Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Hoa Lư

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 49099

Phong trào Cần Vương được chia thành mấy giai đoạn?

  • A. Một
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Hai
Câu 2
Mã câu hỏi: 49100

"Hai lần bị giặc bắt, được thả, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ". Ông là ai?

  • A. Phan Văn Trị.
  • B. Hồ Huân Nghiệp.
  • C. Nguyễn Hữu Huân.
  • D. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3
Mã câu hỏi: 49101

Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

  • A. Tích cực xây dựng Đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.
  • B. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.
  • C. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.
  • D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.
Câu 4
Mã câu hỏi: 49102

Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

  • A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương cả nước.
  • B. Toàn thể quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
  • C. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
  • D. Toàn bộ quan lại trong triều đình.
Câu 5
Mã câu hỏi: 49103

Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?

  • A. Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
  • B. Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong.
  • C. Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng.
  • D. Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt.
Câu 6
Mã câu hỏi: 49104

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

  • A. Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân.
  • B. Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù.
  • C. Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài.
  • D. Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình.
Câu 7
Mã câu hỏi: 49105

Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi .......

  • A. đánh chiếm kinh thành Huế.
  • B. Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
  • C. chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
  • D. đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 49106

Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?

  • A. Gác-ni-ê.
  • B. Rơ-ve.
  • C. Bô-la-éc.
  • D. Ri-vi-e.
Câu 9
Mã câu hỏi: 49107

Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?

  • A. Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội).
  • B. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội.
  • C. Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).
  • D. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội).
Câu 10
Mã câu hỏi: 49108

Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

  • A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.
  • B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.
  • C. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.
  • D. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.
Câu 11
Mã câu hỏi: 49109

Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

  • A. Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để rút quân.
  • B. Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam.
  • C. Loại bỏ được ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh đối với Việt Nam.
  • D. Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam.
Câu 12
Mã câu hỏi: 49110

Đâu không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867 - 1873?

  • A. Hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia và Lào.
  • B. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.
  • C. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
  • D. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
Câu 13
Mã câu hỏi: 49111

Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?

  • A. Nguồn than đá dồi dào.
  • B. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì.
  • C. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ.
  • D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 14
Mã câu hỏi: 49112

Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?

  • A. Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công.
  • B. Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.
  • C. Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng.
  • D. Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
Câu 15
Mã câu hỏi: 49113

Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

  • A. Bổ sung lực lượng quân sự.
  • B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.
  • C. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).
  • D. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh.
Câu 16
Mã câu hỏi: 49114

Đâu không phải cơ hội phản công thực dân Pháp mà triều đình Huế đã bỏ qua trong những năm cuối thế kỉ XIX?

  • A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873).
  • B. Mặt trận Đà Nẵng (1858).
  • C. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859).
  • D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1874).
Câu 17
Mã câu hỏi: 49115

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

  • A. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
  • B. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
  • C. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
  • D. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Câu 18
Mã câu hỏi: 49116

Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?

  • A. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
  • B. Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
  • C. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
  • D. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.
Câu 19
Mã câu hỏi: 49117

Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?

  • A. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
  • B. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
  • C. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam.
  • D. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh.
Câu 20
Mã câu hỏi: 49118

Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?

  • A. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.
  • B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
  • C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.
  • D. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 49119

Văn bản đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là Hiệp ước nào?

  • A. Nhâm Tuất (1862).
  • B. Giáp Tuất (1874).
  • C. Pa-tơ-nốt (1884).
  • D. Hác-măng (1883).
Câu 22
Mã câu hỏi: 49120

Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?

  • A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua.
  • B. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi.
  • C. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
  • D. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 49121

Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế, thiết lập bản Hiệp ước 1874 vì lí do gì?

  • A. chúng thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
  • B. chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
  • C. chúng bị đánh bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
  • D. chúng thất bại ở Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 24
Mã câu hỏi: 49122

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước ........... 

  • A. đứng trên lập trường phong kiến.
  • B. theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
  • C. theo khuynh hướng vô sản.
  • D. của các tầng lớp nông dân.
Câu 25
Mã câu hỏi: 49123

Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?

  • A. Phương thức tác chiến.
  • B. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng.
  • C. Vấn đề đoàn kết quốc tế.
  • D. Vai trò của giai cấp lãnh đạo.
Câu 26
Mã câu hỏi: 49124

Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương?

  • A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
  • B. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
  • C. Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
  • D. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
Câu 27
Mã câu hỏi: 49125

Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng (1883)?

  • A. Bắc Kì
  • B. Trung Kì
  • C. Nam Kì
  • D. Thuận Quảng
Câu 28
Mã câu hỏi: 49126

Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

  • A. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa.
  • B. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp.
  • C. Độc chiếm con đường sông Hồng.
  • D. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì.
Câu 29
Mã câu hỏi: 49127

Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896) đã chứng tỏ điều gì?

  • A. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
  • B. văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh.
  • C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
  • D. chế độ phong kiến đã lỗi thời, không đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc.
Câu 30
Mã câu hỏi: 49128

Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

  • A. Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại.
  • B. Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh.
  • C. Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc.
  • D. Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm.
Câu 31
Mã câu hỏi: 49129

Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

  • A. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất.
  • B. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất.
  • C. Lãnh đạo tiên tiến nhất.
  • D. Thời gian diễn ra dài nhất.
Câu 32
Mã câu hỏi: 49130

Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

  • A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
  • B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
  • C. Pháp được tăng viện binh.
  • D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
Câu 33
Mã câu hỏi: 49131

Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

  • A. Cho quân tiếp viện.
  • B. Cầu cứu nhà Thanh.
  • C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
  • D. Thương thuyết với Pháp.
Câu 34
Mã câu hỏi: 49132

Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?

  • A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
  • B. Cải cách duy tân đất nước.
  • C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
  • D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
Câu 35
Mã câu hỏi: 49133

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

  • A. Cải cách kinh tế, xã hội
  • B. Cải cách duy tân
  • C. Chính sách ngoại giao mở cửa
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 36
Mã câu hỏi: 49134

Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?

  • A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn.
  • B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
  • C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
  • D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
Câu 37
Mã câu hỏi: 49135

Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

  • A. Giúp vua cứu nước.
  • B. Bảo vệ cuộc sống.
  • C. Giành lại độc lập.
  • D. Cứu nước, cứu nhà.
Câu 38
Mã câu hỏi: 49136

Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
  • B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
  • C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
  • D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Câu 39
Mã câu hỏi: 49137

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

  • A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
  • B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
  • C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
  • D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 40
Mã câu hỏi: 49138

Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (năm 1882)?

  • A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
  • B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
  • C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp
  • D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ