Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Thị Định

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 34901

Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích:

  • A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng
  • B. Tăng năng suất cây trồng
  • C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng
  • D. Tăng vụ gieo trồng
Câu 2
Mã câu hỏi: 34902

Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại:

  • A. Cành bị gãy
  • B. Cây, củ bị thối
  • C. Quả bị chảy nhựa
  • D. Quả to hơn
Câu 3
Mã câu hỏi: 34903

Trong các hình thái của biến thái không hoàn toàn không có hình thái nào dưới đây?

  • A. Sâu non
  • B. Nhộng
  • C. Sâu trưởng thành
  • D. Trứng
Câu 4
Mã câu hỏi: 34904

Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?

  • A. Biện pháp canh tác
  • B. Biện pháp thủ công
  • C. Biện pháp hóa học
  • D. Biện pháp sinh học
Câu 5
Mã câu hỏi: 34905

Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

  • A. Khó thực hiện, tốn tiền...
  • B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
  • C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của
  • D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch
Câu 6
Mã câu hỏi: 34906

Cày, bừa đất bằng máy thay vì trâu, bò có ưu điểm:

  • A. Cần có dụng cụ máy móc phức tạp
  • B. Làm nhanh, ít tốn công
  • C. Giá thành cao
  • D. Dụng cụ đơn giản
Câu 7
Mã câu hỏi: 34907

Thời vụ là:

  • A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng
  • B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng
  • C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng
  • D. Tất cả đều sai
Câu 8
Mã câu hỏi: 34908

Có mấy phương pháp gieo giống?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 34909

Tỉa và dặm cây có tác dụng:

  • A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu
  • B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống
  • C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10
Mã câu hỏi: 34910

Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Sấy khô
  • B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn
  • C. Muối chua
  • D. Đóng hộp
Câu 11
Mã câu hỏi: 34911

Để đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản, cần phải tiến hành thu hoạch như thế nào?

  • A. Thu hoạch lúc đúng độ chín
  • B. Nhanh gọn
  • C. Cẩn thận
  • D. Tất cả các ý trên
Câu 12
Mã câu hỏi: 34912

Luân canh là:

  • A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
  • B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
  • C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích
  • D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ
Câu 13
Mã câu hỏi: 34913

Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp luân canh như thế nào?

  • A. Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng
  • B. Khả năng chống sâu bệnh của cây trồng
  • C. Cả A và B
  • D. A hoặc B
Câu 14
Mã câu hỏi: 34914

Lên luống cây trồng có tác dụng:

  • A. Dễ chăm sóc, chống ngập úng
  • B. Nhìn cho đẹp, dễ chăm sóc
  • C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển, dễ chăm sóc
  • D. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày
Câu 15
Mã câu hỏi: 34915

Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học:

  • A. Supe lân, phân heo, ure
  • B. Ure, NPK, Supe lân
  • C. Phân trâu, bèo dâu, DAP
  • D. Muồng muồng, NPK, Ure
Câu 16
Mã câu hỏi: 34916

Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng?

  • A. pH < 6,5
  • B. pH = 7
  • C. pH > 7,5
  • D. pH = 6,6 – 7,5
Câu 17
Mã câu hỏi: 34917

Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:

  • A. Lai tạo giống
  • B. Giâm cành
  • C. Ghép mắt
  • D. Chiết cành
Câu 18
Mã câu hỏi: 34918

Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?

  • A. Sinh trưởng và phát triển giảm
  • B. Tốc độ sinh trưởng tăng
  • C.  Chất lượng nông sản không thay đổi
  • D. Tăng năng suất cây trồng
Câu 19
Mã câu hỏi: 34919

Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do?

  • A. Vi sinh vật gây hại
  • B. Điều kiện sống bất lợi
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai
Câu 20
Mã câu hỏi: 34920

Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh
  • B. Biện pháp thủ công
  • C. Biện pháp hóa học
  • D. Biện pháp sinh học
Câu 21
Mã câu hỏi: 34921

Nội dung của biện pháp canh tác là?

  • A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh
  • B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
  • C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng
  • D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại
Câu 22
Mã câu hỏi: 34922

Cày ải được áp dụng khi:

  • A. Đất trũng, nước không tháo được cạn
  • B. Đất cao, ít được cấp nước
  • C. Đất còn ẩm, sau đó đất được phơi khô
  • D. Tất cả đều sai
Câu 23
Mã câu hỏi: 34923

Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp trồng cây thủy canh, trừ:

  • A. Cây được trồng trong dung dịch chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
  • B. Phần lớn rễ cây nằm trên giá đỡ nằm ngoài dung dịch
  • C. Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng
  • D. Thường được áp dụng ở những nơi đất trồng hiếm
Câu 24
Mã câu hỏi: 34924

Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian:

  • A. 3 giờ
  • B. 4 giờ
  • C. 5 giờ
  • D. 6 giờ
Câu 25
Mã câu hỏi: 34925

Quy trình bón phân thúc bao gồm:

  • A. Bón phân
  • B. Làm cỏ, vun xới
  • C. Vùi phân vào đất
  • D. Tất cả các ý trên
Câu 26
Mã câu hỏi: 34926

Có mấy phương pháp chế biến nông sản?

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 27
Mã câu hỏi: 34927

Các loại nông sản như cam, quýt, đậu xanh…được thu hoạch bằng phương pháp nào?

  • A. Hái
  • B. Nhổ
  • C. Đào
  • D. Cắt
Câu 28
Mã câu hỏi: 34928

Tăng vụ là như thế nào?

  • A. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
  • B. Tăng sản phẩm thu hoạch
  • C. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 29
Mã câu hỏi: 34929

Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ?

  • A. Tăng độ phì nhiêu
  • B. Điều hòa dinh dưỡng đất
  • C. Giảm sâu bệnh
  • D. Tăng sản phẩm thu hoạch
Câu 30
Mã câu hỏi: 34930

Đâu là các khâu làm đất trồng rau:

  • A. Bừa và đạp đất → Cày đất → Lên luống
  • B. Cày đất → Bừa và đạp đất → Lên luống
  • C. Lên luống → Bừa và đạp đất → Cày đất
  • D. Cày đất → Lên luống → Bừa và đạp đất

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ