Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Văn Tám

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 50797

Trường hợp nào sau đây hợp với lẽ phải?

  • A. Chiếm đoạt tài sản.
  • B. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.
  • C. Buôn bán hàng giả.
  • D. Gió chiều nào che chiều ấy.
Câu 2
Mã câu hỏi: 50798

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch,............

  • A. hám danh, hám lợi.
  • B. không hám danh, hám lợi.
  • C. không quan tâm người khác.
  • D. bất cần.
Câu 3
Mã câu hỏi: 50799

Người sống liêm khiết thường có đức tính nào sau đây?

  • A. Tự trọng.
  • B. Bất cần.
  • C. Kiêu ngạo.
  • D. Vụ lợi.
Câu 4
Mã câu hỏi: 50800

Người biết giữ chữ tín là người biết coi trọng................

  • A. công việc.
  • B. người khác.
  • C. lời hứa.
  • D. niềm tin.
Câu 5
Mã câu hỏi: 50801

Người không giữ chữ tín thường có thái độ, hành vi nào?

  • A. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng.
  • B. Luôn đúng hẹn.
  • C. Buôn bán uy tín.
  • D. Hứa trước, quên sau.
Câu 6
Mã câu hỏi: 50802

Hành vi tôn trọng lẽ phải là hành vi?

  • A. Thích việc gì làm việc đó.
  • B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.
  • C. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.
  • D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.
Câu 7
Mã câu hỏi: 50803

Hành vi thể hiện tính liêm khiết là.....................

  • A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.
  • B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.
  • C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.
  • D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Câu 8
Mã câu hỏi: 50804

Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là?

  • A. Nói phải củ cải cũng nghe.
  • B. Ăn có mời làm có khiến.
  • C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • D. Áo rách cốt cách người thương.
Câu 9
Mã câu hỏi: 50805

Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là ?

  • A. Khiêm tốn.
  • B. Lẽ phải.
  • C. Công bằng.
  • D. Trung thực.
Câu 10
Mã câu hỏi: 50806

Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ?

  • A. Tôn trọng lẽ phải.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Khiêm tốn.
Câu 11
Mã câu hỏi: 50807

Biểu hiện tôn trọng lẽ phải là?

  • A. Ủng hộ người nghèo.
  • B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.
  • C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • D. Cả A,B,
Câu 12
Mã câu hỏi: 50808

Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đến điều gì ?

  • A. Đức tính khiêm tốn.
  • B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
  • C. Đức tính cần cù.
  • D. Đức tính trung thực.
Câu 13
Mã câu hỏi: 50809

Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Công bằng.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Khiêm tốn.
Câu 14
Mã câu hỏi: 50810

Biểu hiện của không liêm khiết là?

  • A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
  • B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.
  • C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.
  • D. Cả A,B,
Câu 15
Mã câu hỏi: 50811

A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ?

  • A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
  • B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
  • D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
Câu 16
Mã câu hỏi: 50812

Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

  • A. Lòng chung thủy.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Giữ chữ tín.
  • D. Lòng vị tha.
Câu 17
Mã câu hỏi: 50813

Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Công bằng.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Giữ chữ tín.
Câu 18
Mã câu hỏi: 50814

Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là ?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Công bằng.
  • C. Pháp luật.
  • D. Kỉ luật.
Câu 19
Mã câu hỏi: 50815

Biểu hiện của pháp luật là?

  • A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
  • B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
  • C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
  • D. Cả A,B,
Câu 20
Mã câu hỏi: 50816

Biểu hiện của kỉ luật là?

  • A. Nội quy lớp học.
  • B. Quy chế thi cử.
  • C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.
  • D. Cả A,B,
Câu 21
Mã câu hỏi: 50817

Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

  • A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
  • B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
  • C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
  • D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
Câu 22
Mã câu hỏi: 50818

Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Công bằng.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Tôn trọng người khác.
Câu 23
Mã câu hỏi: 50819

Biểu hiện của sự tôn trọng người khác là?

  • A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.
  • B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
  • C. Giúp đỡ người khuyết tật.
  • D. Cả A,B,
Câu 24
Mã câu hỏi: 50820

Biểu hiện cho thấy không tôn trọng người khác là?

  • A. Vu khống cho người khác.
  • B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.
  • C. Cười nói to trong đám ma.
  • D. Cả A,B,
Câu 25
Mã câu hỏi: 50821

"Giấy rách phải giữ lấy lề" nói về đức tính nào?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Cần cù.
Câu 26
Mã câu hỏi: 50822

Việc sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

  • A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
  • B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
  • C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
  • D. Cả A,B,
Câu 27
Mã câu hỏi: 50823

Biểu hiện không có chữ tín là?

  • A. Hứa suông.
  • B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
  • C. Nói một đằng làm một nẻo.
  • D. Cả A,B,
Câu 28
Mã câu hỏi: 50824

Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì ?

  • A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  • B. Giúp mọi người đoàn kết.
  • C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
  • D. Cả A,B,
Câu 29
Mã câu hỏi: 50825

Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

  • A. Không tôn trọng lẽ phải.
  • B. Không trung thực.
  • C. Không chín chắn.
  • D. Không có ý thức.
Câu 30
Mã câu hỏi: 50826

Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

  • A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
  • B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
  • C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
  • D. Cả A,B,
Câu 31
Mã câu hỏi: 50827

Câu tục ngữ không nói về tình bạn là câu?

  • A. Học thầy không tày học bạn.
  • B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
  • C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.
  • D. Không thầy đố mày làm nên.
Câu 32
Mã câu hỏi: 50828

Hành vi thể hiện không tôn trọng lẽ phải là?

  • A. Phê phán việc làm sai.
  • B. Không dám nói sự thật.
  • C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí.
  • D. Chấp hành nội quy nơi mình ở.
Câu 33
Mã câu hỏi: 50829

Hành vi không tôn trọng người khác là hành vi?

  • A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh.
  • B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
  • C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
  • D. Lắng nghe ý kiến mọi người.
Câu 34
Mã câu hỏi: 50830

Biểu hiện không tốt trong tình bạn là?

  • A. tôn trọng bạn
  • B. chân thành với bạn
  • C. phân chia bè phái gây mất đoàn kết
  • D. giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
Câu 35
Mã câu hỏi: 50831

Biểu hiện tốt về tình bạn là?

  • A. bao che khuyết điểm cho bạn
  • B. trêu chọc bạn
  • C. không giữ lời hứa với bạn
  • D. giúp đỡ bạn
Câu 36
Mã câu hỏi: 50832

Hành vi vi phạm kỉ luật là?

  • A. thực hiện không đúng nội quy, quy định của nhà trường
  • B. đi học trễ
  • C. thiếu đạo đức và kỉ luật trong trường học
  • D. Cả A, B, C
Câu 37
Mã câu hỏi: 50833

Ý nào dưới đây nói đúng về vai trò của pháp luật và kỉ luật?

  • A. Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
  • B. Giúp công việc của tập thể được trôi chảy vì các thành viên sợ vi phạm kỉ luật.
  • C. Giúp cho các thành viên trong tập thể giám sát hoạt động của nhau.
  • D. Kìm hãm sự phát triển của cá nhân vì cứ phải tuân theo khuôn khổ chung.
Câu 38
Mã câu hỏi: 50834

Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật?

  • A. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
  • B. Đốt rừng làm nương rẫy.
  • C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền.
  • D. Đi học muộn, trốn tiết.
Câu 39
Mã câu hỏi: 50835

Em đồng ý với việc làm nào sau đây?

  • A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình.
  • B. Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người.
  • C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình.
  • D. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán.
Câu 40
Mã câu hỏi: 50836

Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có tình cảm và thiện chí................

  • A. từ một phía
  • B. người có địa vị cao hơn
  • C. từ hai phía
  • D. người có địa vị thấp hơn

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ