Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2021-2022 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 70629

Câu nào không đúng khi nói về NST?

  • A. Crômatit chính là NST đơn.
  • B. Có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tâm động.
  • C. Mỗi NST có dạng kép đều có hai crômatit.
  • D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.
Câu 2
Mã câu hỏi: 70630

Đặc điểm nào sau đây không là tính chất đặc thù của nhiễm sắc thể?

  • A. Hình dạng kích thước.
  • B.  Cấu trúc của nhiễm sắc thể
  • C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.
  • D. Sự nhân đôi, phân li và tổ hợp.
Câu 3
Mã câu hỏi: 70631

Tính chất đặc trưng của nhiễm sắc thể là gì?

  • A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
  • B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua cạc thế hệ.
  • C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định)
  • D. Câu A và B đúng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 70632

Đặc trưng quan trọng nhất của bộ nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật lưỡng bội là?

  • A. kích thước nhiễm sắc thể
  • B. số lượng nhiễm sắc thể
  • C. hình dạng nhiễm sắc thể
  • D. cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 5
Mã câu hỏi: 70633

Nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào do đặc điểm?

  • A.  tự nhân đôi, phân li và tổ hợp trong phân bào.
  • B.  tự nhân đôi, tiếp hợp trong phân bào.
  • C. co và duỗi trong phân bào theo chu kì.
  • D. mang ADN chứa gen và có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền.
Câu 6
Mã câu hỏi: 70634

Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể là gì?

  • A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
  • B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua cạc thế hệ.
  • C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định)
  • D. Câu A và B đúng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 70635

Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của loài không phản ánh?

  • A. mức độ tiến hóa của loài
  • B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài
  • C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài
  • D. số lượng gen của mỗi loài
Câu 8
Mã câu hỏi: 70636

Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh?

  • A. Mức độ tiến hoá của loài.
  • B.  Mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
  • C. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
  • D. Số lượng gen của mỗi loài.
Câu 9
Mã câu hỏi: 70637

Loại tế bào nào sau đây không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng?

  • A. tế bào sinh dưỡng.
  • B. tế bào phôi.
  • C. tinh trùng.
  • D. tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 10
Mã câu hỏi: 70638

Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?

  • A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực
  • B. Hợp tử.
  • C. Tế bào sinh dục chín
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai
Câu 11
Mã câu hỏi: 70639

Phát biểu không đúng về NST ở sinh vật nhân thực?

  • A. NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein histon.
  • B. Bộ NST của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc
  • C. Trong tế bào các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
  • D. Số lượng NST của các loài không phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.
Câu 12
Mã câu hỏi: 70640

Trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm chứa khoảng 3,4.10cặp nucleotit, cho rằng tất cả ADN trong nhân đều tạo thành nucleoxom và đoạn ADN nối giữa các nucleoxom kế cận có 60 cặp nucleotit. Có bao nhiêu nucleoxom trong nhân tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm?

  • A. 3,3.108
  • B. 1,65.108
  • C. 1,65.106
  • D. 3,3.106
Câu 13
Mã câu hỏi: 70641

Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là?

  • A.  Có hai cặp NST đều có Hình que
  • B. Có bốn cặp NST đều Hình que
  • C. Có ba cặp NST Hình chữ V
  • D. Có hai cặp NST Hình chữ V
Câu 14
Mã câu hỏi: 70642

Đâu là đơn vị cấu trúc cơ bản của NST?

  • A. Nucleotit
  • B. Axit amin
  • C. Nucleoxom
  • D. ADN
Câu 15
Mã câu hỏi: 70643

Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là?

  • A. Biến đổi hình dạng
  • B. Tự nhân đôi
  • C. Trao đổi chất
  • D. Co, duỗi trong phân bào
Câu 16
Mã câu hỏi: 70644

NST tồn tại trong tế bào có vai trò?

  • A. Lưu giữ thông tin di truyền.
  • B. Bảo quản thông tin di truyền.
  • C. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
  • D. Tất cả các chức năng trên.
Câu 17
Mã câu hỏi: 70645

Cho biết thành phần hoá học của NST bao gồm có những gì?

  • A. Phân tử prôtêin
  • B. Phân tử ADN
  • C. Prôtêin và phân tử ADN
  • D. Axit và bazơ
Câu 18
Mã câu hỏi: 70646

Bộ phận nào sau đây của NST là vị trí quan trọng mà sợi tơ của thoi phân bào sẽ bám vào và kéo về các cực trong qúa trình phân bào?

  • A. Tâm động.
  • B. Eo cấp 1.
  • C. Hai cánh.
  • D. Eo cấp 2.
Câu 19
Mã câu hỏi: 70647

Nhiễm sắc tử chị em có đặc điểm gì?

  • A. Nguồn gốc khác nhau: 1 từ bố, 1 từ mẹ
  • B. Là 2 phần của phân tử ADN ban đầu.
  • C. Có trình tự gen gần giống nhau, chỉ khác 1 số điểm nhỏ 
  • D. Giống nhau hoàn toàn
Câu 20
Mã câu hỏi: 70648

Sau khi nhân đôi mỗi NST gồm?

  • A. Hai NST kép
  • B. Hai NST đơn
  • C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động
  • D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau
Câu 21
Mã câu hỏi: 70649

Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm?

  • A. một crômatit
  • B. một NST đơn
  • C. một NST kép
  • D. cặp crômatit
Câu 22
Mã câu hỏi: 70650

Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ nào, vì sao?

  • A. Kỳ giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa
  • B. Kỳ sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kỳ sau
  • C. Kỳ trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong
  • D. Kỳ trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa
Câu 23
Mã câu hỏi: 70651

Nhiễm sắc thể nhín thấy rõ nhất vào kì nào?

  • A. Đầu
  • B. Giữa
  • C. Sau
  • D. Cuối
Câu 24
Mã câu hỏi: 70652

 NST có hình dạng và kích thước đặc trưng tại?

  • A. kì đầu của nguyên phân.
  • B. kì giữa của phân bào.
  • C. kì sau của phân bào.
  • D. kì cuối của giảm phân.
Câu 25
Mã câu hỏi: 70653

Ở kì nào của quá trình phân bào, nhiễm sắc thể (NST) có hình dạng và kích thước đặc trưng?

  • A. Kì sau
  • B. Kì cuối
  • C. Kì giữa
  • D. Kì đầu
Câu 26
Mã câu hỏi: 70654

Cấu trúc hiển ý của NST thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì nào?

  • A. Kì đầu
  • B. Kì giữa
  • C. Kì sau
  • D. Kì cuối
Câu 27
Mã câu hỏi: 70655

Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì?

  • A. Vào kì trung gian
  • B. Kì đầu
  • C. Kì giữa
  • D. Kì sau
Câu 28
Mã câu hỏi: 70656

Dạng NST chỉ chứa một sợi nhiễm sắc là NST dạng?

  • A. đơn
  • B. kép
  • C. đơn bội
  • D. lưỡng bội
Câu 29
Mã câu hỏi: 70657

Trong quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái kép trong những kì nào?

  • A. Kì đầu và kì giữa
  • B. Kì sau và kì cuối
  • C. Kì đầu và kì cuối
  • D. Kì giữa và kì sau
Câu 30
Mã câu hỏi: 70658

Quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể không xuất hiện ở trạng thái kép ở các kì?

  • A. Kì đầu , kì sau.
  • B. Kì sau và kì cuối.
  • C. Kì cuối và kì giữa.
  • D. Kì giữa và kì đầu.
Câu 31
Mã câu hỏi: 70659

Quá trình nguyên phân gồm các giai đoạn nào sau đây?

  • A. Phân chia nhân tế bào và phân chia tế bào chất.
  • B. Phân chia tế bào chất và phân chia màng tế bào.
  • C. Phân chia bào quan và phân chia tế bào chất.
  • D. Phân chia nhân tế bào và phân chia bào quan.
Câu 32
Mã câu hỏi: 70660

Điều nào sau đây đúng khi nói về quá trình phân chia tế bào chất?

  • A. Tế bào chất phân chia cùng với màng sinh chất.
  • B. Tế bào chất phân chia nhờ việc tạo thành tế bào.
  • C. Tế bào chất phân chia nhờ vào màng tế bào.
  • D. Tế bào chất phân chia thành hai tế bào con.
Câu 33
Mã câu hỏi: 70661

Chu kì nguyên phân của tế bào Y bằng 1/3 thời gian so với chu kì nguyên phân của tế bào X. Quá trình nguyên phân của cả hai tế bào cần được cung cấp 3108 NST đơn. Số đợt nguyên phân của tế bào X và Y lần lượt là:

  • A. 9 và 3
  • B. 2 và 6
  • C. 6 và 2
  • D. 3 và 9
Câu 34
Mã câu hỏi: 70662

Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Số lần nguyên phân của C là:

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 35
Mã câu hỏi: 70663

Bốn tế bào A, B, C, D đều thực hiện quá trình nguyên phân. Tế bào B có số lần nguyên phân gấp 3 lần so với tế bào A và chỉ bằng 1/2 số lần nguyên phân của tế bào C. Tổng số lần nguyên phân của cả 4 tế bào là 15. Các tế bào A, B, D, C có số lần nguyên phân lần lượt là:

  • A. 1, 3, 6, 5
  • B.  2, 4, 6, 3
  • C. 2, 3, 6, 4
  • D. 1, 3, 5, 6
Câu 36
Mã câu hỏi: 70664

Bốn tế bào A, B, C, D đều thực hiện quá trình nguyên phân. Tế bào B có số lần nguyên phân gấp 3 lần so với tế bào A và chỉ bằng 1/2 số lần nguyên phân của tế bào C. Tổng số lần nguyên phân của cả 4 tế bào là 15. Nếu quá trình trên cần được cung cấp 816 nhiễm sắc thể đơn cho cả 4 tế bào nguyên phân thì số nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài bằng:

  • A. 16
  • B. 6
  • C. 12
  • D. 8
Câu 37
Mã câu hỏi: 70665

Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST 2n= 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Số crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là

  • A. 768
  • B. 1536
  • C. 192
  • D. 384
Câu 38
Mã câu hỏi: 70666

Một tế bào sau khi nguyên phân 6 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào?

  • A. 6 tế bào
  • B. 12 tế bào
  • C. 36 tế bào
  • D. 64 tế bào
Câu 39
Mã câu hỏi: 70667

Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n= 24. Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc dược diễn ra liên tiếp 3 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở kì giữa của lần nguyên phân tiếp theo thì có tất cả bao nhiêu crômatit?

  • A. 384 crômatit.
  • B. 284 crômatit.
  • C. 354 crômatit.
  • D. 184 crômatit.
Câu 40
Mã câu hỏi: 70668

 Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là?

  • A. Tế bào phân chia → nhân phân chia.
  • B. nhân phân chia → tế bào chất phân chia.
  • C. nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc.
  • D. chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ