Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Văn Sở

15/04/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 31980

Trong các hành vi sau đây, hành vi nào bảo vệ quyền trẻ em?

  • A. Cung phụng cho con thật nhiều tiền để không thua kém bạn bè.
  • B. Người lớn có quyền buộc trẻ em phải làm bất cứ việc gì mà mình yêu cầu.
  • C. Cha mẹ có quyền cho hoặc không cho con của mình đi học.
  • D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
Câu 2
Mã câu hỏi: 31981

Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

  • A. Nhã nhạc cung đình Huế.
  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Cao nguyên đá Đồng văn.
  • D. Cố đô Huế.
Câu 3
Mã câu hỏi: 31982

Trẻ em được hưởng những quyền nào sau đây?

  • A. Quyền được chăm sóc.
  • B. Quyền được giáo dục.
  • C. Quyền được bảo vệ.
  • D. Cả 3 quyền trên.
Câu 4
Mã câu hỏi: 31983

Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan?

  • A. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên.
  • B. Đi xem bói.
  • C. Đi lễ chùa.
  • D. Đi lễ nhà thờ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 31984

Hành vi nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường?

  • A. Đổ rác đúng nơi quy định.
  • B. Đổ rác sang lớp khác.
  • C. Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
  • D. Đổ rác xuống sông, hồ.
Câu 6
Mã câu hỏi: 31985

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây, trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội?

  • A. Báo với các chú công an địa phương.
  • B. Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ.
  • C. Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giúp đỡ.
  • D. Câu A, C đúng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 31986

Đâu là di sản văn hoá phi vật thể?

  • A. Trống đồng Đông Sơn.
  • B. Vịnh Hạ Long.
  • C. Ca trù.
  • D. Cố đô Huế.
Câu 8
Mã câu hỏi: 31987

Hành vi nào sau đây là góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá?

  • A. Buôn bán cổ vật trái phép.
  • B. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
  • C. Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu.
  • D. Phát hiện cổ vật không đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm.
Câu 9
Mã câu hỏi: 31988

Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?

  • A. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.
  • B. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.
  • C. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.
  • D. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.
Câu 10
Mã câu hỏi: 31989

Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?

  • A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
  • B. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
  • C. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
  • D. Không cho con gái đến trường học.
Câu 11
Mã câu hỏi: 31990

Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?

  • A. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.
  • B. Xả rác thải xung quanh lớp học.
  • C. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
  • D. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.
Câu 12
Mã câu hỏi: 31991

Trên đường đi học về V thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là V trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình.
  • B. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.
  • C. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.
  • D. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.
Câu 13
Mã câu hỏi: 31992

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?

  • A. của tất cả mọi người.
  • B. của chính phủ.
  • C. của nông dân.
  • D. của cán bộ kiểm lâm.
Câu 14
Mã câu hỏi: 31993

Khi mở trang trại chăn nuôi bà D không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà D về vi phạm gì?

  • A. Phá hoại môi trường.
  • B. Gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Gây mất đoàn kết.
  • D. Xây dựng trái phép.
Câu 15
Mã câu hỏi: 31994

Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?

  • A. Hội chọi trâu Đồ Sơn.
  • B. Áo lụa Hà Đông.
  • C. Tranh dân gian làng Hồ.
  • D. Trống đồng Đông Sơn.
Câu 16
Mã câu hỏi: 31995

Làm việc có kế hoạch giúp cho chúng ta thực hiện được điều nào sau đây?

  • A. Lãng phí thời gian
  • B. Lúng túng, bị động trong công việc
  • C. Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức
  • D. Không đem lại lợi ích gì
Câu 17
Mã câu hỏi: 31996

Để kế hoạch trở thành hiện thực, chúng ta cần những điều gì sau đây?

  • A. Quyết tâm vượt khó
  • B. Kiên trì sáng tạo
  • C. Chủ động thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao
  • D. Cả A, B, C đúng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 31997

Việc làm nào sau đây không vi phạm đến quyền trẻ em?

  • A. Bắt trẻ em nghỉ học để đi kiếm sống
  • B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
  • C. Đánh đập, hành hạ trẻ em.
  • D. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.
Câu 19
Mã câu hỏi: 31998

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là việc làm như thế nào?

  • A. Cấp bách.
  • B. Xã hội.
  • C. Cần thiết.
  • D. Quốc gia.
Câu 20
Mã câu hỏi: 31999

Di sản văn hóa gồm mấy loại?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 32000

Hành vi nào sau đây không đúng với giữ gìn văn hóa?

  • A. Tự do vận chuyển di vật, cổ vật ra nước ngoài
  • B. Tổ chức tham quan di tích lịch sử
  • C. Thi tìm hiểu di tích lịch sử
  • D. Cả A, B, C đúng
Câu 22
Mã câu hỏi: 32001

Sống, làm việc có kế hoạch là làm việc như thế nào?

  • A. Làm việc theo ngẫu hứng
  • B. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường
  • C. Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ
  • D. Sắp xếp những công việc hằng ngày một cách hợp lý để thực hiện có hiệu quả
Câu 23
Mã câu hỏi: 32002

Hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

  • A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
  • B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện
  • C. Đánh đập, hành hạ trẻ em
  • D. Tất cả đều sai
Câu 24
Mã câu hỏi: 32003

Nếu em bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp, em sẽ làm gì?

  • A. Làm theo lời dụ dỗ
  • B. Rủ thêm bạn bè cho đỡ sợ
  • C. Nói với ba mẹ, thầy cô và đề nghị được giúp đỡ
  • D. Không làm theo và cũng không báo với người lớn
Câu 25
Mã câu hỏi: 32004

Hành vi nào sau đây phá hủy môi trường?

  • A. Khai thác thủy hải sản theo chu kì
  • B. Trồng cây gây rừng
  • C. Khai thác gỗ theo kế hoạch và kết hợp với việc cải tạo rừng
  • D. Phá rừng trồng cây lương thực
Câu 26
Mã câu hỏi: 32005

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú
  • B. Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá hủy môi trường
  • C. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phát triển mạnh hơn
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 27
Mã câu hỏi: 32006

Hành vi nào góp phần giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh
  • B. Vứt rác bẩn xung quanh di tích
  • C. Lấy cắp cổ vật về nhà
  • D. Đập phá các di sản văn hóa
Câu 28
Mã câu hỏi: 32007

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được hiểu như thế nào?

  • A. Công dân được tự do làm nghề bói toán
  • B. Công dân có thể theo tôn giáo, tín ngưỡng nào đó hoặc không theo tôn giáo tín ngưỡng nào đó
  • C. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình
  • D. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý của mình
Câu 29
Mã câu hỏi: 32008

Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan?

  • A. Đi lễ chùa
  • B. Lên đồng
  • C. Thờ cúng tổ tiên
  • D. Đi lễ nhà thờ
Câu 30
Mã câu hỏi: 32009

Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?

  • A. Hội đồng nhân dân
  • B. Viện kiểm sát nhân dân
  • C. Uỷ ban nhân dân
  • D. Toà án nhân dân
Câu 31
Mã câu hỏi: 32010

Trong các biểu hiện sau đây, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?

  • A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
  • B. Nói năng cộc lốc, trống không.
  • C. Làm việc gì cũng sơ sài.
  • D. Đối với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
Câu 32
Mã câu hỏi: 32011

Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực?

  • A. Làm hộ bài cho bạn.
  • B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
  • C. Nhận lỗi thay cho bạn.
  • D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
Câu 33
Mã câu hỏi: 32012

Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện tính biết tôn trọng kỉ luật?

  • A. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
  • B. Luôn hối hận khi làm điều sai trái.
  • C. Ủng hộ đồng bào bị bão lụt.
  • D. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Câu 34
Mã câu hỏi: 32013

Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn sư trọng đạo?

  • A. Tặng quà thầy để thầy cho điểm cao.
  • B. Gặp người lớn ngoài đường liền ngã mũ chào.
  • C. Đến thăm thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
  • D. Vâng lời bố mẹ con học thật giỏi.
Câu 35
Mã câu hỏi: 32014

Hành vi nào sau đây là hành vi phá hoại môi trường?

  • A. Tự chặt cây cối trên rừng để xây nhà ở
  • B. Đốt rừng để trồng cây lương thực
  • C. Nổ bom để đánh bắt thủy, hải sản
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 36
Mã câu hỏi: 32015

Bác Hồ từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích ……….. thì phải trồng người”.

  • A. Trăm năm
  • B. Trăm hai mươi năm
  • C. Chín mươi năm
  • D. Tám mươi năm
Câu 37
Mã câu hỏi: 32016

Môi trường bị ô nhiễm gây ra điều gì?

  • A. Bệnh hô hấp cho con người
  • B. Con người khỏe mạnh
  • C. Cây cối phát triển tốt
  • D. Tăng năng xuất nông nghiệp
Câu 38
Mã câu hỏi: 32017

Rừng bị chặt phá trên thượng nguồn gây ra tác động gì?

  • A. Cân bằng sinh thái
  • B. Lụt lội, xói mòn đất
  • C. Môi trường sạch đẹp
  • D. Tất cả đều sai
Câu 39
Mã câu hỏi: 32018

Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?

  • A. Học hành chăm chỉ và chăm lo việc nhà giúp bố mẹ.
  • B. Học giỏi nhưng vô lễ với thầy cô giáo và bố mẹ.
  • C. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học nên kết quả học tập thấp.
  • D. Lễ phép với thầy cô giáo dạy mình nhưng không lễ phép với các thầy cô khác trong trường.
Câu 40
Mã câu hỏi: 32019

Yếu tố nào sau đây thuộc về môi trường nhân tạo?

  • A. Nguồn nước
  • B. Chất thải
  • C. Khoáng sản
  • D. Không khí

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ