Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 215717

T có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, H tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của T trên Email. Hành vi này xâm phạm

  • A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • B. quyền tự do dân chủ của công dân.
  • C. quyền tự do ngôn luận của công dân.
  • D. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của công dân.
Câu 2
Mã câu hỏi: 215718

Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 3
Mã câu hỏi: 215719

Công an chỉ được bắt người trong trường hợp

  • A. có quyết định của Tòa án nhân dân các cấp.
  • B. có yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.
  • C. có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động.
  • D. có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 4
Mã câu hỏi: 215720

Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

  • A. Viết bài thể hiện những nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người.
  • B. Gửi clip và tin cho chuyên mục “ống kính khán giả” Truyền hình VTC 14.
  • C. Tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.
  • D. Ngăn không cho người khác phát biểu khi thấy ý kiến đó trái với mình.
Câu 5
Mã câu hỏi: 215721

Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bầu cử của công dân?

  • A. Những người đủ 19 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
  • B. Những người đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
  • C. Những người đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
  • D. Những người đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.
Câu 6
Mã câu hỏi: 215722

Trong trường hợp bị một người hung hăng, liên tục nhắn tin đe dọa giết, em sẽ chọn cách nào phù hợp nhất dưới đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?

  • A. Tìm cách lẩn trốn để bảo tồn tính mạng.
  • B. Nhờ người thân đến đánh người đó trước để họ sợ.
  • C. Báo cho bạn bè biết để cùng đối phó.
  • D. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 215723

Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.
  • B. Quyền ứng cử của công dân
  • C. Quyền bầu cử của công dân.
  • D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 8
Mã câu hỏi: 215724

Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai, K lại tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này xâm phạm

  • A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • B. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về điện thoại của công dân.
  • C. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về điện tín của công dân.
  • D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
Câu 9
Mã câu hỏi: 215725

Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?

  • A. Tự do ngôn luận là việc công dân được phát biểu ở bất cứ nơi đâu mà mình muốn.
  • B. Tự do ngôn luận là việc công dân được tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.
  • C. Tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
  • D. Tự do ngôn luận là việc công dân được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 215726

Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm quyền nào sau đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • B. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • D. Quyền bí mật đời tư của công dân.
Câu 11
Mã câu hỏi: 215727

Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Ai cũng được khám nhà người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.
  • B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền khám nhà người phạm tội.
  • C. Công an được vào khám nhà của công dân khi có lệnh của Tòa án.
  • D. Thủ trưởng cơ quan được quyền khám nhà của nhân viên.
Câu 12
Mã câu hỏi: 215728

Trên một đoạn đường có người đi lại, V bị hai thanh niên trêu ghẹo, V phản đối thì bị họ lăng mạ và đánh. V cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

  • A. Im lặng để chờ người qua đường giúp đỡ.
  • B. Giả vờ xin lỗi họ để được đi tiếp.
  • C. Mắng và đánh lại những thanh niên đó.
  • D. Kêu lên để người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.
Câu 13
Mã câu hỏi: 215729

Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

  • A. Gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.
  • B. Tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ.
  • C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
  • D. Trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 215730

Giả mạo facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự thật về họ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
  • C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
  • D. Quyền sở hữu của công dân.
Câu 15
Mã câu hỏi: 215731

Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông H và ông X định vào một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

  • A. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.
  • B. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.
  • C. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
  • D. Nói với hai ông không được vi phạm quyền về chỗ ở của người khác và đến trình báo với cơ quan công an.
Câu 16
Mã câu hỏi: 215732

Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp

  • A. đang đi lao động ở tỉnh
  • B. đang trong trại an dưỡng của tỉnh.
  • C. đang đi công tác ở tỉnh
  • D. phạm tội quả tang.
Câu 17
Mã câu hỏi: 215733

Chia tay sau một thời gian yêu nhau, anh Đ gửi nhiều tin nhắn xúc phạm chị B và tung tin bịa đặt xấu về chị. Việc này khiến chị rất đau khổ và không dám nhìn mặt ai. Em chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp chị?

  • A. Khuyên chị cùng một số người bạn đến vạch trần bộ mặt thật của kẻ đó.
  • B. Khuyên chị bình tĩnh, không cần để tâm đến kẻ xấu đó.
  • C. Khuyên chị thu thập chứng cứ, trình báo sự việc với cơ quan công an.
  • D. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.
Câu 18
Mã câu hỏi: 215734

Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân?

  • A. Công dân được bắt người đang bị truy nã.
  • B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.
  • C. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng.
  • D. Công dân được bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.
Câu 19
Mã câu hỏi: 215735

Hành vi nào dưới đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Khám phá người khác vì nghi ngờ người đó trộm đồ của mình.
  • B. Tự ý vào phòng người khác khi họ đi vắng.
  • C. Sang nhà hàng xóm để kiểm tra đường dây điện khi không có ai ở nhà.
  • D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.
Câu 20
Mã câu hỏi: 215736

Trường hợp tự tiện bắt và giam, giữ người xâm phạm quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 21
Mã câu hỏi: 215737

Anh D phát hiện bị mất điện thoại di động, nghĩ rằng thanh niên đứng sau lấy trộm, anh đã áp tải người đó về nhà để truy hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã xâm phạm

  • A. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.
  • B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • C. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
  • D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 22
Mã câu hỏi: 215738

Dù chị H đã phản đối, bà X thỉnh thoảng lại tự vào phòng khi chị H đi vắng với lí do bà là chủ cho thuê nên có quyền như vậy để kiểm tra. Em chọn cách giải quyết, nào phù hợp nhất sau đây?

  • A. Khuyên chị H trình báo sự việc với cơ quan công an để xử lí, sau đó đi thuê nhà khác.
  • B. Khuyên chị H thay khóa không cho bà X vào nữa.
  • C. Khuyên chị H nhờ người thân đến giải quyết.
  • D. Khuyên chị H chấp nhận vì bà X là chủ ngôi nhà.
Câu 23
Mã câu hỏi: 215739

Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

  • A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
  • B. Người đang điều trị ở bệnh viện.
  • C. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
  • D. Người đang thi hành án.
Câu 24
Mã câu hỏi: 215740

Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền bầu cử, ứng cử.
  • B. Quyền khiếu nại.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền tố cáo.
Câu 25
Mã câu hỏi: 215741

Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

  • A. Nhận thư không đúng tên mình gởi, đem trả lại cho bưu điện.
  • B. Đọc dùm thư cho bạn khiếm thị.
  • C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gởi.
  • D. Bóc xem các thư gởi nhầm địa chỉ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 215742

Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là

  • A. không ai được phép can thiệp tới phát ngôn của người khác.
  • B. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
  • C. không ai có quyền được bác bỏ ý kiến của người khác.
  • D. mọi người có quyền tự do nói những gì mà mình thích.
Câu 27
Mã câu hỏi: 215743

Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì

  • A. tổ bầu cử mang hòm phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.
  • B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.
  • C. người thân có thể đi bỏ phiếu thay.
  • D. không cần tham gia bầu cử.
Câu 28
Mã câu hỏi: 215744

Khi thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, S đã báo ngay cho cơ quan công an. S đã thực hiện quyền nào của công dân?

  • A. Quyền tự do ngôn luận
  • B. Quyền tố cáo
  • C. Quyền nhân thân
  • D. Quyền khiếu nại
Câu 29
Mã câu hỏi: 215745

Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân

  • A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  • B. thực hiện quyền dân chủ.
  • C. giám sát các cơ quan chức năng.
  • D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 30
Mã câu hỏi: 215746

Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân ……… chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.

  • A. giúp đỡ
  • B. góp ý
  • C. kiến nghị
  • D. tham gia
Câu 31
Mã câu hỏi: 215747

Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp của công dân được thực hiện theo cơ chế nào?

  • A. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
  • B. “Phổ thông, bình đẳng, dân chủ, trực tiếp”.
  • C. “Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và gián tiếp”.
  • D. “Dân biết, dân cần, dân làm, dân kiểm tra”.
Câu 32
Mã câu hỏi: 215748

Hiến pháp 2013 quy định tuổi bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân là bao nhiêu?

  • A. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
  • B. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
  • C. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Từ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
Câu 33
Mã câu hỏi: 215749

Trong quá trình làm việc, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì cần thực hiện việc làm nào dưới đây?

  • A. Chuyển đơn tố cáo lên cấp trên trực tiếp để giải quyết.
  • B. Tiếp tục giải quyết theo mức độ phạm tội.
  • C. Ngừng tiếp nhận đơn vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
  • D. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết.
Câu 34
Mã câu hỏi: 215750

Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?

  • A. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
  • B. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng.
  • C. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.
  • D. Bắt người không có lí do.
Câu 35
Mã câu hỏi: 215751

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

  • A. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
  • B. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.
  • C. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
  • D. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
Câu 36
Mã câu hỏi: 215752

Mục đích của quyền khiếu nại nhằm

  • A. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  • B. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại.
  • C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 37
Mã câu hỏi: 215753

Trong dịp đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri, nhân dân thôn A đã nêu một số kiến nghị với đại biểu về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nhân dân đề xuất kiến nghị là thể hiện quyền nào của công dân?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • B. Quyền dân chủ trong xã hội.
  • C. Quyền tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 38
Mã câu hỏi: 215754

Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo?

  • A. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.
  • B. Vô thời hạn.
  • C. Tùy từng trường hợp.
  • D. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Câu 39
Mã câu hỏi: 215755

Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
  • B. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
  • C. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
  • D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.
Câu 40
Mã câu hỏi: 215756

Trong cuộc họp thôn, chị S đứng lên trình bày quan điểm của mình về công tác phụ nữ năm 2018. Khi đi qua phòng họp, anh B thấy quan điểm của chị S đưa ra không hợp lý liền gọi anh C người chủ trì cuộc họp ra ngoài để trao đổi quan điểm của mình. Những ai dưới đây thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận?

  • A. Anh B, anh C
  • B. Chị S, anh C
  • C. Anh B, chị S
  • D. Chị S

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ