Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Ngô Mây

15/04/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 76543

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.
  • D. Tiết kiệm.
Câu 2
Mã câu hỏi: 76544

Biểu hiện của chí công vô tư là ?

  • A. Không phân biệt nam hay nữ.
  • B. Không phân biệt giàu hay nghèo.
  • C. Không phân biệt tôn giáo.
  • D. Cả A,B,
Câu 3
Mã câu hỏi: 76545

Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

  • A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
  • B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
  • C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
  • D. Cả A,B,
Câu 4
Mã câu hỏi: 76546

Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?

  • A. Đức tính khiêm nhường.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Đức tính trung thực.
  • D. Đức tính chí công vô tư.
Câu 5
Mã câu hỏi: 76547

Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

  • A. Trung thành.
  • B. Kỉ luật.
  • C. Dân chủ.
  • D. Tự chủ.
Câu 6
Mã câu hỏi: 76548

Biểu hiện của dân chủ là ?

  • A. Phát biểu tại hội nghị.
  • B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
  • C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
  • D. Cả A,B,
Câu 7
Mã câu hỏi: 76549

Biểu hiện của kỉ luật là ?

  • A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
  • B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
  • C. Không đi học muộn.
  • D. Cả A,B,
Câu 8
Mã câu hỏi: 76550

Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.
  • D. Tự chủ.
Câu 9
Mã câu hỏi: 76551

Biểu hiện của tự chủ là ?

  • A. Làm thêm kiếm tiền đi học.
  • B. Không chép bài của bạn.
  • C. Làm bài tập khó không xem sách giải.
  • D. Cả A,B,
Câu 10
Mã câu hỏi: 76552

Biểu hiện không tự chủ là?

  • A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.
  • B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.
  • C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.
  • D. Cả A,B,
Câu 11
Mã câu hỏi: 76553

Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

  • A. Khiêm nhường.
  • B. Tự chủ.
  • C. Trung thực.
  • D. Chí công vô tư.
Câu 12
Mã câu hỏi: 76554

Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. E là người tự chủ.
  • B. E là người trung thực.
  • C. E là người thật thà.
  • D. E là người khiêm nhường.
Câu 13
Mã câu hỏi: 76555

Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

  • A. Khiêm nhường.
  • B. Dân chủ.
  • C. Trung thực.
  • D. Kỉ luật.
Câu 14
Mã câu hỏi: 76556

Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

  • A. Kỉ luật.
  • B. Pháp luật.
  • C. Tự trọng.
  • D. Trung thực.
Câu 15
Mã câu hỏi: 76557

Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Ông N là người tự chủ.
  • B. Ông N là người trung thực.
  • C. Ông N người thật thà.
  • D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Câu 16
Mã câu hỏi: 76558

Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?

  • A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
  • B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
  • C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
  • D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
Câu 17
Mã câu hỏi: 76559

Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Q là người không công bằng.
  • B. Q là người trung thực.
  • C. Q là người láu cá.
  • D. Q là người khiêm nhường.
Câu 18
Mã câu hỏi: 76560

Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Ông D là người chí công vô tư.
  • B. Ông D là người trung thực.
  • C. Ông D là người thật thà.
  • D. Ông D là.người tôn trọng người khác.
Câu 19
Mã câu hỏi: 76561

Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện chí công vô tư?

  • A. Quân pháp bất vị thân.
  • B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
  • C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
  • D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Câu 20
Mã câu hỏi: 76562

Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Không thật thà.
  • B. Không thẳng thắn.
  • C. Không trung thực.
  • D. Không công bằng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 76563

Chí công vô tư có ý nghĩa là?

  • A. Đem lại lợi ích cho tập thể.
  • B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  • C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.
  • D. Cả A,B,
Câu 22
Mã câu hỏi: 76564

Quay cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

  • A. Vi phạm pháp luật.
  • B. Vi phạm quyền tự chủ.
  • C. Vi phạm kỉ luật.
  • D. Vi phạm quy chế.
Câu 23
Mã câu hỏi: 76565

Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

  • A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
  • B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
  • C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
  • D. Cả A,B,
Câu 24
Mã câu hỏi: 76566

Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

  • A. Tạo cơ hội.
  • B. Là điều kiện.
  • C. Là động lực.
  • D. Là tiền đề.
Câu 25
Mã câu hỏi: 76567

Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. N là người tự chủ.
  • B. N là người trung thực.
  • C. N người thật thà.
  • D. N là người tôn trọng người khác.
Câu 26
Mã câu hỏi: 76568

Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

  • A. Học thầy không tày học bạn.
  • B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.
  • C. Tích tiểu thành đại.
  • D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Câu 27
Mã câu hỏi: 76569

Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

  • A. B là người không thật thà.
  • B. B là người không thẳng thắn.
  • C. B là người không tự chủ.
  • D. B là người không tự tin.
Câu 28
Mã câu hỏi: 76570

Tự chủ có ý nghĩa là?

  • A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.
  • B. Con người biết sống một cách đúng đắn.
  • C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.
  • D. Cả A,B,
Câu 29
Mã câu hỏi: 76571

Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?

  • A. Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư.
  • B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
  • C. Không cần rèn luyện.
  • D. Cả A và
Câu 30
Mã câu hỏi: 76572

Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
  • B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
  • C. Không cần rèn luyện.
  • D. Cả A và
Câu 31
Mã câu hỏi: 76573

Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là vào ngày?

  • A. 30/4/1975.
  • B. 01/5/1975.
  • C. 02/9/1945.
  • D. 30/4/1954.
Câu 32
Mã câu hỏi: 76574

Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

  • A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
  • B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.
  • C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.
  • D. Cả A,B,
Câu 33
Mã câu hỏi: 76575

Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

  • A. Tuân theo pháp luật.
  • B. Pháp luật.
  • C. Sống có đạo đức.
  • D. Đạo đức.
Câu 34
Mã câu hỏi: 76576

Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng xa được gọi là?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Sống có trách nhiệm.
  • D. Sống có văn hóa.
Câu 35
Mã câu hỏi: 76577

Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

  • A. Phá hoại nhà nước.
  • B. Bảo vệ nhà nước.
  • C. Hành động yêu nước.
  • D. Hành động khiêu khích chính quyền.
Câu 36
Mã câu hỏi: 76578

Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  • A. Quyền ứng cử.
  • B. Quyền kiểm tra, giám sát.
  • C. Quyền đóng góp ý kiến.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 37
Mã câu hỏi: 76579

Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 38
Mã câu hỏi: 76580

Đối tượng của vi phạm hành chính là

  • A. cá nhân.
  • B. tổ chức.
  • C. cá nhân và tổ chức.
  • D. cơ quan hành chính.
Câu 39
Mã câu hỏi: 76581

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

  • A. hành vi vi phạm pháp luật.
  • B. tính chất phạm tội.
  • C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.
  • D. khả năng nhận thức của chủ thể.
Câu 40
Mã câu hỏi: 76582

Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Xây dựng Tổ quốc.
  • B. Phá hoại Tổ quốc.
  • C. Ngoại giao với các nước khác.
  • D. Trang bị vũ khí hiện đại.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ