Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 164780

Một vật nhỏ thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số góc \(\omega \) với biên độ lần lượt là 3 cm và 6 cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật có thể là

  • A. 10 cm      
  • B. 2 cm 
  • C. 5 cm        
  • D. 18 cm
Câu 2
Mã câu hỏi: 164781

Một lò xo có độ dài tự nhiên bằng 20cm. Treo vào lò xo một vật có khối lượng 100g thì khi vật ở trạng thái cân bằng chiều dài của lò xo là 24 cm. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\) . Độ cứng k của lò xo bằng

  • A. 25 N/m         
  • B. 40 N/m. 
  • C. 60 N/m       
  • D. 120 N/m
Câu 3
Mã câu hỏi: 164782

Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số với phương trình lần lượt là \({x_1} = 3\cos \left( {10\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)(cm)\) và \({x_2} = 3\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)(cm)\) (t tính bằng s). Quãng đường vật đi được sau 2s bằng

  • A. 123 cm  
  • B. 60 cm
  • C. 120 cm        
  • D. \(120\sqrt 3 \) cm
Câu 4
Mã câu hỏi: 164783

Một chất điểm có khối lượng 200g dao động điều hòa theo phương trình \(x = 4\cos \left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right)\) cm. Cơ năng của chất điểm bằng

  • A. 160 mJ               
  • B. 32 mJ 
  • C. 128 mJ       
  • D. 64 mJ
Câu 5
Mã câu hỏi: 164784

Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 100 N/m và một vật có khối lượng 250g, dao động điều hòa với biên độ A = 6 cm. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng thì quãng đường vật đi được trong \(\frac{\pi }{{10}}\) (s) đầu tiên là

  • A. 9cm            
  • B. 6 cm 
  • C. 24 cm      
  • D. 12cm
Câu 6
Mã câu hỏi: 164785

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc yếu tố nào sau đây

  • A. Biên độ của lực cưỡng bức
  • B. Pha ban đầu của lực cưỡng bức
  • C. Chu kì của lực cưỡng bức
  • D. Lực cản môi trường
Câu 7
Mã câu hỏi: 164786

Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình \(x = 5cos10t\;\left( {cm} \right)\) (t tính bằng s). Gia tốc cực đại của chất điểm có độ lớn bằng

  • A. \(5{\rm{ }}cm/{s^2}\)   
  • B. \(2,5{\rm{ }}m/{s^2}\)
  • C. \(50{\rm{ }}cm/{s^2}\)   
  • D. \(5{\rm{ }}m/{s^2}\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 164787

Một sóng cơ lan truyền với vận tốc 1 m/s, tần số 10Hz, biên độ 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường S = 8 cm thì sóng đi được quãng đường bao nhiêu

  • A. 5 cm        
  • B. 2,5 m
  • C. 50 cm 
  • D. 5 m
Câu 9
Mã câu hỏi: 164788

Chọn phát biểu sai khi nói về cơ năng của vật dao động điều hòa

  • A. Bằng động năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng
  • B. Bằng thế năng của ật khi vật đến vị trí biên
  • C. Giảm khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên
  • D. Bằng tổng động năng và thế năng của vật
Câu 10
Mã câu hỏi: 164789

Dao động tắt dần có đặc điểm là

  • A. Tần số tăng dần theo thời gian
  • B. Chu kì tăng dần theo thời gian
  • C. Biên độ giảm dần theo thời gian
  • D. Vận tốc biến đổi theo hàm bậc nhất của thời gian
Câu 11
Mã câu hỏi: 164790

Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi

  • A. Ngược pha so với li độ 
  • B. Cùng pha so với li độ
  • C. Sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với li độ  
  • D. Trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với li độ
Câu 12
Mã câu hỏi: 164791

Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng  \({f_0}.\) Khi tác dụng vào con lắc một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có tần số f thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Chọn hệ thức đúng

  • A. \(f = 4{f_0}\)      
  • B. \(f = {f_0}\)
  • C. \(f = 0,5{f_0}\)            
  • D. \(f = 2{f_0}\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 164792

Một sóng cơ truyền dọc trục Ox. Phương trình dao động của phần tử tại một điểm trên phương truyền sóng là \(u = 4\cos \left( {20\pi t - \pi } \right)\) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng là 60 cm/s. Bước sóng của sóng này bằng

  • A. 6 cm  
  • B. 9cm
  • C. 3 cm  
  • D. 5 cm
Câu 14
Mã câu hỏi: 164793

Một sóng cơ truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với bước sóng 4cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên dây dao động cùng pha bằng

  • A. 4 cm     
  • B. 2 cm
  • C. 8 cm        
  • D. 6 cm
Câu 15
Mã câu hỏi: 164794

Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s, tại nơi có gia tốc \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Chiều dài dây treo của con lắc bằng

  • A. 25 cm      
  • B. 0,25 cm
  • C. 2,5 cm        
  • D. 2,5 m
Câu 16
Mã câu hỏi: 164795

Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k = 20 N/m dao động với biên độ A = 5cm. Khi vật qua vị trí có li độ bằng 4 cm thì động năng của con lắc bằng

  • A. 0,025 J           
  • B. 0,0016 J 
  • C. 0,04J          
  • D. 0,009 J
Câu 17
Mã câu hỏi: 164796

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình \(x = 8\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì

  • A. Lúc t = 0 chất điểm đang chuyển động theo chiều dương trục Ox
  • B. Chu kì dao động là 2s
  • C. Vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng có độ lớn bằng 8 cm/s
  • D. Chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm
Câu 18
Mã câu hỏi: 164797

Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t, hai dao động M1 và M2 lệch pha nhau là

  • A. \(\frac{\pi }{3}\)    
  • B. \(\frac{\pi }{6}\)
  • C. \(\frac{{5\pi }}{6}\)      
  • D. \(\frac{{2\pi }}{3}\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 164798

Cho ba con lắc đơn có cùng chiều dài dây treo và cùng khối lượng. Con lắc thứ nhất và thứ hai mang điện tích q1 và q2, con lắc thứ 3 không mang điện, Đặt lần lượt ba con lắc vào điện trường đều có vecto cường độ điện trường theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Chu kì dao động của chúng trong điện trường lần lượt là \({T_1},{T_2},{T_3}\) với \({T_1} = \frac{{{T_3}}}{3}\)  và \({T_2} = \frac{2}{3}{T_3}\). Tỉ số \(\frac{{{q_1}}}{{{q_2}}}\) có giá trị bằng

  • A. \(\frac{9}{4}\)    
  • B. 12 
  • C. 4,8      
  • D. 6,4
Câu 20
Mã câu hỏi: 164799

Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình \(x = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\) cm (t tính bằng s). Kể từ thời điểm t = 0, thời điểm mà chất điểm đi qua vị trí có ly độ  \(x =  - 2cm\) lần thứ 2019 là

  • A. 4037s       
  • B. 2018s
  • C. 2019s               
  • D. 4018s
Câu 21
Mã câu hỏi: 164800

Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa với biên độ không đổi là A. Khi con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương thẳng đứng thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng 0. Khi con lắc này dao động điều hòa tự do trên mặt phẳng nghiêng góc \({30^0}\)  so với phương ngang thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng v. Nếu con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương ngang thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng.

  • A. \(\frac{{v\sqrt 3 }}{2}\)  
  • B. \(2v\)
  • C. \(\frac{{2v}}{{\sqrt 3 }}\)    
  • D. \(v\sqrt 3 \)
Câu 22
Mã câu hỏi: 164801

Hai điểm M và N nằm trên trục Ox và ở cùng phía so với O. Một sóng cơ hình sin truyền trên trục Ox theo chiều từ M tới N với bước sóng \(\lambda \) . Biết \(MN = \frac{\lambda }{{12}}\) và phương trình dao động của phần tử tại M là \({u_M} = 5\cos 10\pi t\) cm (t tính bằng s). Tốc độ của phần tử tại N ở thời điểm \(t = \frac{2}{3}\) s là

  • A. \(50\pi {\rm{ }}cm/s\)   
  • B. \(25\pi \sqrt 3 \,cm/s\)
  • C. \(25\pi {\rm{ }}cm/s\)   
  • D. \(50\pi \sqrt 3 \,cm/s\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 164802

Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng \(\lambda \). Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

  • A. \(\left( {2k + 1} \right)\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)
  • B. \(2k\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)
  • C. \(k\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)
  • D. \(\left( {2k + 0,5} \right)\lambda \), với \(k = 0, \pm 1, \pm 2,...\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 164803

Một con lắc lò xo dao động tắt dần, nguyên nhân tắt dần của dao động này là do

  • A. kích thích ban đầu
  • B. vật nhỏ của con lắc
  • C. ma sát
  • D. lò xo
Câu 25
Mã câu hỏi: 164804

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\) thì pha ban đầu của dao động tổng hợp xác định bởi

  • A. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)
  • B. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} - {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} - {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)
  • C. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}\)
  • D. \(\tan \varphi  = \frac{{{A_1}\cos {\varphi _1} - {A_2}\cos {\varphi _2}}}{{{A_1}\sin {\varphi _1} - {A_2}\sin {\varphi _2}}}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 164805

Một conn lấc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động với tần số góc là:

  • A. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \) 
  • B. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
  • C. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \) 
  • D. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)
Câu 27
Mã câu hỏi: 164806

Sóng cơ truyền được trong các môi trường

  • A. rắn, lỏng và khí
  • B. chân không, rắn và lỏng
  • C. lỏng, khí và chân không
  • D. khí, chân không và rắn
Câu 28
Mã câu hỏi: 164807

Chu kì trong dao động điều hòa có đơn vị là

  • A. héc    
  • B. kilogam 
  • C. mét    
  • D. giây
Câu 29
Mã câu hỏi: 164808

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là

  • A. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)   
  • B. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
  • C. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)  
  • D. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)
Câu 30
Mã câu hỏi: 164809

Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 5.\cos \left( {\frac{{3\pi }}{4}t + \frac{\pi }{4}} \right)\) cm. Pha ban đầu của dao động là

  • A. \(\pi \)      
  • B. \(\frac{{3\pi }}{4}\)
  • C. \(\frac{\pi }{2}\)        
  • D. \(\frac{\pi }{4}\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 164810

Tại một nơi trên Trái Đất có gia tốc tơi tự do g, một con lắc đơn mà dây treo dài l đang dao động điều hòa. Tần số dao động của con lắc là

  • A. \(\sqrt {\frac{g}{l}} \)
  • B. \(2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)
  • C. \(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
  • D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)
Câu 32
Mã câu hỏi: 164811

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động
  • B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn nếu tần số của lực cưỡng bức càng lớn
  • C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn nếu chu kì của lực cưỡng bức càng lớn
  • D. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.
Câu 33
Mã câu hỏi: 164812

Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, ngược pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là

  • A. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
  • B. \({A_1} + {A_2}\)
  • C. \(\sqrt {\left| {A_1^2 - A_2^2} \right|} \)
  • D. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
Câu 34
Mã câu hỏi: 164813

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng cơ?

  • A. Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường
  • B. Tốc độ truyền sóng tỉ lệ nghịch với chu kì của sóng
  • C. Hai phần tử cách nhau một bước sóng trên cùng một phương truyền sóng thì dao động đồng pha với nhau
  • D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
Câu 35
Mã câu hỏi: 164814

Nếu biên độ dao động của một vật dao động điều hòa giảm hai lần thì tần số dao động của vật

  • A. Tăng 4 lần    
  • B. không đổi
  • C. giảm 2 lần          
  • D. tăng 2 lần
Câu 36
Mã câu hỏi: 164815

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?

  • A. Sóng dọc và sóng ngang đều truyền được trong chất rắn
  • B. Sóng dọc không truyền dược trong chất lỏng và trong chân không
  • C. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang truyền theo phương ngang
  • D. Khi sóng truyền đi, các phân tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng
Câu 37
Mã câu hỏi: 164816

Hai chất điểm M1 và M2 cùng dao động điều hòa trên một trục Ox, quanh điểm O với cùng tần số f có phương trình là: \({x_1} = A\cos \left( {2\pi ft - \frac{\pi }{3}} \right);{x_2} = 2A.\cos \left( {2\pi ft + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) . Độ dài đại số M1M2 = x biến đổi theo thời gian với quy luật nào?

  • A. \(x = \cos \left( {2\pi ft + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\)
  • B. \(x = 3\cos \left( {2\pi ft + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\)
  • C. \(x = \cos \left( {2\pi ft + \frac{\pi }{3}} \right)\)
  • D. \(x = 3\cos \left( {2\pi ft + \frac{\pi }{3}} \right)\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 164817

Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần đều
  • B. Lực kéo về luôn hướng về vị trí cân bằng
  • C. Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ
  • D. Vecto vận tốc của vật đổi chiều tại các vị trí biên.
Câu 39
Mã câu hỏi: 164818

Một sóng hình sin có tần số f, lan truyền với tốc độ v. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là

  • A. \(\frac{v}{f}\)    
  • B. \(\frac{v}{{2f}}\)
  • C. \(\frac{{vf}}{2}\)    
  • D. \(vf\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 164819

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A, độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng là ∆l0. Nếu ∆l0 > A thì trong quá trình dao động tỉ số giữa độ lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu là

  • A. \(\frac{{\Delta {l_0} + A}}{{\Delta {l_0} - A}}\)
  • B. \(\frac{{\Delta {l_0} + A}}{A}\)
  • C. \(\frac{A}{{\Delta {l_0} - A}}\)
  • D. \(\frac{A}{{\Delta {l_0}}}\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ