Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương Cơ học môn Vật Lý 6 Trường THCS Trần Hữu Trang

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 10958

Nhận xét nào sau đây sai khi nói về trọng lượng?

  • A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.
  • B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
  • C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
  • D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.
Câu 2
Mã câu hỏi: 10959

Đơn vị trọng lượng là gì?

  • A. N
  • B. N.m
  • C. N.m2
  • D. N.m3
Câu 3
Mã câu hỏi: 10960

Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

  • A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
  • B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên
  • C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
  • D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 4
Mã câu hỏi: 10961

Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:

  • A. tập giấy có khối lượng lớn hơn.
  • B. quả cân có trọng lượng lớn hơn.
  • C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.
  • D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.
Câu 5
Mã câu hỏi: 10962

Chỉ có thể nói trọng lực của vật nào sau đây?

  • A. Trái Đất
  • B. Mặt Trăng
  • C. Mặt Trời
  • D. Hòn đá trên mặt đất
Câu 6
Mã câu hỏi: 10963

Trọng lực có:

  • A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
  • C. Phương ngang, chiều từ trái sang phải.
  • D. Phương ngang, chiều từ phải sang trái.
Câu 7
Mã câu hỏi: 10964

Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

  • A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi
  • B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần
  • C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo
  • D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
Câu 8
Mã câu hỏi: 10965

Ba khối kim loại : 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

  • A. Khối đồng
  • B. Khối sắt
  • C. Khối nhôm
  • D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 9
Mã câu hỏi: 10966

Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

  • A. Một vật được thả thì rơi xuống.
  • B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
  • C. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn.
  • D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 10
Mã câu hỏi: 10967

Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là:

  • A. lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách
  • B. cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách
  • C. lượng chất chứa trong quyển sách
  • D. khối lượng của quyển sách
Câu 11
Mã câu hỏi: 10968

Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

  • A. Lực nam châm hút đinh sắt.
  • B. Lực hút của Trái Đất.
  • C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
  • D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
Câu 12
Mã câu hỏi: 10969

Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?

  • A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ
  • B. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn
  • C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn
  • D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ
Câu 13
Mã câu hỏi: 10970

Các vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?

  • A. Một tờ giấy bị gấp đôi
  • B. Một thanh sắt
  • C. Một cục đất sét
  • D. Lò xo
Câu 14
Mã câu hỏi: 10971

Lò xo không bị biến dạng khi

  • A. dùng tay kéo dãn lò xo
  • B. dùng tay ép chặt lò xo
  • C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
  • D. dùng tay nâng lò xo lên
Câu 15
Mã câu hỏi: 10972

Lực đàn hồi có đặc điểm

  • A. không phụ thuộc vào độ biến dạng.
  • B. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
  • C. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
  • D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Câu 16
Mã câu hỏi: 10973

Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

  • A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.
  • B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.
  • C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
  • D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
Câu 17
Mã câu hỏi: 10974

Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

  • A. 4 cm
  • B. 6 cm
  • C. 24 cm
  • D. 26 cm
Câu 18
Mã câu hỏi: 10975

Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu?

  • A. 14 cm
  • B. 12 cm
  • C. 18 cm
  • D. 16 cm
Câu 19
Mã câu hỏi: 10976

Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?

  • A. 13 cm
  • B. 15 cm
  • C. 17 cm
  • D. 19 cm
Câu 20
Mã câu hỏi: 10977

Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

  • A. 92 cm
  • B. 94 cm
  • C. 96 cm
  • D. 98 cm
Câu 21
Mã câu hỏi: 10978

Công dụng của lực kế là:

  • A. Đo khối lượng của vật.
  • B. Đo trọng lượng riêng của vật.
  • C. Đo lực
  • D. Đo khối lượng riêng của vật.
Câu 22
Mã câu hỏi: 10979

Chọn câu không đúng về lý thuyết đo lực:

  • A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
  • B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
  • C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
  • D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
Câu 23
Mã câu hỏi: 10980

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

  • A. trọng lượng của vật đó.
  • B. giá trị gần đúng của vật đó.
  • C. khối lượng của vật đó.
  • D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.
Câu 24
Mã câu hỏi: 10981

Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:

  • A. Cân và thước
  • B. Lực kế và thước
  • C. Cân và thước đo độ
  • D. Lực kế và bình chia độ
Câu 25
Mã câu hỏi: 10982

Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.
  • B. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến trọng lượng của hàng hóa.
  • C. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến trọng lượng của túi kẹo.
  • D. Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu khối lượng của ô tô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu.
Câu 26
Mã câu hỏi: 10983

Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
  • B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
  • C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
  • D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Câu 27
Mã câu hỏi: 10984

Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:

  • A. 15 kg
  • B. 150 g
  • C. 150 kg
  • D. 1,5 kg
Câu 28
Mã câu hỏi: 10985

Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

  • A. Lực ít nhất bằng 1000N
  • B. Lực ít nhất bằng 100N
  • C. Lực ít nhất bằng 10N
  • D. Lực ít nhất bằng 1N
Câu 29
Mã câu hỏi: 10986

Một vật có khối lượng 600g thì trọng lượng của vật đó là bao nhiêu?

  • A. 6 N
  • B. 60 N
  • C. 0,6 N
  • D. 600 N
Câu 30
Mã câu hỏi: 10987

Khi treo một vật khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm của lò xo lực kế là: \(\Delta {l_1} = 3(cm)\)

Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khối lượng m2 = 2mvà m3 = m1/3 thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là bao nhiêu?

  • A. 3 cm và 2 cm
  • B. 2 cm và 3 cm
  • C. 1 cm và 6 cm
  • D. 6 cm và 1 cm

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ