Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn KHTN 6 CTST năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Thế Vinh

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 9668

Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  • A. Điều hòa khí hậu
  • B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
  • C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
  • D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Câu 2
Mã câu hỏi: 9669

Loại thực vật nào có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

  • A. Cây trúc đào
  • B. Cây tam thất
  • C. Cây gọng vó
  • D. Cây giảo cổ lam
Câu 3
Mã câu hỏi: 9670

Loài động vật nào thuộc lớp Thú?

  • A. Cá mập
  • B. Cá heo
  • C. Cá chim
  • D. Cá chuồn
Câu 4
Mã câu hỏi: 9671

Gấu trắng là đại diện của sinh cảnh nào?

  • A. Sa mạc
  • B. Đài nguyên
  • C. Rừng nhiệt đới
  • D. Vùng Bắc Cực
Câu 5
Mã câu hỏi: 9672

Nhóm động vật nào không thuộc ngành động vật có xương sống?

  • A. Bò sát
  • B. Lưỡng cư
  • C. Chân khớp
  • D. Thú
Câu 6
Mã câu hỏi: 9673

Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

  • A. Nơi khô ráo
  • B. Nơi ẩm ướt
  • C. Nơi thoáng đãng
  • D. Nơi nhiều ánh sáng
Câu 7
Mã câu hỏi: 9674

Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật.

(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất.

(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

(5) Làm cảnh.

(6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người.

Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sống?

  • A. (1), (3), (5)
  • B. (2), (4), (6)
  • C. (2), (3), (5)
  • D. (1), (4), (6)
Câu 8
Mã câu hỏi: 9675

Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

  • A. Nấm men
  • B. Nấm mốc
  • C. Nấm cốc
  • D. Nấm sò
Câu 9
Mã câu hỏi: 9676

Nhóm thực vật nào  có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?

  • A. Rêu
  • B. Dương xỉ
  • C. Hạt kín
  • D. Hạt trần
Câu 10
Mã câu hỏi: 9677

Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thực phẩm.

(2) Hỗ trợ con người trong lao động.

(3) Là thức ăn cho các động vật khác.

(4) Gây hại cho cây trồng.

(5) Bảo vệ an ninh.

(6) Là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh.

Đâu là vai trò của động vật trong đời sống con người?

  • A. (1), (3), (5)
  • B. (2), (4), (6)
  • C. (1), (2), (5)
  • D. (3), (4), (6)
Câu 11
Mã câu hỏi: 9678

Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng
  • B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ
  • C. Săn bắt động vật quý hiếm
  • D. Bảo tồn động vật hoang dã
Câu 12
Mã câu hỏi: 9679

Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

  • A. Nấm độc
  • B. Nấm mốc
  • C. Nấm đơn bào
  • D. Nấm ăn được
Câu 13
Mã câu hỏi: 9680

Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

  • A. Trên đỉnh ngọn
  • B. Trong kẽ lá
  • C. Mặt trên của lá
  • D. Mặt dưới của lá
Câu 14
Mã câu hỏi: 9681

Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm đảm?

  • A. Nấm hương
  • B. Nấm độc đỏ
  • C. Nấm cốc
  • D. Nấm sò
Câu 15
Mã câu hỏi: 9682

Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?

  • A. Mối
  • B. Rận
  • C. Ốc sên
  • D. Bọ chét
Câu 16
Mã câu hỏi: 9683

Cho các dạng năng lượng sau: động năng, năng lượng gió, năng lượng điện, quang năng. Các năng lượng đó thuộc nhóm năng lượng nào?

  • A. Nhóm năng lượng lưu trữ
  • B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động
  • C. Nhóm năng lượng nhiệt
  • D. Nhóm năng lượng âm
Câu 17
Mã câu hỏi: 9684

Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là gì?

  • A. Thế năng hấp dẫn
  • B. Động năng
  • C. Năng lượng âm
  • D. Quang năng
Câu 18
Mã câu hỏi: 9685

Chọn đáp án sai?

  • A. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực
  • B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là Jun (J)
  • C. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng
  • D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh lực nâng diều lên càng cao
Câu 19
Mã câu hỏi: 9686

Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng nào?

  • A. nhiệt năng
  • B. hóa năng
  • C. thế năng hấp dẫn
  • D. cơ năng
Câu 20
Mã câu hỏi: 9687

Nguồn năng lượng tái tạo là gì?

  • A. Nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên
  • B. Nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên
  • C. Nguồn năng lượng mất hàng trăm triệu năm mới hình thành
  • D. Cả A và C đều đúng
Câu 21
Mã câu hỏi: 9688

Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Ti vi
  • B. Xe máy
  • C. Ô tô
  • D. Đèn dầu
Câu 22
Mã câu hỏi: 9689

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì sao?

  • A. quả bóng bị Trái Đất hút
  • B. quả bóng đã bị biến dạng
  • C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
  • D. một phần năng lượng đã chuyển hóa thành nhiệt năng
Câu 23
Mã câu hỏi: 9690

Khi quạt điện đang hoạt động, ta thấy động cơ quạt nóng lên. Năng lượng làm động cơ quạt nóng lên là gì? Là năng lượng có ích hay hao phí?

  • A. Nhiệt năng – có ích
  • B. Quang năng – hao phí
  • C. Nhiệt năng – hao phí
  • D. Quang năng – có ích
Câu 24
Mã câu hỏi: 9691

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Trong quá trình chuyển động của quả bóng, luôn có sự … từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Năng lượng toàn phần của quả bóng luôn được không bao giờ … hoặc được tạo ra thêm.

  • A. bảo toàn, chuyển hóa, tự mất đi
  • B. chuyển hóa, bảo toàn, tự mất đi
  • C. bảo toàn, bảo toàn, tự mất đi
  • D. chuyển hóa, chuyển hóa, bảo toàn
Câu 25
Mã câu hỏi: 9692

Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa năng lượng ra sao?

  • A. quang năng thành điện năng
  • B. nhiệt năng thành điện năng
  • C. quang năng thành nhiệt năng
  • D. nhiệt năng thành cơ năng
Câu 26
Mã câu hỏi: 9693

Chọn đáp án sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A. Năng lượng sinh khối là năng lượng không tái tạo
  • B. Dầu mỏ là năng lượng không tái tạo
  • C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần
  • D. Nguồn năng lượng tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành
Câu 27
Mã câu hỏi: 9694

Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

  • A. Làm cho vật nóng lên
  • B. Truyền được âm thanh
  • C. Đưa vật lên cao
  • D. Làm cho vật chuyển động
Câu 28
Mã câu hỏi: 9695

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ đâu?

  • A. sức nóng bên trong lõi Trái Đất
  • B. thực vật, gỗ, rơm và chất thải
  • C. sức chảy của dòng nước
  • D. cả ba đáp án trên
Câu 29
Mã câu hỏi: 9696

Chọn đáp án sai? Người ta phân loại năng lượng theo những tiêu chí nào?

  • A. Theo nguồn tạo ra năng lượng
  • B. Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
  • C. Theo mức độ ô nhiễm môi trường
  • D. Theo cảm nhận của con người
Câu 30
Mã câu hỏi: 9697

Hóa năng lưu trữ trong khí gas, khi bật bếp gas lên hoạt động, khí gas cháy được chuyển hóa hoàn toàn thành dạng năng lượng nào?

  • A. nhiệt năng
  • B. quang năng
  • C. điện năng
  • D. nhiệt năng và quang năng
Câu 31
Mã câu hỏi: 9698

Đặc điểm nào không phải của giới Nấm?

  • A. Nhân thực
  • B. Dị dưỡng
  • C. Đơn bào hoặc đa bào
  • D. Có sắc tố quang hợp
Câu 32
Mã câu hỏi: 9699

Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?

  • A. Rêu
  • B. Dương xỉ
  • C. Hạt kín
  • D. Hạt trần
Câu 33
Mã câu hỏi: 9700

Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?

  • A. Chân khớp
  • B. Giun đốt
  • C. Lưỡng cư
  • D.
Câu 34
Mã câu hỏi: 9701

Biện pháp nào không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật
  • B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã
  • C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng
  • D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người
Câu 35
Mã câu hỏi: 9702

Con đường nào không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

  • A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
  • B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
  • C. Truyền dọc từ mẹ sang con
  • D. Ô nhiễm môi trường
Câu 36
Mã câu hỏi: 9703

Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng dầu mỏ
  • B. Năng lượng gió
  • C. Năng lượng thủy triều
  • D. Năng lượng sóng biển
Câu 37
Mã câu hỏi: 9704

Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác
  • B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí
  • C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên
  • D. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng
Câu 38
Mã câu hỏi: 9705

Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng nào?

  • A. cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng,…
  • B. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng có ích
  • C. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo
  • D. năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm
Câu 39
Mã câu hỏi: 9706

Đơn vị của năng lượng là gì?

  • A. N
  • B. kg
  • C. J
  • D. N/m
Câu 40
Mã câu hỏi: 9707

Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho quạt điện thông qua biểu hiện của yếu tố nào?

  • A. cánh quạt quay
  • B. âm thanh
  • C. động cơ quạt nóng lên
  • D. cả 3 đáp án trên

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ