Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 Trường THCS Hồ Thị Kỷ

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 32380

Biểu hiện nào thể hiện giản dị?

  • A. Mai trưng diện để được tiếng là “sành điệu”.
  • B. Diễn đạt cầu kỳ,bóng bẩy.
  • C. Nói ngắn gọn, dễ hiểu.
  • D. Tổ chức sinh nhật linh đình.
Câu 2
Mã câu hỏi: 32381

Hành vi nào không thể hiện lòng yêu thương con người?

  • A. Tặng quà cho trẻ em nghèo.
  • B. Ủng hộ trẻ mổ tim.
  • C. Nuôi trẻ cơ nhỡ cho đi ăn xin.
  • D. Mở lớp học tình thương cho trẻ.
Câu 3
Mã câu hỏi: 32382

Hành vi nào thiếu tôn sư trọng đạo?

  • A. Chăm chú nghe thầy cô giảng bài
  • B. Thăm thầy cô giáo cũ.
  • C. Chào thầy cô không nghiêm túc.
  • D. Học bài, soạn bài đầy đủ.
Câu 4
Mã câu hỏi: 32383

Hành vi nào thể hiện trung thực?

  • A. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
  • B. Giúp bạn khi làm bài kiểm tra.
  • C. Nhận lỗi thay cho bạn.
  • D. Bao che thiếu sót cho bạn thân.
Câu 5
Mã câu hỏi: 32384

Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào?

  • A. Không phải điều gì cũng nói.
  • B. Không phải biết gì cũng nói ra.
  • C. Không tranh luận gay gắt.
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6
Mã câu hỏi: 32385

Đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta thế nào?

  • A. Có thói quen ỷ lại.
  • B. Có chỗ dựa trọng mọi việc.
  • C. Có được sự yêu quí của mọi người.
  • D. Có lối sống giản dị.
Câu 7
Mã câu hỏi: 32386

Hành vi nào thể hiện tự trọng?

  • A. Luôn giữ đúng lời hứa.
  • B. Nói xấu sau lưng người khác.
  • C. Không thấy xấu hổ hoặc hối hận khi làm điều sai trái.
  • D. Nịnh nọt để lấy lòng người khác.
Câu 8
Mã câu hỏi: 32387

Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

  • A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
  • B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
  • C. Căm ghét thầy cô.
  • D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 9
Mã câu hỏi: 32388

Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trung thành.
  • C. Tự tin.
  • D. Tiết kiệm.
Câu 10
Mã câu hỏi: 32389

Lòng yêu thương con người...............

  • A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.
  • B. Hạ thấp giá trị con người.
  • C. Xuất phát từ tấm lòng, vô tư, trong sáng.
  • D. Làm những điều có hại cho người khác.
Câu 11
Mã câu hỏi: 32390

Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?

  • A. Lòng biết ơn.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Tinh thần đoàn kết.
  • D. Lòng khoan dung.
Câu 12
Mã câu hỏi: 32391

Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

  • A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
  • B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
  • C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
  • D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 13
Mã câu hỏi: 32392

Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

  • A. Lá lành đùm lá rách.
  • B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  • C. Một câu nhịn chín câu lành.
  • D. Thương người như thể thương thân.
Câu 14
Mã câu hỏi: 32393

Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

  • A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
  • B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
  • C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.
  • D. Anh em bất hòa.
Câu 15
Mã câu hỏi: 32394

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là..................

  • A. góp phần làm phong phú truyền thống.
  • B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.
  • C. tự hào về truyền thống của gia đình.
  • D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.
Câu 16
Mã câu hỏi: 32395

Người yêu thương con người sẽ được mọi người ..................

  • A. Coi thường.
  • B. Phản đối.
  • C. Yêu mến, quý trọng.
  • D. Xa lánh.
Câu 17
Mã câu hỏi: 32396

Thái độ của chúng ta với các thầy, cô giáo (đặc biệt đối vì những người đã dạy mình) là.................

  • A. Tôn trọng, kýnh yêu và biết ơn.
  • B. Coi thường.
  • C. Không tôn trọng.
  • D. Không coi trọng những điều thầy, cô dạy.
Câu 18
Mã câu hỏi: 32397

Tự tin có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Có thêm kinh nghiệm.
  • B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
  • C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
  • D. Cả A,B,
Câu 19
Mã câu hỏi: 32398

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?

  • A. Truyền thống hiếu học.
  • B. Truyền thống yêu nước.
  • C. Truyền thống nhân nghĩa.
  • D. Cả A,B,
Câu 20
Mã câu hỏi: 32399

Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

  • A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
  • B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
  • C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
  • D. Cả A,B,
Câu 21
Mã câu hỏi: 32400

Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

  • A. Bố mẹ yêu thương con cái.
  • B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
  • C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm làng.
  • D. Cả A,B,
Câu 22
Mã câu hỏi: 32401

Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì ?

  • A. Lòng biết ơn.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Tinh thần đoàn kết.
  • D. Lòng khoan dung.
Câu 23
Mã câu hỏi: 32402

Biểu hiện của khoan dung là?

  • A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.
  • B. Nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ.
  • C. Góp ý giúp bạn sửa sai.
  • D. Cả A,B,
Câu 24
Mã câu hỏi: 32403

Yêu thương con người là gì?

  • A. Quan tâm người khác.
  • B. Giúp đỡ người khác.
  • C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
  • D. Cả A,B,
Câu 25
Mã câu hỏi: 32404

Gia đình bạn N nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì?

  • A. Lòng yêu thương mọi người.
  • B. Tinh thần đoàn kết.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Lòng trung thành.
Câu 26
Mã câu hỏi: 32405

Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

  • A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Tinh thần kỷ luật.
  • D. Lòng yêu thương con người.
Câu 27
Mã câu hỏi: 32406

Hành vi cố ý đánh người, giết người, chúng ta cần phải làm gì ?

  • A. Lên án, tố cáo.
  • B. Làm theo.
  • C. Không quan tâm.
  • D. Nêu gương.
Câu 28
Mã câu hỏi: 32407

Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?

  • A. Trách nhiệm.
  • B. Vô ơn.
  • C. Trung thành.
  • D. Ý thức.
Câu 29
Mã câu hỏi: 32408

Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

  • A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.
  • B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
  • C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.
  • D. Cả A,B,
Câu 30
Mã câu hỏi: 32409

Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

  • A. Xa hoa, lãng phí.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Trung thực.
Câu 31
Mã câu hỏi: 32410

Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó được gọi là?

  • A. Đoàn kết.
  • B. Tương trợ.
  • C. Khoan dung.
  • D. Trung thành.
Câu 32
Mã câu hỏi: 32411

Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?

  • A. Đọc sai điểm để được điểm cao.
  • B. Không giữ đúng lời hứa.
  • C. Bịa đặt, nói xấu người khác.
  • D. Cả A,B,
Câu 33
Mã câu hỏi: 32412

“Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?

  • A. Giản dị.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Trung thực.
  • D. Khiêm tốn.
Câu 34
Mã câu hỏi: 32413

Biểu hiện của đức tính trung thực là?

  • A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
  • B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
  • C. Không nói dối.
  • D. Cả A,B,
Câu 35
Mã câu hỏi: 32414

Đối lập với trung thực là?

  • A. Giả dối.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Chăm chỉ.
  • D. Khiêm tốn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 32415

Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?

  • A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.
  • B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.
  • C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
  • D. Cả A,B,
Câu 37
Mã câu hỏi: 32416

Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
  • B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
  • C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
  • D. Cả A,B,
Câu 38
Mã câu hỏi: 32417

Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ?

  • A. Sự vô ơn, phản bội.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Sự trung thành.
  • D. Khiêm tốn.
Câu 39
Mã câu hỏi: 32418

Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì ?

  • A. Nhân văn.
  • B. Chí công vô tư.
  • C. Tôn sư trọng đạo.
  • D. Nhân đạo.
Câu 40
Mã câu hỏi: 32419

Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?

  • A. Chia rẽ.
  • B. Vô ơn.
  • C. Trung thành.
  • D. Khoan dung.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ