Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương Điện từ học môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Quang Trung

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 66974

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

  • A. các đường sức điện.
  • B. các đường sức từ.
  • C. cường độ điện trường.
  • D. cảm ứng từ.
Câu 2
Mã câu hỏi: 66975

Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

  • A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh
  • B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
  • C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn
  • D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều
Câu 3
Mã câu hỏi: 66976

Chọn phát biểu đúng về từ phổ

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
  • B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
Câu 4
Mã câu hỏi: 66977

Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho

  • A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
  • B. Có độ mau thưa tùy ý.
  • C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
  • D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.
Câu 5
Mã câu hỏi: 66978

Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

  • A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
  • B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
  • C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó.
  • D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
Câu 6
Mã câu hỏi: 66979

Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

Tên các cực từ của nam châm là

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. A và B là cực Bắc.
  • D. A và B là cực Nam.
Câu 7
Mã câu hỏi: 66980

Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?

  • A. Điểm 1
  • B. Điểm 2
  • C. Điểm 3
  • D. Điểm 4
Câu 8
Mã câu hỏi: 66981

Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là

  • A. Ở 2
  • B. Ở 1
  • C. Nam châm thử định hướng sai.
  • D. Không xác định được.
Câu 9
Mã câu hỏi: 66982

Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

  • A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
  • B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
  • C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
  • D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
Câu 10
Mã câu hỏi: 66983

Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai?

  • A. Đường 1
  • B. Đường 2
  • C. Đường 3
  • D. Đường 4
Câu 11
Mã câu hỏi: 66984

Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?

  • A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây.
  • B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.
  • C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.
  • D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.
Câu 12
Mã câu hỏi: 66985

Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?

  • A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm.
  • B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt.
  • C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm.
  • D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm.
Câu 13
Mã câu hỏi: 66986

Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?

  • A. Chiều của dòng điện trong ống dây.
  • B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.
  • C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.
  • D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
Câu 14
Mã câu hỏi: 66987

Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A. Quy tắc bàn tay phải.
  • B. Quy tắc bàn tay trái.
  • C. Quy tắc nắm tay phải.
  • D. Quy tắc nắm tay trái.
Câu 15
Mã câu hỏi: 66988

Cho ống dây AB có dòng diện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau:

Tên các từ cực của ống dây được xác định là:

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. Cả A và B là cực Bắc.
  • D. Cả A và B là cực Nam.
Câu 16
Mã câu hỏi: 66989

Một ống dây dẫn được đặt sao cho trục chính của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình dưới. Đóng công tắc K, đầu tiên thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.

Đầu B của nam châm là cực gì?

  • A. Cực Bắc
  • B. Cực Nam
  • C. Cực Bắc Nam
  • D. Không đủ dữ kiện để xác định
Câu 17
Mã câu hỏi: 66990

Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:

Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:

  • A. Quay sáng bên phải
  • B. Quay sang bên trái
  • C. Đứng yên
  • D. Dao động xung quanh vị trí cân bằng
Câu 18
Mã câu hỏi: 66991

Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:

  • A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
  • B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
  • C. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
  • D. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Câu 19
Mã câu hỏi: 66992

Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ:

Chọn phương án đúng về từ cực của cuộn dây.

  • A. A là cực Bắc
  • B. A là cực Nam
  • C. B là cực Bắc
  • D. Không xác định được
Câu 20
Mã câu hỏi: 66993

Trong hình sau, kim nam châm nào bị vẽ sai?

  • A. Kim nam châm số 1
  • B. Kim nam châm số 3
  • C. Kim nam châm số 4
  • D. Kim nam châm số 5
Câu 21
Mã câu hỏi: 66994

Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

  • A. Bị nhiễm điện
  • B. Bị nhiễm từ
  • C. Mất hết từ tính
  • D. Giữ được từ tính lâu dài
Câu 22
Mã câu hỏi: 66995

Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A. Thanh thép bị nóng lên.
  • B. Thanh thép bị phát sáng.
  • C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.
  • D. Thanh thép trở thành một nam châm.
Câu 23
Mã câu hỏi: 66996

Nam châm điện có cấu tạo gồm:

  • A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
  • B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
  • C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
  • D. Nam châm.
Câu 24
Mã câu hỏi: 66997

Chọn phương án đúng về sự nhiễm từ?

  • A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
  • B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
  • C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây.
  • D. Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài.
Câu 25
Mã câu hỏi: 66998

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
  • B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
  • C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa.
  • D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa.
Câu 26
Mã câu hỏi: 66999

Các nam châm điện được mô tả như hình sau:

Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?

  • A. Nam châm a
  • B. Nam châm c
  • C. Nam châm b
  • D. Nam châm e
Câu 27
Mã câu hỏi: 67000

Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.
Câu 28
Mã câu hỏi: 67001

Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

  • A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng.
  • B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng.
  • C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
  • D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.
Câu 29
Mã câu hỏi: 67002

Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A. Ngược hướng
  • B. Vuông góc
  • C. Cùng hướng
  • D. Tạo thành một góc 450
Câu 30
Mã câu hỏi: 67003

Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn cuốn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

Nếu ngắt dòng điện:

  • A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép…
  • B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép…
  • C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép…
  • D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép…

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ