Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 10 Trường THPT Trần Hưng Đạo

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 88389

Ba lực đồng phẳng, đồng quy tác dụng lên một vật rắn nằm cân bằng có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu lực 16 N không tác dụng vào vật nữa, thì hợp lực tác dụng lên nó là

  • A. 16 N
  • B. 20 N.
  • C. 15 N.
  • D. 12 N.
Câu 2
Mã câu hỏi: 88390

Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó:

  • A. không đổi.
  • B. giảm dần.
  • C. tăng dần.
  • D. bằng 0.
Câu 3
Mã câu hỏi: 88391

Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?

  • A. Định luật I Niu-tơn.
  • B. Định luật II Niu-tơn.
  • C. Định luật III Niu-tơn.
  • D. Tất cả đều đúng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 88392

Một vật chịu tác dụng của hai lực \(\vec F_1\) và \(\vec F_2\), lực \(\vec F_1\) nằm ngang hướng sang phải có độ lớn 10 N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực \(\vec F_2\) có đặc điểm là:

  • A. cùng giá, cùng chiều, có độ lớn 10 N.
  • B. nằm ngang, hướng sang trái, có độ lớn 10 N.
  • C. nằm ngang, hướng sang phải, có độ lớn 10 N.
  • D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.
Câu 5
Mã câu hỏi: 88393

Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, L2 như hình 17.1. Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột

  • A. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.
  • B. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất.
  • C. có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.
  • D. không thể mô tả bằng các câu trên.
Câu 6
Mã câu hỏi: 88394

Chọn phương án đúng.

Muốn cho một vật đứng yên thì

  • A. hợp lực của các lực đặt vào vật không đổi.
  • B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.
  • C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.
  • D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 7
Mã câu hỏi: 88395

Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

  • A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
  • B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
  • C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
  • D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
Câu 8
Mã câu hỏi: 88396

Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn:

  • A. 23 N
  • B. 22,6 N
  • C. 20 N
  • D. 19,6 N
Câu 9
Mã câu hỏi: 88397

Một thanh dài L, trọng lượng P, được treo nằm ngang vào tường như hình vẽ. Một trọng vật P1 treo ở đầu thanh. Dây treo làm với tường một góc α. Lực căng của dây bằng.

  • A. \(T = \frac{P}{{\cos \alpha }}\)
  • B. \(T = P + {P_1}\)
  • C. \(T = 0,5P + {P_1}\)
  • D. \(T = \frac{{0,5P + {P_1}}}{{\cos \alpha }}\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 88398

Một thanh đồng chất nằm cân bằng ở tư thế nằm ngang bởi hai sợi dây buộc vào hai đầu của nó như hình vẽ. Lực căng dây có độ lớn T1 = T2 = 10 N, góc θ = 37o. Trọng lượng của thanh bằng

  • A. 10 N
  • B. 20 N
  • C. 12 N
  • D. 16 N
Câu 11
Mã câu hỏi: 88399

Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc 45°. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả tạ hình cầu có khối lượng 5 kg. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu ?

  • A. 25 N
  • B. 30 N
  • C. 50 N
  • D. 25√2 N
Câu 12
Mã câu hỏi: 88400

Một vật chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng có độ lớn lần lượt là F1, F2, F3 với F1 = 2F2 như hình vẽ. Muốn cho vật được cân bằng thì giữa F1, F2, F3 phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?

  • A.  F3 = (√3/2) F1; F2 = F1/2
  • B. F3 = F1/3; F2 = 2 F1
  • C. F3 = 3 F1; F2 = 2 F1
  • D. F3 = F1/3; F2 = F1/2
Câu 13
Mã câu hỏi: 88401

Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang như hình. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả tạ hình cầu có khối lượng 8 kg. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/ s2. Áp lực của quả cầu lên các mặt phẳng đỡ bằng

  • A. 40N; 40√3 N
  • B. 80N; 40√3 N
  • C. 40N; 40√2 N
  • D. 20N; 20√3 N
Câu 14
Mã câu hỏi: 88402

Một giá treo được bố trí như hình vẽ:

Thanh nhẹ AB tựa vài tường ở A, dây BC không dãn nằm ngang, tại B treo vật có khối lượng m. Biết góc α = 45°, độ lớn của phản lực do tường tác dụng lên thanh là 24N. Tìm khối lượng m và sức căng T của dây. Lấy g = 10m/s2.

  • A. m = 1,69kg, T = 16,9N
  • B. m = 2,29kg, T = 6,9N
  • C. m = 1,97kg, T = 16,2N
  • D. m = 4,69kg, T = 46,9N
Câu 15
Mã câu hỏi: 88403

Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây tác dụng lên quả cầu (hình vẽ). 

  • A. 40 N
  • B.  80 N
  • C. 42,2 N
  • D. 46,2 N
Câu 16
Mã câu hỏi: 88404

Một thanh đồng chất có trọng lượng P được gắn vào tường nhờ một bản lề và được giữ nằm ngang bằng một dây treo thẳng đứng (Hình 18.1).

Xét momen lực đối với bản lề. Hãy chọn câu đúng.

  • A. Momen của lực căng > momen của trọng lực
  • B. Momen của lực căng < momen của trọng lực
  • C. Momen của lực căng = momen của trọng lực
  • D. Lực căng của dây = trọng lượng của thanh.
Câu 17
Mã câu hỏi: 88405

Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng:

  • A. 100 N
  • B. 25 N
  • C. 10 N
  • D. 20 N
Câu 18
Mã câu hỏi: 88406

Một thanh AB có trọng lượng 150 N, có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2AG. Thanh AB được treo lên trần bằng dây nhẹ, không dãn ( Hình 18.2). Cho góc α=30, lực căng dây T có giá trị là

  • A. 75 N
  • B. 100 N
  • C. 150 N
  • D. 50 N
Câu 19
Mã câu hỏi: 88407

Một cái xà nằm ngang chiều dài 10 m trọng lượng 200 N. Một đầu xà gắn vào tường, đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60o. Lực căng của sợi dây là:

  • A. 200 N
  • B. 100 N
  • C. 116 N
  • D. 173 N
Câu 20
Mã câu hỏi: 88408

Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.3). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn

  • A. bằng 0
  • B. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn F2 = 1,6 N.
  • C. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn F2 = 16 N
  • D. ngược hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn F2 = 16 N
Câu 21
Mã câu hỏi: 88409

Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.4). Một lực F1 = 10 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thức hai F2 tác dụng lên điểm C của thước theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn

  • A. bằng 0
  • B. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn F2 = 12 N
  • C. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn F2 = 10 N
  • D. ngược hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn F2 = 16 N
Câu 22
Mã câu hỏi: 88410

Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.5). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn

  • A. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 20 N.
  • B. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 12 N.
  • C. ngược hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 16 N.
  • D. ngược hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 20 N.
Câu 23
Mã câu hỏi: 88411

Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.6). Một lực F1 = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên điểm C của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn

  • A. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 13 N.
  • B. cùng hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 8 N.
  • C. ngược hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 3 N.
  • D. ngược hướng với \(\vec F_1\) và có độ lớn R = 5 N.
Câu 24
Mã câu hỏi: 88412

Một khung ABC có dạng một tam giác đều, có cạnh bằng ℓ, nằm trong mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng một lực có độ lớn F nằm trong mặt phẳng nằm ngang và song song với cạnh BC, vào điểm A của khung. Momen của lực F đối với trục quay đi qua C và vuông góc với mặt phẳng khung là

  • A. F.ℓ
  • B. F.ℓ/2
  • C. F.ℓ.√3
  • D. F.ℓ.√3/2
Câu 25
Mã câu hỏi: 88413

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

  • A. trọng tâm của vật rắn.
  • B. trọng tâm hình học của vật rắn.
  • C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực
  • D. điểm đặt của lực tác dụng
Câu 26
Mã câu hỏi: 88414

Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?

  • A. 4,38 N
  • B. 5,24 N
  • C. 6,67 N
  • D. 9,34 N
Câu 27
Mã câu hỏi: 88415

Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Lấy g = 10 m/s2. Tính khối lượng của thanh.

  • A. 20 N
  • B. 40 N
  • C. 80 N
  • D. 120 N
Câu 28
Mã câu hỏi: 88416

Một thanh chắn đường AB dài 9 m, nặng 30 kg, trọng tâm G cách đầu B một khoảng BG = 6 m. Trục quay O cách đầu A một khoảng AO = 2 m, đầu A được treo một vật nặng. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F = 100 N để giử cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang. Tính khối lượng của vật nặng mà người ta đã treo vào đầu A. Lấy g = 10 m/s2.

  • A. 30 kg
  • B. 40 kg
  • C. 50 kg
  • D. 60 kg
Câu 29
Mã câu hỏi: 88417

Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.

  • A. 300 N
  • B. 51,96 N
  • C. 240 N
  • D. 30 N
Câu 30
Mã câu hỏi: 88418

Một thanh gỗ dài 1,5 m nặng 12 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc 30°. Biết trọng tâm của thanh gổ cách đầu gắn bản lề 50 cm. Tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 10 m/s2 .

  • A. 120 N
  • B. 80 N
  • C. 40 N
  • D. 20 N
Câu 31
Mã câu hỏi: 88419

Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm cách đầu A 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang cách đầu A 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2 .

  • A. 125 N
  • B. 12,5 N
  • C. 26,5 N
  • D. 250 N
Câu 32
Mã câu hỏi: 88420

Một thanh gỗ dài 1,8 m nặng 30 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc 45°. Biết trọng tâm của thanh gỗ cách đầu gắn sợi dây 60 cm. Tính lực căng của sợi dây . Lấy g = 10 m/s2.

  • A. 300 N
  • B. 200 N
  • C. 240 N
  • D. 100 N
Câu 33
Mã câu hỏi: 88421

Một cái xà nằm ngang chiều dài 10m trọng lượng 200N, Một đầu xà gắn vào tường đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60°. Sức căng của sợi dây là

  • A. 200N
  • B. 100N
  • C. 115,6N
  • D. 173N
Câu 34
Mã câu hỏi: 88422

Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh, khi người đó tác dụng một lực 50N vào đầu búa thì định bắt đầu chuyển động. Biết cánh tay đòn của lực tác dụng của người đó là 20cm và của lực nhổ đinh khỏi gỗ là 2cm. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh.

  • A. 500 N
  • B. 400 N
  • C. 350 N
  • D. 200 N
Câu 35
Mã câu hỏi: 88423

Bánh xe có bán kính R = 50cm, khối lượng m = 50kg (hình vẽ). Tìm lực kéo tối thiểu F nằm ngang đặt trên trục để bánh xe có thể vượt qua bậc có độ cao h = 30cm. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10m/s2.

  • A. 2085 N
  • B. 1586 N
  • C. 1238 N
  • D. 1146 N
Câu 36
Mã câu hỏi: 88424

Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?

  • A. Nếu ℓ là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần là ℓ1, ℓ2 là những đoạn chia trong (ℓ = ℓ1 + ℓ2) thì giữa các lực thành phần F1, F2 và F có hệ thức: F1/ F2 =   ℓ1 / ℓ2
  • B. Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần.
  • C. Hợp lực có giá nằm trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và chia thành những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy.
  • D. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần.
Câu 37
Mã câu hỏi: 88425

Tìm kết luận sai khi nói về momen lực:

  • A. Momen lực có giá trị khác 0 khi giá của lực cắt trục quay.
  • B. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực có độ lớn bằng tích độ lớn của lực và chiều dài tay đòn của nó.
  • C. Momen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực và tay đòn của ngẫu lực, trái lại không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
  • D. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là tổng các momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
Câu 38
Mã câu hỏi: 88426

Tìm phát biểu sai về trọng tâm của một vật rắn.

  • A. Luôn nằm trên vật.
  • B. Luôn nằm trên phương của dây treo khi vật được treo bằng một sợi dây.
  • C. Không dịch chuyển so với vật.
  • D. Là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
Câu 39
Mã câu hỏi: 88427

Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào?

  • A. Bằng 0.
  • B. Không đổi.
  • C. Xác định theo quy tắc hình bình hành.
  • D. Bất kì (khác 0).
Câu 40
Mã câu hỏi: 88428

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn?

  • A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay.
  • B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.
  • C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
  • D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ