  • D. Ánh sáng và chất hữu cơ
Câu 14
Mã câu hỏi: 97915

Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là:

  • A. quang dị dưỡng
  • B. hóa dị dưỡng
  • C. quang tự dưỡng
  • D. hóa tự dưỡng
Câu 15
Mã câu hỏi: 97916

Trong các vi sinh vật “vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào”, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là:

  • A. Nấm
  • B. Tảo lục đơn bào
  • C. Vi khuẩn lam
  • D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Câu 16
Mã câu hỏi: 97917

Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?

  • A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng
  • B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
  • C. Vi sinh vật quang tự dưỡng
  • D. Vi sinh vật hóa dưỡng
Câu 17
Mã câu hỏi: 97918

Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là:

  • A. quang tự dưỡng
  • B. quang dị dưỡng
  • C. hóa dị dưỡng
  • D. hóa tự dưỡng
Câu 18
Mã câu hỏi: 97919

Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí trong điều kiện nào?

  • A. Có oxi phân tử
  • B. Có oxi nguyên tử
  • C. Không có oxi phân tử
  • D. Có khí CO2
Câu 19
Mã câu hỏi: 97920

Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp kị khí trong điều kiện nào dưới đây?

  • A. Có oxi phân tử
  • B. Có oxi nguyên tử
  • C. Không có oxi phân tử
  • D. Có khí CO2
Câu 20
Mã câu hỏi: 97921

Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?

  • A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử
  • B. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử
  • C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là oxi
  • D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat
Câu 21
Mã câu hỏi: 97922

Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phân giải 1 phân tử đường glucozo?

  • A. Sản phẩm cuối cùng là khí O2 và H2O
  • B. Tế bào vi khuẩn tích lũy được 36 ATP
  • C. Tế bào vi khuẩn tích lũy được 38 ATP, chiếm 40% năng lượng của phân tử glucozo
  • D. Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và 36 ATP
Câu 22
Mã câu hỏi: 97923

Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?

  • A. Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí
  • B. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí
  • C. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ
  • D. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là NO3
Câu 23
Mã câu hỏi: 97924

Chất nhận electron cuối cùng của quá trình lên men là gì?

  • A. Oxi phân tử
  • B. Một chất vô cơ không phải là oxi phân tử
  • C. Một chất hữu cơ
  • D. NO3- và SO42-
Câu 24
Mã câu hỏi: 97925

Các axit amin nối với nhau bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử protein?

  • A. Liên kết peptit
  • B. Liên kết dieste
  • C. Liên kết hidro
  • D. Liên kết cộng hóa trị
Câu 25
Mã câu hỏi: 97926

Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?

  • A. Glixerol và axit amin
  • B. Glixerol và axit béo
  • C. Glixerol và axit nucleic
  • D. Axit amin và glucozo
Câu 26
Mã câu hỏi: 97927

Có 05 tế bào mầm nguyên phân 06 lần liên tiếp hình thành nên tinh nguyên bào sau đó tiến hành giảm phân để tạo tinh trùng. Sau đó toàn bộ số tinh trùng được tạo đều tham gia thụ tinh. Số tinh trùng được tạo ra là: 

  • A. 1208
  • B. 1280
  • C. 1028
  • D. 1082
Câu 27
Mã câu hỏi: 97928

Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện quá trình giảm phân.

Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân l còn tế bào 2 đang ở kì giữa của quá trình giảm phân II
  • B. Nếu 2 cromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội
  • C. Sau khi kết thúc toàn bộ quá trình phân bào bình thường, hàm lượng ADN trong mỗi tế bào con sinh ra từ tế bào 1 và tế bào 2 bằng nhau
  • D. Kết thúc quá trình giảm phân bình thường, tế bào 1 sẽ hình thành nên 4 loại giao tử có kiểu gen là: AB, Ab, aB, ab
Câu 28
Mã câu hỏi: 97929

Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?

  • A. AAA, AO, aa
  • B. Aaa, AO, AA
  • C. AAA, AO, Aa
  • D. AAa, aO, AA
Câu 29
Mã câu hỏi: 97930

Cho các nhận định về thực hành quan sát đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời:

1. Công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi quan sát mẫu vật.

2. Khi quan sát đột biến số lượng NST, người ta qua sát dưới vật kính 10x để quan sát sơ bộ sau đó mới chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x.

3. Hóa chất oocxerin axetic là chất giúp nhuộm màu NST.

4. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định các tế bào,sau đó dùng bội giác nhỏ.

Có bao nhiêu nhận định đúng? 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 30
Mã câu hỏi: 97931

Cônsixin là hóa chất gây đột biến không tác động vào giai đoạn nào sau đây của quá trình phân bào?

1. Kì sau, khi các NST trong cặp tương đồng phân ly về hai cực của tế bào và bắt đầu giãn xoắn.

2. Kì giữa, khi các NST liên kết với các thoi vô sắc và di chuyển về mặt phẳng phân chia tế bào.

3. Kì đầu, khi màng nhân tan rã, NST bắt đầu co xoắn và các thoi vô sắc được hình thành.

4. Kì cuối, khi thoi vô sắc tan rã, màng nhân mới hình thành và tế bào mẹ phân chia thành các tế bào con.

  • A. 1, 2, 3
  • B. 2, 3, 4
  • C. 1, 2, 4
  • D. 1, 3, 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 97932

Ở người trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm phân I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra?

  • A. Hội chứng Đao
  • B. Hội chứng Tớc nơ
  • C. Hội chứng XXX
  • D. Hội chứng Clainơphentơ
Câu 32
Mã câu hỏi: 97933

Ở ruồi giấm (2n=8). Một tế bào sinh tinh thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Một số nhận xét đưa ra như sau:

1. Ở kì đầu của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.

2. Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.

3. Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.

4. Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con chứa 8 nhiễm sắc thể đơn.

5. Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có 8 cromatit.

6. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có 8 cromatit.

7. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 4 tâm động.

Những nhận xét đúng:

  • A. 1, 3, 4
  • B. 1, 2, 5
  • C.  3, 4, 7
  • D. 2, 4, 6
Câu 33
Mã câu hỏi: 97934

Những hoạt động chủ yếu nào của nhiễm sắc thể tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh sản hữu tính?

1. Phân ly của các cromatit chị em tại kỳ sau giảm phân II.

2. Phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ sau giảm phân Ï.

3. Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu giảm phân I.

4. Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm phân I.

  • A. 1 và 2
  • B. 2 và 32 và 32 và 3
  • C. 3 và 4
  • D. 2 và 4
Câu 34
Mã câu hỏi: 97935

Hình bên mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau. Dưới đây là các kết luận rút ra từ hình bên:

1. Bộ NST của loài 2n = 4

2. Hình trên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II

3. Hình trên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau nguyên phân

4. Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu protein động cơ vi ống bị ức chế

5. Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 35
Mã câu hỏi: 97936

Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: \(\frac{{AB}}{{ab}}dd\); tế bào thứ hai: \(\frac{{AB}}{{aB}}Dd\), Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế

  • A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra
  • B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại
  • C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra
  • D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra
Câu 36
Mã câu hỏi: 97937

Sinh trưởng của vi sinh vật là gì?

  • A. Sự tăng số lượng tế bào và kích thước của quần thể.
  • B. Sự tăng số lượng và kích thước tế bào.
  • C. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào.
  • D. Sự tăng số lượng và khối lượng tế bào.
Câu 37
Mã câu hỏi: 97938

Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh là nhờ vào yếu tố nào?

  • A. Kích thước nhỏ.
  • B. Phân bố rộng.
  • C. Chúng có thể sử dụng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.
  • D. Tổng hợp các chất nhanh.
Câu 38
Mã câu hỏi: 97939

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của phương pháp nuôi cấy vi sinh vật không liên lục?

  • A. Điều kiện môi trường được duy trì ổn định.
  • B. Pha lũy thừa thường chỉ được vài thế hệ.
  • C. Không đưa thêm chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy.
  • D. Không rút bỏ các chất thải và sinh khối dư thừa.
Câu 39
Mã câu hỏi: 97940

Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1- Trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha: Tiềm phát → Luỹ thừa → Cân bằng → Suy vong.

2- Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: Luỹ thừa → Cân bằng.

3- Trong nuôi cấy liên tục quần thể VSV sinh trưởng liên tục, mật độ VSV tương đối ổn định.

4- Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh ở pha cân bằng.

5- Mục đích của 2 phương pháp nuôi cấy là để nghiên cứu và sản xuất sinh khối.

Phương án trả lời:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 40
Mã câu hỏi: 97941

Trật tự đúng của quá trình ST của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục là:

  • A. Pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.
  • B. Pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.
  • C. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng.
  • D. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ