Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Huệ

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 133485

Cuộc cách mạng tháng Hai Nga diễn ra khi

  • A. Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế. 
  • B. Nga vẫn là một nước tư bản chủ nghĩa. 
  • C. Nga vẫn là một nước quân chủ lập hiến. 
  • D. Nga vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa. 
Câu 2
Mã câu hỏi: 133486

Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

  • A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. 
  • B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng. 
  • C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội. 
  • D. Bị các nước đế quốc thôn tính. 
Câu 3
Mã câu hỏi: 133487

Sau cách mạng thảng Hai 1917 các Xô viết được thành lập, các Xô viết đại biểu cho ai?

  • A. Công nhân, binh lính.
  • B. Công nhân, nông dân, binh lính. 
  • C. Công nhân, nông dân. 
  • D. Nông dân, binh lính. 
Câu 4
Mã câu hỏi: 133488

Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga là

  • A. Đấu tranh hòa bình.
  • B. Đấu tranh chính trị. 
  • C. Khởi nghĩa vũ trang. 
  • D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang. 
Câu 5
Mã câu hỏi: 133489

Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện trong thời gian nào?

  • A. Từ 1919 đến 3/1921.
  • B. Từ 1920 đến 2/1921. 
  • C. Từ 1919 đến 3/1922. 
  • D. Từ 1920 đến 2/1922. 
Câu 6
Mã câu hỏi: 133490

“Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào?

  • A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát. 
  • B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga. 
  • C. Quốc tế thứ nhất. 
  • D. Quốc tế thứ hai. 
Câu 7
Mã câu hỏi: 133491

Sau khi Cách mạng dân chủ tháng Hai giành thắng lợi, ở Nga xuất hiện tình thế hai chính quyền song song cùng tồn tại đó là

  • A. Chính quyền phong kiến và tư sản.
  • B. Chính phủ tư sản và công nhân. 
  • C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. 
  • D. Chính quyền công nhân và nông dân.
Câu 8
Mã câu hỏi: 133492

Luận cương tháng tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng … sang cách mạng …

  • A. Dân chủ tư sản – dân chủ tư sản kiểu mới.
  • B. Dân chủ tư sản – xã hội chủ nghĩa. 
  • C. Dân chủ tư sản – tư sản dân quyền. 
  • D. Dân chủ tư sản – dân tộc dân chủ. 
Câu 9
Mã câu hỏi: 133493

Vì sao năm 1919, chính quyền Xô Viết thực hiện chính sách “Công sản thời chiến”?

  • A. Vì muốn phát triển kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội. 
  • B. Vì muốn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. 
  • C. Vì muốn bảo vệ chính quyền Xô Viết khỏi các thế lực thù trong, giặc ngoài. 
  • D. Vì muốn bảo vệ đời sống của nhân dân. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 133494

Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?

  • A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
  • B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới. 
  • C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”. 
  • D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.  
Câu 11
Mã câu hỏi: 133495

Sự kiện mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là

  • A. Chiều ngày 31/8/1858
  • B. Sáng ngày 1/9/1858 
  • C. Tháng 2/ 1859 
  • D. Tháng 5/ 1858 
Câu 12
Mã câu hỏi: 133496

Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp là hiệp ước

  • A. Nhâm Tuất (1862)
  • B. Giáp Tuất (1874) 
  • C. Hác- măng (1883) 
  • D. Pa-tơ-nốt (1884) 
Câu 13
Mã câu hỏi: 133497

“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của

  • A. Nguyễn Hữu Huân       
  • B. Phan Tôn 
  • C. Nguyễn Trung Trực   
  • D. Trương Định 
Câu 14
Mã câu hỏi: 133498

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kì có sự liên kết với cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Pu-côm-bô (ở Cam-pu-chia) là:

  • A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân
  • B. Khởi nghĩa Trương Quyền 
  • C. Khởi nghĩa Phan Tam và Phan Ngũ 
  • D. Khởi nghĩa Phan Tôn 
Câu 15
Mã câu hỏi: 133499

Bình tây Đại Nguyên Soái là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh

  • A. Trần Bình Trọng
  • B. Nguyễn Trung Trực 
  • C. Trương Định 
  • D. Phan Liên 
Câu 16
Mã câu hỏi: 133500

Đâu không phải là chính sách cai trị đất nước dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là

  • A. “Trọng nông ức thương” và “Bế quan tỏa cảng”     
  • B. Duy trì nho giáo 
  • C. Cấm đạo và giết những người theo đạo 
  • D. Tiến hành cải cách đất nước những chưa đạt được hiệu quả cao 
Câu 17
Mã câu hỏi: 133501

Khi đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp thực hiện theo kế hoạch

  • A. “Đánh nhanh thắng nhanh”
  • B. “Chinh phục từng gói nhỏ” 
  • C. Đánh lâu dài  
  • D. “Vừa đánh vừa đàm” 
Câu 18
Mã câu hỏi: 133502

Duyên cớ để thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là

  • A. Triều đình nhà Nguyễn không trả lời quốc thư và không đón tiếp sứ thần người Pháp đến thăm 
  • B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân  người Pháp đến Việt Nam buôn bán 
  • C. Triều đình nhà Nguyễn không thực hiện đúng Hiệp ước Vecxai năm 1787 đã được kí kết giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh 
  • D. Triều đình nhà Nguyễn cấm đạo và giết hại các giáo sĩ người Pháp sang Việt Nam truyền đạo 
Câu 19
Mã câu hỏi: 133503

Hãy chọn một đáp án đúng phù hợp với câu sau:

Gia Định, Định Tường và Biên Hòa là ba tỉnh thuộc miền......và Vĩnh Long An Giang Hà Tiên là ba tỉnh thuộc miền ....... đều trở thành ......của Pháp vào năm 1867.

  • A. Đông Nam Kì, Tây Nam Kì, thuộc địa 
  • B. Tây Nam Kì, Đông Nam Kì, thuộc địa  
  • C. Đông Nam Kì, Tây Nam Kì, nửa thuộc địa 
  • D. Tây Nam Kì, Đông Nam Kì,  vùng đất bảo hộ 
Câu 20
Mã câu hỏi: 133504

Thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch

  • A. Chuyển hướng tấn công ra Bắc Kì
  • B. “Chinh phục từng gói nhỏ” 
  • C. Tấn công vào kinh thành Huế 
  • D. Đánh lâu dài 
Câu 21
Mã câu hỏi: 133505

Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích:

  • A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước. 
  • B. Hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. 
  • C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh. 
  • D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 133506

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A. Tháng 10 - 1929, Anh.
  • B. Tháng 10 - 1929, Mĩ. 
  • C. Tháng 12 - 1929, Pháp. 
  • D. Tháng 11 - 1929, Đức. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 133507

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập đó là

  • A. Mĩ, Anh, Pháp > < Đức, Ia-ta-l-a, Nhât Bản.
  • B. Mĩ, Đức,Anh > < I-ta-li-a, Nhật, Pháp. 
  • C. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật > < Anh, Pháp, Đức. 
  • D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a > < Anh, Pháp, Mĩ. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 133508

Để tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

  • A. Cải cách dân chủ.
  • B. Tiến hành đóng cửa. 
  • C. Tiến hành đổi mới đất nước. 
  • D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 133509

Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

  • A. Góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước.
  • B. Góp phần đẩy mạnh quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước. 
  • C. Góp phần làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản trở nên trầm trọng. 
  • D. Làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước giai cấp tư sản, quý tộc. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 133510

Bản chất của Chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra là gì?

  • A. Thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp
  • B. Hệ thống các chính sách, biện pháp đưa nước Mĩ thoát ra khủng hoảng 
  • C. Sử dụng vai trò tích cực của Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội 
  • D. Giải quyết nạn thất nghiệp 
Câu 27
Mã câu hỏi: 133511

Đâu là mốc đánh dấu sự chấm dứt thời kì hoàng kim của Mĩ?

  • A. 10-1933     
  • B. 11-1933 
  • C. 10-1929      
  • D. 11-1929  
Câu 28
Mã câu hỏi: 133512

Điền từ, cụm từ vào chỗ trống trong đoạn trích sau:

“Sau khi lên cầm quyền, Hitler tuyên bố rút ra khỏi … (10-1933) để tránh mọi ràng buộc quốc tế, để rảnh tay hành động. Tiếp đó, … y hủy bỏ chế độ với vùng … (vùng phi quân sự giữa Pháp và Đức theo quy định của hội nghị Vecxai) và đưa quân đến đến khu vực phi quân sự này.”

  • A. Hội quốc liên, tháng 11-1933, vùng Rua 
  • B. Hiệp ước Vecxai, tháng 11-19936; Béc-lin 
  • C. Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản, tháng 3-1936; Muy-ních 
  • D. Hội quốc liên, tháng 3-1936; sông Ranh 
Câu 29
Mã câu hỏi: 133513

Để lấy cớ xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì , thực dân Pháp đã

  • A. Đổ lỗi cho triều đình cấm đạo và giết các đạo sĩ người Pháp 
  • B. Vu cáo triều đình nhà Nguyễn đã vi phạm các cam kết trong Hiệp ước 1862 
  • C. Vu cáo triều đình vẫn ngấm ngầm ủng hộ và tiếp tay cho nhân dân tiến hành kháng chiến chống Pháp 
  • D. Vu cáo triều đình không giải tán các phong trào đấu tranh của nhân dân 
Câu 30
Mã câu hỏi: 133514

Pháp đã liên quân với nước nào để tấn công Việt Nam?

  • A. Tây Ban Nha   
  • B. Anh 
  • C. Mĩ     
  • D. Nga 
Câu 31
Mã câu hỏi: 133515

Đâu không phải là Thực dân Pháp chọn cửa biển Đà Nẵng mở đầu xâm lược nước ta vì

  • A. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ lấy đây làm bàn đạp để tấn công kinh thành Huế buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhanh chóng đầu hàng
  • B. Đây là nơi Pháp đặt cơ sở giáo dân đầu tiên ở Việt Nam, Pháp sẽ được người dân ở đây ủng hộ 
  • C. Cửa biển Đà Nẵng là một cảng sâu, rộng nên thuyền chiến của Pháp dễ dàng đi lại và hoạt động quân sự 
  • D. Quân triều  đình tập trung ở đây không nhiều 
Câu 32
Mã câu hỏi: 133516

Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hòa, Định Tường là:

  • A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp
  • B. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp 
  • C. Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp 
  • D. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp 
Câu 33
Mã câu hỏi: 133517

Sai lầm của quân triều đình khi thực dân Pháp gặp khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và châu Âu là

  • A. Triều đình không tổ chức phản công tiêu diệt giặc và không đoàn kết nhân dân cùng tham gia kháng chiến 
  • B. Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa, tích cực phòng thủ 
  • C. Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp 
  • D. Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu” 
Câu 34
Mã câu hỏi: 133518

Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm … làm căn cứ, rồi tấn công ra ... nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

  • A. Lăng Cô … Huế 
  • B. Đà Nẵng … Huế 
  • C. Đà Nẵng … Hà Nội 
  • D. Huế … Hà Nội 
Câu 35
Mã câu hỏi: 133519

Ngày 20-6-1867 đã diễn ra sự kiện gì?

  • A. Quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện. 
  • B. Quân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Đông Nam Kì không tốn một viên đạn. 
  • C. Quân Pháp đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đông Nam Kì. 
  • D. Quân Pháp kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Giáp Tuất. 
Câu 36
Mã câu hỏi: 133520

Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam

  • A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa 
  • B. Truyền bá đạo Thiên Chúa 
  • C. Đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam 
  • D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn 
Câu 37
Mã câu hỏi: 133521

Quân Pháp đã chiếm được sáu tỉnh Nam Kì như thế nào?

  • A. Pháp đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông trước, sau đó, dùng ba tỉnh miền Đông làm căn cứ đánh chiếm ba tỉnh miền Tây 
  • B. Pháp dùng vũ lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn 
  • C. Pháp thông qua đàm phán buộc triều đình nhà Nguyễn nộp ba tỉnh miền Tây, sau đó dùng binh lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông 
  • D. Pháp không tốn một viên đạn để chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó tấn công đánh chiếm ba tỉnh miền Tây 
Câu 38
Mã câu hỏi: 133522

Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?

  • A. Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha 
  • B. Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam 
  • C. Trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại 
  • D. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam 
Câu 39
Mã câu hỏi: 133523

Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp được bắt đầu từ khi nào và đánh dấu cắm mốc bằng sự kiện nào?

  • A. Giữa thế kỉ XIX, hòa ước Vecxai.
  • B. Đầu thế kỉ XIX, hòa ước Pháp -Việt. 
  • C. Cuối thế kỉ XIX, hòa ước Pháp – Việt. 
  • D. Đầu thế kỉ XVII, hòa ước Vecxai. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 133524

Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?

  • A. Thay thế nội dung trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định.
  • B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. 
  • C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. 
  • D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ