Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Bình Chiểu

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 208147

Đâu là khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp?

  • A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập.
  • B. Tự do - Bình đẳng - Hạnh phúc.
  • C. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
  • D. Tự do - Bình đẳng - Phát triển.
Câu 2
Mã câu hỏi: 208148

Từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793 là thời kì cầm quyền của lực lượng chính trị nào ở Pháp?

  • A. Tư sản Téc-mi-do.
  • B. Phái Gia-cô-banh.
  • C. Đại tư sản lập hiến.
  • D. Phái Gi-rông-đanh.
Câu 3
Mã câu hỏi: 208149

Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII có tên gọi là gì?

  • A. Triết học ánh sáng.
  • B. Triết học duy tâm.
  • C. Trào lưu ánh sáng.
  • D. Trào lưu cải cách.
Câu 4
Mã câu hỏi: 208150

Nội dung nào sau đây không phải chính sách của Quốc hội lập hiến từ năm 1789?

  • A. Bãi bỏ quy chế phường, hội.
  • B. Cuộc sống nhân dân lao động được cải thiện.
  • C. Cho phép tự do buôn bán.
  • D. Chia cả nước thành 83 quận.
Câu 5
Mã câu hỏi: 208151

Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

  • A. Sự cổ vũ từ cách mạng tư sản Hà Lan và Anh.
  • B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến.
  • C. Chế độ phong kiến Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng.
  • D. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến.
Câu 6
Mã câu hỏi: 208152

Vì sao có thể nói: Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời đại?

  • A. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
  • B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
Câu 7
Mã câu hỏi: 208153

Đâu không phải nguyên nhân khiến giặc Mông - Nguyên ba lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?

  • A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả.
  • B. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo.
  • C. Lực lượng quân giặc hạn chế lại chủ quan trong quá trình tiến hành xâm lược.
  • D. Tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần.
Câu 8
Mã câu hỏi: 208154

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào quan trọng?

  • A. Sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
  • B. Sự lãnh đạo của Đinh Bộ Lĩnh và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.
  • C. Sự lãnh đạo của Trần Quang Khải và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • D. Sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt và ý chí bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.
Câu 9
Mã câu hỏi: 208155

Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là

  • A. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương.
  • B. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An.
  • C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 208156

Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?

  • A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
  • B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
  • C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
  • D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
Câu 11
Mã câu hỏi: 208157

Nghệ thuật sân khấu dân tộc từ thế kỉ X đến XV phát triển với nhiều hình thức gồm

  • A. chèo, tuồng, múa rối.
  • B. chèo, múa rối, điêu khắc.
  • C. điêu khắc, sân khấu, âm nhạc.
  • D. chèo, tuồng, tháp chùa.
Câu 12
Mã câu hỏi: 208158

“Tướng võ, quan hầu đều biết chữ

Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ”

(Trần Nguyên Đán, Thơ văn Lý – Trần)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?

  • A. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.
  • B. Sự hoàn thiện của giáo dục Đại Việt.
  • C. Sự phát triển của văn thơ thế kỉ XIV.
  • D. Trình độ dân trí của người dân được nâng cao.
Câu 13
Mã câu hỏi: 208159

Thành tựu kĩ thuật nào sau đây không phải của nhà Hồ?

  • A. chế tạo súng theo mẫu của Pháp.
  • B. chiến thuyền có lầu.
  • C. thành nhà Hồ.
  • D. chế tạo súng thần cơ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 208160

Giáo dục Nho giáo từ thế kỉ XI đến XV có điểm gì hạn chế?

  • A. Không khuyến khích việc học hành thi cử.
  • B. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học.
  • C. Nội dung chủ yếu là kinh sử.
  • D. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Câu 15
Mã câu hỏi: 208161

Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta?

  • A. Kinh thành Thăng Long.
  • B. Hoàng thành Thăng Long.
  • C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  • D. Kinh thành Huế.
Câu 16
Mã câu hỏi: 208162

Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?

  • A. ba lần.     
  • B. bốn lần.
  • C. hai lần.       
  • D. một lần.
Câu 17
Mã câu hỏi: 208163

Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) vì

  • A. phong trào đấu tranh của nhân dân đang phát triển mạnh.
  • B. lực lượng cách mạng vũ trang miền Nam đã phát triển.
  • C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.
  • D. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.
Câu 18
Mã câu hỏi: 208164

Nguyên nhân quan trọng quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là

  • A. nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, dũng cảm.
  • B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân các nước Đông Dương.
  • D. sự đồng tình, ủng hộ của lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Câu 19
Mã câu hỏi: 208165

Chiến thắng nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?

  • A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
  • B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.
  • C. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) năm 1963.
  • D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 20
Mã câu hỏi: 208166

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

  • A. Căn cứ địa cách mạng. 
  • B. Hậu phương kháng chiến.
  • C. Quyết định nhất.
  • D. Quyết định trực tiếp.
Câu 21
Mã câu hỏi: 208167

Địa danh được mệnh danh “cánh cửa thép” cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ phía đông của quân ngụy trong năm 1975 là

  • A. An Lộc.     
  • B. Bảo Lộc.
  • C. Xuân Lộc.   
  • D. Biên Hòa.
Câu 22
Mã câu hỏi: 208168

Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

  • A. An Lão (Bình Định).
  • B. Bình Giã (Bà Rịa).
  • C. Ba Gia (Quảng Ngãi).
  • D. Đồng Xoài (Bình Phước).
Câu 23
Mã câu hỏi: 208169

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) đã buộc Mĩ phải tuyên bố

  • A. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
  • B. rút hết quân đội về nước.
  • C. “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
  • D. chấm dứt phá hoại ở miền Bắc.
Câu 24
Mã câu hỏi: 208170

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là

  • A. đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ - Diệm.      
  • B. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ - Diệm.
  • C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống Mĩ - Diệm.    
  • D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Câu 25
Mã câu hỏi: 208171

Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại đâu?

  • A. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).
  • B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).
  • C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1976).
  • D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (1975).
Câu 26
Mã câu hỏi: 208172

Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?

  • A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
  • B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
  • C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
  • D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.
Câu 27
Mã câu hỏi: 208173

Mĩ cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục (từ 18 đến 29-12-1972) nhằm mục đích gì?

  • A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam.
  • B. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
  • C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
  • D. Đánh phá miền Bắc, không cho tiếp tế cho chiến trường miền Nam.
Câu 28
Mã câu hỏi: 208174

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản nào?

  • A. Dùng người Việt đánh người Việt.
  • B. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.
  • C. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.
  • D. Tách nhân dân với phong trào cách mạng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 208175

Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương tháng 4 - 1970 được triệu tập nhằm mục đích

  • A. Thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.
  • B. Công nhận chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.
  • C. Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.
  • D. Đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 30
Mã câu hỏi: 208176

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết nào dưới đây?

  • A. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. 
  • B. Tiếp tục mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. 
  • C. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
  • D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 31
Mã câu hỏi: 208177

Địa phương cuối cùng ở miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

  • A. Long An.  
  • B. Bến Tre.
  • C. Châu Đốc.  
  • D. Cà Mau.
Câu 32
Mã câu hỏi: 208178

Người nữ tướng nào trở thành một nhà lãnh đạo và biểu tượng của “Đội quân tóc dài”, phong trào đấu tranh chống Mĩ - Diệm của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam?

  • A. Nguyễn Thị Út.  
  • B. Nguyễn Thị Định.
  • C. Võ Thị Sáu. 
  • D. Nguyễn Thị Bình.
Câu 33
Mã câu hỏi: 208179

Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) của quân dân ta đã chứng tỏ điều gì?

  • A. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu. 
  • B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.
  • C. Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân miền Nam.   
  • D. Quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
Câu 34
Mã câu hỏi: 208180

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), Mĩ đề ra chiến lược quân sự mới “tìm diệt” nhằm mục đích nào dưới đây?

  • A. Ngăn chặn tiếp viện từ miền Bắc vào miền Nam.
  • B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh với ta.
  • C. Đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự.
  • D. Tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ trên bàn ngoại giao.
Câu 35
Mã câu hỏi: 208181

Ý nghĩa quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là

  • A. Tạo điều kiện chính trị, phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
  • B. Phát triển nền kinh tế đa phương hóa, đa dạng hóa.
  • C. Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa.
  • D. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 36
Mã câu hỏi: 208182

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là

  • A. đánh dấu bước ngoặt của cách mạng ở miền Nam Việt Nam.
  • B. cách mạng miền Nam chuyển sang thế chủ động.
  • C. làm lung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm.
  • D. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 37
Mã câu hỏi: 208183

Nội dung nào thuộc đường lối đổi mới về chính trị của Đảng ta (1986)?

  • A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.  
  • B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 
  • C. Xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập.   
  • D. Khắc phục tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Câu 38
Mã câu hỏi: 208184

Thái độ của Mĩ sau chiến thắng của quân dân ta ở Phước Long (tháng 1-1975) là gì?

  • A. Không can thiệp bằng quân sự đối với miền Nam.
  • B. Phản ứng mạnh, tiếp tục tăng  viện trợ cho quân đội Sài Gòn.
  • C. Tiếp tục tăng cường can thiệp quân sự vào miền Nam.  
  • D. Chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.
Câu 39
Mã câu hỏi: 208185

 Kế hoạch nào được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và nâng lên thành “quốc sách” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)

  • A. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
  • B. tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
  • C. tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm.
  • D. sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”.
Câu 40
Mã câu hỏi: 208186

Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng ta (1986)?

  • A. Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
  • B. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
  • C. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
  • D. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ