Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Diên Hồng

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 118473

Chọn câu sai về lớp chuyển tiếp p – n

  • A. Với cùng một hiệu điện thế ngược đặt vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ tăng.
  • B. Có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của điôt.
  • C. Phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p – n của nó được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, khi hai của của Phôtôđiôt được nối với một điện trở.
  • D. Có thể thay thế một tranzito n – p – n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p.
Câu 2
Mã câu hỏi: 118474

Chọn câu đúng:

Pin mặt trời là một nguồn điện biến đổi từ

  • A. Nhiệt năng thành điện năng
  • B. Quang năng thành điện năng
  • C. Cơ năng thành điện năng
  • D. Hóa năng thành điện năng
Câu 3
Mã câu hỏi: 118475

Chọn câu đúng. Photodiot:

  • A. Là một chuyển tiếp p-n-p
  • B. Có tác dụng biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu ánh sáng
  • C. Có tác dụng biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện
  • D. Là một biến trở có giá trị thay đổi được dưới tác dụng của ánh sáng
Câu 4
Mã câu hỏi: 118476

Chọn câu đúng. Tranzito:

  • A. Là một chuyển tiếp p – n hay n – p
  • B. Có khả năng khuếch đại tín hiệu điện
  • C. Cường độ dòng điện qua cực colecto IC bằng cường độ dòng điện qua cực bazo IB
  • D. Tranzito hoạt động khi chuyển tiếp E – B giữa cực emito và cực bazo phân cực ngược và chuyển tiếp B – C giữa cực bazo và cực colecto phân cực thuận
Câu 5
Mã câu hỏi: 118477

Chọn câu sai về lớp chuyển tiếp p – n:

  • A. Tại lớp chuyển tiếp p – n, có sự khuếch tán electron từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n và khuếch tán lỗ trống từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p
  • B. Khi electron gặp lỗ trống, chúng liên kết và một cặp electron và lỗ trống biến mất
  • C. Lớp chuyển tiếp p – n gọi là lớp nghèo vì không có hạt tải điện
  • D. Điện trở của lớp nghèo trong tiếp xúc p-n rất lớn
Câu 6
Mã câu hỏi: 118478

Chọn câu đúng. Đặt vào hai dầu một điot bán dẫn p – n một hiệu điện thế U = Vp - Vn. Trong đó Vp = điện thế bán bán dẫn p; Vn = điện thế bên bán dẫn n.

  • A. Có dòng điện qua điot khi U > 0
  • B. Có dòng điện qua điot khi U < 0
  • C. Có dòng điện qua điot khi U = 0
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7
Mã câu hỏi: 118479

Chọn câu đúng về dòng điện trong chất bán dẫn.

  • A. Trong bán dẫn, mật độ electron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống
  • B. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt
  • C. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron
  • D. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại
Câu 8
Mã câu hỏi: 118480

Khi cho dòng điện chạy qua một sợi dây thép có hệ số nhiệt điện trở là 0,04K-1 thì điện trở của nó tăng gấp đôi. Nhiệt độ của sợi dây đã tăng thêm:

  • A. 800oC
  • B. 250oC
  • C. 250oC
  • D. 80oC
Câu 9
Mã câu hỏi: 118481

Một bóng đèn có hệ số nhiệt điện trở của dây tóc là 4,5.10-4 K-1. Khi đèn sáng bình thường thì điện trở của dây tóc đèn là 1,2Ω. Ở nhiệt độ 20oC thì điện trở của dây tóc đèn là 0,72Ω. Nhiệt độ của dây tóc đèn khi đèn sáng bình thường xấp xỉ bằng

  • A. 1520oC
  • B. 1480oC
  • C. 1500oC
  • D. 750oC
Câu 10
Mã câu hỏi: 118482

Một cặp nhiệt điện đồng-constantan có hệ số nhiệt điện động là 42,5μV/K được nối với một milivon kế thành một mạch kín. Một mối hàn của cặp nhiệt điện được giũ trong không khí ở 25oC, mối hàn còn lại được nhúng vào khối thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivon kế chỉ 9 mV. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là:

  • A. 509oC
  • B. 512oC
  • C. 885oC
  • D. 300oC
Câu 11
Mã câu hỏi: 118483

Dây tóc của bóng đèn khi sáng bình thường ở 2485oC có điện trở gấp 12 lần so với điện trở của nó ở 20oC. Hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn là:

  • A. 1,24 K-1
  • B. 4,46.10-3K-1
  • C. 44,6.10-3K-1
  • D. 12,4.10-3K-1
Câu 12
Mã câu hỏi: 118484

Một dòng điện không đổi đi qua một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 10m, tiết diện 0,5mm2. Trong thời gian 1s nó toả ra nhiệt lượng 0,1J. Biết điện trở suất của đồng là 1,6.10-8Ωm. Số electron di chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong 1s là:

  • A. 3,5.1018
  • B. 80.10-8
  • C. 35.1023
  • D. 80.10-4
Câu 13
Mã câu hỏi: 118485

Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 52,6.10-6V/K, một đầu mối hàn được nhúng vào nước đá đang tan, đàu còn lại đưa vào trong lò điện ở nhiệt độ 600oC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện bằng:

  • A. 31,2V
  • B. 31,2.10-3V
  • C. 15,5V
  • D. 155V
Câu 14
Mã câu hỏi: 118486

Cho biết nikem có khối lượng mol nguyên tử là 58,7 và hoá trị. Nếu cho dòng điện không đổi có cường độ 5A chạy qua một bình điện phân chứa dung dịch muối niken trong khoảng thời gian 1 giờ thì khối lượng niken giải phóng ra ở catot của bình điện phân là:

  • A. 5,47g
  • B. 2,73g
  • C. 547g
  • D. 273g
Câu 15
Mã câu hỏi: 118487

Để mạ đồng hai mặt của một tấm sắt có diện tích mỗi mặt là 25cm2, người ta lấy nó làm catot của bình điện đựng dung dịch CuSO4 còn anot là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua trong thời gian 16 phút 5 giây. Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là 64, hoá trị 2 và khối lượng riêng 8,9g/cm3. Bề dày lớp đồng bám trên tấm sắt là:

  • A. 1,8.10-3cm
  • B. 3,6.10-3cm
  • C. 7,2.10-3cm
  • D. 72.10-3cm
Câu 16
Mã câu hỏi: 118488

Trong sự điện phân dung dịch CuSO4 người ta thu được 500g đồng. Hiệu điện thế đặt vào hai điện cực là 24V. Biết hiệu suất của bình điện phân là 80%, khối lượng mol nguyên tử của đồng là 64 và hoá trị 2. Điện năng cần thiết cho quá trình điện phân là:

  • A. 12,5 kW.h
  • B. 8 kW.h
  • C. 1,25 kW.h
  • D. 8 kW.h
Câu 17
Mã câu hỏi: 118489

Khi điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực không phải bằng đồng thì giữa anot và catot xuất hiện một suất điện động E có tác dụng ngược với tác dụng của hiệu điện thế U đặt vào hai điện cực. Biết U = 6V, E = 1V, điện trở bình điện phân r = 1Ω, đồng có khối lượng mol nguyên tử là 64 và hoá trị 2. Khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 0,5 giờ xấp xỉ bằng:

  • A. 5,97g
  • B. 3g
  • C. 0,1g
  • D. 0,2g
Câu 18
Mã câu hỏi: 118490

Biết khoảng cách giữa anot và catot (phẳng) của một đèn điện tử hai cực là 4.10-3m, hiệu điện thế giữa anot và catot là 20V, dòng điện trong mạch là 10-2A.

Số electron đến anot trong mỗi giây là:

  • A. 6,25.106
  • B. 2,65.106
  • C. 7,25.106
  • D. 6,65.1012
Câu 19
Mã câu hỏi: 118491

Biết khoảng cách giữa anot và catot (phẳng) của một đèn điện tử hai cực là 4.10-3m, hiệu điện thế giữa anot và catot là 20V, dòng điện trong mạch là 10-2A. 

Lực tác dụng lên electron trong khoảng không gian giữa anot và catot là:

  • A. 12,8.106N
  • B. 8.10-3N
  • C. 12,8.10-3N
  • D. 8.10-16N
Câu 20
Mã câu hỏi: 118492

Biết khoảng cách giữa anot và catot (phẳng) của một đèn điện tử hai cực là 4.10-3m, hiệu điện thế giữa anot và catot là 20V, dòng điện trong mạch là 10-2A.

Thời gian để electron chuyển động từ catot tới anot là (biết khối lượng electron là 9,1.10-31(kg)

  • A. 3.10-19s
  • B. 3.10-6s
  • C. 3.10-3s
  • D. 3s
Câu 21
Mã câu hỏi: 118493

Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
  • B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
  • C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
  • D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Câu 22
Mã câu hỏi: 118494

Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đâu là đúng?

  • A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau
  • B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau
  • C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau
  • D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.
Câu 23
Mã câu hỏi: 118495

Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh)?

  • A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
  • B. Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu)
  • C. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định
  • D. Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường (hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa
Câu 24
Mã câu hỏi: 118496

Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

  • A. Dòng điện không đổi
  • B. Hạt mang điện chuyển động
  • C. Hạt mang điện đứng yên
  • D. Nam châm chữ U
Câu 25
Mã câu hỏi: 118497

Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện:

  • A. Xung quanh dòng điện thẳng
  • B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng
  • C. Trong lòng của một nam châm chữ U
  • D. Xung quanh một dòng điện tròn
Câu 26
Mã câu hỏi: 118498

Trong các hình vẽ ở hình vẽ, đường thẳng biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng biểu diễn một đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả không đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 27
Mã câu hỏi: 118499

Trong các hình vẽ ở hình vẽ, đường tròn biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường thẳng đi qua tâm đường tròn và vuông góc với mặt phẳng chứa đường tròn biểu diễn đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 28
Mã câu hỏi: 118500

Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ.

  • A. \(\overrightarrow {NM} \)
  • B. \(\overrightarrow {NP} \)
  • C. \(\overrightarrow {NB} \)
  • D. \(\overrightarrow {NC} \)
Câu 29
Mã câu hỏi: 118501

Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ M đến A. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O (là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với hướng của véctơ.

  • A. \(\overrightarrow {OC} \)
  • B. \(\overrightarrow {OD} \)
  • C. \(\overrightarrow {OB} \)
  • D. \(\overrightarrow {OA} \)
Câu 30
Mã câu hỏi: 118502

Chọn câu sai về đường sức từ ?

  • A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
  • B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
  • C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
  • D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường.
Câu 31
Mã câu hỏi: 118503

Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ?

  • A. Đó là hai thanh nam châm.
  • B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.
  • C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.
  • D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.
Câu 32
Mã câu hỏi: 118504

Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi

  • A. Các đường sức từ dày đặc hơn.
  • B. Các đường sức từ nằm cách xa nhau.
  • C. Các đường sức từ gần như song song nhau.
  • D. Các đường sức từ nằm phân kì nhiều.
Câu 33
Mã câu hỏi: 118505

Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi

  • A. Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
  • B. Một ống dây có dòng điện chạy qua.
  • C. Một nam châm hình móng ngựa.
  • D. Một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.
Câu 34
Mã câu hỏi: 118506

Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng:

  • A. Các đường thẳng song song với dòng điện
  • B. Các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp
  • C. Những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua
  • D. Những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện
Câu 35
Mã câu hỏi: 118507

Tính chất cơ bản của từ trường là

  • A. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
  • B. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
  • C. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
  • D. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 36
Mã câu hỏi: 118508

Từ phổ là

  • A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
  • B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
  • C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
  • D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 37
Mã câu hỏi: 118509

Phát biểu nào sau đây không đúng về đường sức từ ?

  • A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
  • B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
  • C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.
  • D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 38
Mã câu hỏi: 118510

Từ cực Bắc của Trái Đất

  • A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.
  • B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
  • C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.
  • D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
Câu 39
Mã câu hỏi: 118511

Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

  • A. Những đường thẳng song song cách đều nhau.
  • B. Những đường cong, cách đều nhau.
  • C. Những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
  • D. Những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
Câu 40
Mã câu hỏi: 118512

Chọn câu trả lời đúng. Người ta chế tạo một số tay nắm cửa hình thức giống hệt nhau. Trong đó một số tay nắm làm bằng đồng, một số làm bằng sắt và một số làm bằng gỗ rồi mạ đồng. Để phân biệt chúng ta có thể:

  • A. Dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng.
  • B. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng.
  • C. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng đồng.
  • D. Áp dụng cả A và

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ