Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Tần

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 30714

Một trong những nguyên nhân khiến nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống là gì?

  • A. Chính sách đóng cửa của nhà Tống.
  • B. Nhà Tống đang xâm lược nước ta.
  • C. Sản xuất đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dân.
  • D. Không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài.
Câu 2
Mã câu hỏi: 30715

Ý nào lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

  • A. Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.
  • B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).
  • C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.
  • D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.
Câu 3
Mã câu hỏi: 30716

Từ thế kỉ XVI đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông ..........

  • A. phát triển thịnh đạt.
  • B. bước đầu hình thành.
  • C. sụp đổ hoàn toàn.
  • D. khủng hoảng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 30717

Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là gì?

  • A. Đều do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
  • B. Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông.
  • C. Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch.
  • D. Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào.
Câu 5
Mã câu hỏi: 30718

So với bộ máy nhà nước của thời Ngô, bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác?

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
  • B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài hơn bộ máy nhà nước thời Ngô.
  • C. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan hơn.
  • D. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ và quy củ hơn.
Câu 6
Mã câu hỏi: 30719

Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

  • A. Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV.
  • B. Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.
  • C. Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
  • D. Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII.
Câu 7
Mã câu hỏi: 30720

Nhà Lý đã có chính sách gì để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?

  • A. Cấm giết hại trâu, bò.
  • B. Vua Lý cày Tịch Điền.
  • C. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
  • D. Phân chia ruộng đất cho nông dân
Câu 8
Mã câu hỏi: 30721

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống không xuất phát từ lí do nào sau đây?

  • A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
  • B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh.
  • C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.
  • D. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.
Câu 9
Mã câu hỏi: 30722

Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?

  • A. Ph. Ma-gien-lan.
  • B. Va-xco đơ Ga-ma.
  • C. Cô-lôm-bô.
  • D.  Đi-a-xơ.
Câu 10
Mã câu hỏi: 30723

Nhà Đường đã thi hành chính sách giáo dục tiến bộ nào dưới đây?

  • A. Các hoàng tử đỗ đạt cao trong các kì thi.
  • B. Ba năm tổ chức thi một lần.
  • C. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.
  • D. Cử quan lại sang phương Tây học tập.
Câu 11
Mã câu hỏi: 30724

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là gì?

  • A. Uy tín triều đình giảm sút, hệ thống cai quản từ trung ương thiếu chặt chẽ.
  • B. Dương Tam Kha tiếm quyền, giành ngôi vua.
  • C. Các tướng lĩnh không ủng hộ các vị vua nối nghiệp Ngô Quyền.
  • D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn.
Câu 12
Mã câu hỏi: 30725

Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm tiến bộ của phong trào Văn hóa Phục Hưng?

  • A. Đề cao giáo lí nhà thờ.
  • B. Coi trọng phát triển văn hóa tư sản.
  • C. Đề cao khoa học tự nhiên.
  • D. Đề cao trật tự phong kiến.
Câu 13
Mã câu hỏi: 30726

Nhà Trần đã không thực hiện chính sách nào để khuyến khích nông nghiệp phục hồi và phát triển?

  • A. Đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất.
  • B. Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy và thu thuế.
  • C. Tiếp tục công cuộc “Nam tiến” còn dang dở.
  • D. Đắp đê phòng lụt, củng cố đê điều.
Câu 14
Mã câu hỏi: 30727

Năm 1149, nhà Lý lập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì?

  • A. làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nước ngoài.
  • B. làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm.
  • C. làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công.
  • D. làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hoá với Ấn Độ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 30728

Tướng giặc nào phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước?

  • A. Ngột Lương Hợp Thai.
  • B. Thoát Hoan.
  • C. Toa Đô.
  • D. Ô Mã Nhi
Câu 16
Mã câu hỏi: 30729

Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, việc Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bình thường có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Thể hiện nước ta là một nước thắng trận trước Trung Quốc.
  • B. Thể hiện thiện chí muốn quan hệ ngoại giao hòa bình của nước ta.
  • C. Thể hiện Trung Quốc sẽ phải kiêng dè trước nước ta.
  • D. Trung Quốc sẽ không dám đem quân sang xâm lược nước ta.
Câu 17
Mã câu hỏi: 30730

Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?

  • A. Vương hầu, quý tộc, bình dân.
  • B. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ.
  • C. Vương hầu, quý tộc, nông dân.
  • D. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ, nông dân.
Câu 18
Mã câu hỏi: 30731

Dưới thời Lý - Trần, nhân dân ta phải đương đầu với các thể lực ngoại xâm nào của Trung Quốc?

  • A. Quân Tống, quân Thanh.
  • B. Quân Đường, quân Tống.
  • C. Quân Hán, quân Tống.
  • D. Quân Tống, quân Mông - Nguyên
Câu 19
Mã câu hỏi: 30732

Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

  • A. Trung ương tập quyền.
  • B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.
  • C. Vua nắm quyền tuyệt đối.
  • D. Phong kiến phân quyền.
Câu 20
Mã câu hỏi: 30733

Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?

  • A. Những người Giec-man giàu có.
  • B. Các chủ nô Rô-ma.
  • C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
  • D. Những người nông dân nhiều ruộng đất.
Câu 21
Mã câu hỏi: 30734

Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi nổ ra vào thời gian và địa điểm nào?

  • A. năm 1417, ở Lam Sơn- Thanh Hóa
  • B. năm 1418, ở Chí Linh- Thanh Hóa
  • C. năm 1418, ở Lam Sơn- Thanh Hóa
  • D. năm 1418, ở Lam Sơn- Hà Tĩnh
Câu 22
Mã câu hỏi: 30735

Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 là gì?

  • A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui.
  • B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam.
  • C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi.
  • D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công.
Câu 23
Mã câu hỏi: 30736

Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành ...........

  • A. 5 đạo
  • B. 13 đạo thừa tuyên
  • C. 10 lộ
  • D. 5 phủ
Câu 24
Mã câu hỏi: 30737

Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà Lê sơ đã ban hành chính sách gì về ruộng đất?

  • A. Chính sách Nam tiến
  • B. Chính sách quân điền
  • C. Chính sách lộc điền
  • D. Chính sách bình lệ
Câu 25
Mã câu hỏi: 30738

Tình hình nhà Lê Sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?

  • A. phát triển ổn định
  • B. phát triển đến đỉnh cao
  • C. phát triển không ổn định
  • D. khủng hoảng suy vong
Câu 26
Mã câu hỏi: 30739

Ở Đàng Ngoài, việc cường hào đem cầm bán ruộng công có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nông dân?

  • A. Phải chuyển nghề làm thương nhân.
  • B. Phải chuyển làm nghề thủ công.
  • C. Mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.
  • D. Phải khai hoang, lập ấp mới.
Câu 27
Mã câu hỏi: 30740

Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là “quân ba chỏm”?

  • A. Khởi nghĩa Trần Tuân.
  • B. Khởi nghĩa Trần Cảo.
  • C. Khởi nghĩa Phùng Chương.
  • D. Khởi nghĩa Trịnh Hưng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 30741

Tác phẩm nào dưới đây là thành tựu y học tiêu biểu dưới thời Lê sơ?

  • A. Hồng Đức bản đồ.
  • B. An Nam hình thăng đồ.
  • C. Lập thành toán pháp.
  • D. Bản thảo thực vật toát yếu.
Câu 29
Mã câu hỏi: 30742

Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?

  • A. Lê Thái Tổ
  • B. Lê Thánh Tông
  • C. Lê Nhân Tông
  • D. Lê Hiến Tông
Câu 30
Mã câu hỏi: 30743

Ai là người đã đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?

  • A. Lê Lợi.
  • B. Nguyễn Trãi.
  • C. Trần Nguyên Hãn.
  • D. Nguyễn Chích.
Câu 31
Mã câu hỏi: 30744

Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

  • A. Lê Lai
  • B. Lê Ngân
  • C. Trần Nguyên Hãn
  • D. Lê Sát
Câu 32
Mã câu hỏi: 30745

Tôn giáo nào được xem là quốc giáo của Đại Việt thời Lý - Trần?

  • A. Đạo giáo
  • B. Nho giáo
  • C. Phật giáo
  • D. Kitô giáo
Câu 33
Mã câu hỏi: 30746

Vị trí của Nho giáo thời Lê sơ có gì thay đổi so với giai đoạn trước?

  • A. Chiếm vị trí độc tôn.
  • B. Bổ trợ cho Phật giáo.
  • C. Đóng vai trò thứ yếu.
  • D. Không còn chỗ đứng trong đời sống văn hóa.
Câu 34
Mã câu hỏi: 30747

Chiến thắng nào đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh?

  • A. Tân Bình, Thuận Hóa
  • B. Tốt Động, Chúc Động
  • C. Chi Lăng- Xương Giang
  • D. Ngọc Hồi- Đống Đa
Câu 35
Mã câu hỏi: 30748

Điểm tập kích đầu tiên  nào của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An?

  • A. Thành Trà Lân.
  • B. Thành Nghệ An.
  • C. Diễn Châu.
  • D. đồn Đa Căng.
Câu 36
Mã câu hỏi: 30749

Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong có tác động như thế nào đến tình hình xã hội từ thế kỉ XVI đến XVIII?

  • A. Hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.
  • B. Hình thành một tầng lớp quý tộc.
  • C. Hình thành một tầng lớp quan lại.
  • D. Hình thành một tầng lớp xã trưởng.
Câu 37
Mã câu hỏi: 30750

Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì?

  • A. Dệt vải
  • B. Gốm
  • C. Giấy
  • D. Tranh
Câu 38
Mã câu hỏi: 30751

Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc.
  • B. Chính quyền Đàng Ngoài được thành lập.
  • C. Chính quyền Đàng Trong được thành lập.
  • D. Mạc Đăng Đung lập ra triều Mạc.
Câu 39
Mã câu hỏi: 30752

Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  • A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
  • B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
  • C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
  • D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình
Câu 40
Mã câu hỏi: 30753

Xã hội Đại Việt trong thế kỉ X đến XV được chia thành những bộ phận nào?

  • A. Giai cấp thống trị và bị trị
  • B. Địa chủ và nông dân
  • C. Vua quan và nông dân
  • D. Lãnh chúa và nông nô

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ