Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Hưu

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 66191

Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

  • A. cơ năng.
  • B. hóa năng.
  • C. nhiệt năng.
  • D. năng lượng ánh sáng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 66192

Kim loại giữa được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là:

  • A. sắt.
  • B. thép.
  • C. sắt non.
  • D. đồng.
Câu 3
Mã câu hỏi: 66193

Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là

  • A. chiều quay của nam châm
  • B. chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
  • C. chiều của đường sức từ
  • D. chiều của dòng điện trong dây dẫn.
Câu 4
Mã câu hỏi: 66194

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm?

  • A. Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam.
  • B. Nam châm có tính hút được sắt, niken.
  • C. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.
  • D. Khi một nam châm bị gãy đôi, ta được hai nam châm mới.
Câu 5
Mã câu hỏi: 66195

Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều

  • A. xuyên vào lòng bàn tay.
  • B. từ cổ tay đến ngón tay.
  • C. của ngón tay cái.
  • D. của 4 ngón tay.
Câu 6
Mã câu hỏi: 66196

Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng là

  • A. Bắc – Nam. 
  • B. Đông – Nam.
  • C. Tây – Bắc.
  • D. Tây – Nam.
Câu 7
Mã câu hỏi: 66197

Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là

  • A. các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.
  • B. các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.
  • C. các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu cảu từ cực.
  • D. các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.
Câu 8
Mã câu hỏi: 66198

Khi nào thì hai nam châm hút nhau?

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
  • B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
  • C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
  • D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.
Câu 9
Mã câu hỏi: 66199

Biến trở là một dụng cụ dùng để:

  • A. Thay đổi vật liệu trong vật dẫn.
  • B. Điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
  • C. Thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn.
  • D. Điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 10
Mã câu hỏi: 66200

Công thức nào không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

  • A. \(R = {R_1} + {R_2}\)
  • B. \(I = {I_1} + {I_2}\)
  • C. \(\dfrac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)
  • D. \(U = {U_1} = {U_2}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 66201

Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?

  • A. Ngắt ngay nguồn điện.
  • B. Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.
  • C. Gọi người sơ cứu.
  • D. Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.
Câu 12
Mã câu hỏi: 66202

Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:

 

  • A. Dưới lên trên.
  • B. Trên xuống dưới.
  • C. Phải sang trái.
  • D. Trái sang phải.
Câu 13
Mã câu hỏi: 66203

Đặc điểm của hai điện trở mắc nối tiếp trong một mạch điện là:

  • A. Tháo bỏ một điện trở thì điện trở kia vẫn hoạt động
  • B. Có hai điểm chung
  • C. Tháo bỏ một điện trở thì mạch vẫn kín
  • D. Chỉ có một điểm chung
Câu 14
Mã câu hỏi: 66204

Mắc một bóng đèn pin vào hai cực của một pin còn tốt bằng dây dẫn ngắn rồi sau đó bằng dây dẫn khá dài. Hỏi cường độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

  • A. Trường hợp thứ nhất sáng mạnh hơn trường hợp thứ hai.
  • B. Trường hợp thứ nhất sáng yếu hơn trường hợp thứ hai.
  • C. Cả hai trường hợp cường độ sáng là như nhau.
  • D. Cả hai trường hợp đèn đều không sáng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 66205

Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch thì:

  • A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này
  • B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này
  • C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này
  • D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đạon mạch này
Câu 16
Mã câu hỏi: 66206

Một dây dẫn tiết diện S và có điện trở R. Nếu tăng tiết diện dây lên 5 lần thì điện trở R là

  • A. \(R' = \frac{R}{5}\) 
  • B. \(R' = 5{\rm{R}}\) 
  • C.  \(R' = R + 5\)   
  • D. \(R' = R - 5\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 66207

Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ

  • A. sáng hơn 
  • B. vẫn sáng như cũ
  • C. tốt hơn 
  • D. không hoạt động
Câu 18
Mã câu hỏi: 66208

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

  • A. luân phiên tăng giảm 
  • B. giảm bấy nhiêu lần
  • C. không thay đổi 
  • D.  tăng bấy nhiêu lần
Câu 19
Mã câu hỏi: 66209

Nam châm hình chữ U hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở

  • A. phần cong của nam châm 
  • B. hai từ cực của nam châm
  • C. phần thẳng của nam châm 
  • D. từ cực Bắc của nam châm
Câu 20
Mã câu hỏi: 66210

Chọn câu đúng. Tương tác giữa hai nam châm

  • A. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau
  • B. các từ cực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau
  • C. các từ cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau
  • D. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không đẩy nhau
Câu 21
Mã câu hỏi: 66211

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló:

  • A. Đi qua tiêu điểm
  • B. Song song với trục chính
  • C. Tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới
  • D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm
Câu 22
Mã câu hỏi: 66212

Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, gọi i là góc tới và r là khúc khúc xạ thì:

  • A. r < i   
  • B. r > i
  • C.  r = i    
  • D. r = 2i      
Câu 23
Mã câu hỏi: 66213

Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì:

  • A. Stato là cuộn dây dẫn
  • B. Stato là nam châm
  • C. Stato là thanh quét
  • D. Stato là hai vành khuyên
Câu 24
Mã câu hỏi: 66214

Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp:

  • A. Ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật
  • B. Ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật
  • C. Ảnh của vật là ảnh ảo ngược chiều, lớn hơn vật
  • D. Ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật
Câu 25
Mã câu hỏi: 66215

Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?

  • A. OA < f    
  • B. OA = 2f
  • C. OA = f 
  • D. OA > f
Câu 26
Mã câu hỏi: 66216

Mắt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 0,5m. Đeo kính cận là thấu kính loại nào sau đây để khắc phục tật mắt trên?

  • A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm
  • B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm
  • C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm
  • D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm
Câu 27
Mã câu hỏi: 66217

Năng lượng của ánh sáng có thể chuyển hóa trực tiếp thành dạng năng lượng nào sau đây ?

  • A. Nhiệt năng, hóa năng 
  • B. Điện năng, hóa năng
  • C. Cơ năng, hóa năng
  • D. Nhiệt năng, hóa năng, cơ năng, điện năng
Câu 28
Mã câu hỏi: 66218

Một quả bóng được thả rơi từ độ cao 5m cách mặt đất. Sau lần chạm đất thứ nhất quả bóng mất 1/5 cơ năng mà nó đã có được trước khi chạm đất. Vậy sau lần chạm đất này quả bóng nảy lên được độ cao:

  • A. 1m  
  • B. 2,5m
  • C. 3m 
  • D. 4m
Câu 29
Mã câu hỏi: 66219

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

  • A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
  • B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
  • C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
  • D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 30
Mã câu hỏi: 66220

Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là:

  • A. Tia SI
  • B. Tia IR
  • C. Tia IN  
  • D. Tia IN’
Câu 31
Mã câu hỏi: 66221

Chọn câu đúng. Mỗi máy ảnh đều có các bộ phận chính:

  • A. Vật kính và buồng tối      
  • B. Vật kính, chỗ đặt phim
  • C. Vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim     
  • D. Đèn Flash, vật kính và buồng tối
Câu 32
Mã câu hỏi: 66222

Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

  • A. Giác mạc và lông mi.  
  • B. Thể thủy tinh và màng lưới.
  • C. Thể thủy tinh.
  • D. Giác mạc và con ngươi.
Câu 33
Mã câu hỏi: 66223

Một bóng đèn \(220V-60W\) mắc vào nguồn điện \(200V\). Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?

  • A. đèn sáng bình thường.
  • B. đèn sáng mạnh hơn bình thường.
  • C. đèn sáng yếu hơn bình thường.
  • D. đèn sáng lúc mạnh lúc yếu.
Câu 34
Mã câu hỏi: 66224

Sở dĩ ta nói dòng điện có năng lượng là vì:

  • A. Dòng điện có thể thực hiện công cơ học, làm quay các động cơ.
  • B. Dòng điện có tác dụng nhiệt, có thể đun sôi nước.
  • C. Dòng điện có tác dụng phát sáng.
  • D. Tất cả các nội dung a, b, c.
Câu 35
Mã câu hỏi: 66225

Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 HS phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào là sai?

  • A. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
  • B. Đèn sáng bình thường khi số chỉ của ampe kế bằng cường độ dòng điện định mức qua đèn.
  • C. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
  • D. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
Câu 36
Mã câu hỏi: 66226

Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Kết quả thu được là \(3,25V\). Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

  • A. 3,5V và 0,1V 
  • B. 3V và 0,01V
  • C. 3,5V và 0,01V 
  • D. 3,5V và 0,2V
Câu 37
Mã câu hỏi: 66227

Điện trở của dây dẫn không  phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Vật liệu làm dây dẫn.
  • B. Khối lượng của dây dẫn.
  • C. Chiều dài của dây dẫn.
  • D. Tiết diện của dây dẫn.
Câu 38
Mã câu hỏi: 66228

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 2.989 vụ cháy, khiến 73 người tử vong, bị thương 163 người, thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng. Phần nhiều nguyên nhân gây cháy là do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện. Theo nguyên nhân nào sau đây có thể gây hỏa hoạn.

  • A. Dùng điện quá tải 
  • B. Trong cơn giông bão có tia sét được phóng xuống
  • C. Hệ thống dây điện chằng chịt các mối nối lỏng lẻo.
  • D. Cả ba nguyên nhân trên
Câu 39
Mã câu hỏi: 66229

Một đoạn dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có điện trở là R. Nếu cắt đoạn dây đó thành bốn đoạn có chiều dài bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là

  • A. 0,25R.     
  • B. 2R.
  • C. 0,5R. 
  • D. 4R.
Câu 40
Mã câu hỏi: 66230

Một bếp điện hoạt động bình thường có điện trở \(R = 80\Omega \) và cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó là 2A, nhiệt lượng bếp toả ra trong 10 phút là

  • A. 300J. 
  • B. 300kJ.
  • C. 192kJ. 
  • D. 59 400J.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ