Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra trắc nghiệm tổng hợp Chương 1 Vật lý 9 - Điện học

15/04/2022 - Lượt xem: 39
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (32 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 67847

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? 

  • A. 1,2A
  • B. 1A     
  • C. 0,9A     
  • D. 1,8A
Câu 2
Mã câu hỏi: 67848

Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm? 

  • A. U = R/I 
  • B. I = U/R   
  • C. I = R.U     
  • D.  R = IU
Câu 3
Mã câu hỏi: 67849

Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. U= 9V, R1 = 1,5Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là: 

  • A. 10A 
  • B. 6A  
  • C. 4A     
  • D.  2A
Câu 4
Mã câu hỏi: 67850

Cho điện trở R= 80Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 60Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là 

  • A. U = 24V
  • B. U = 18V   
  • C. U = 54V    
  • D. U = 56V
Câu 5
Mã câu hỏi: 67851

Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có điện trở R2 = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là 

  • A. 34m 
  • B. 170m  
  • C. 85m     
  • D. 11,76m
Câu 6
Mã câu hỏi: 67852

Một mạch điện gồm hai điên trở R1 = 2(Ω) mắc song song với R2 thì cường độ dòng mạch chính là 1,5(A) và dòng qua R2 là 0,5(A). Giá trị điện trở R2 là 

  • A. R= 2(Ω)  
  • B. R= 3,5(Ω) 
  • C. R2 = 2,5(Ω)     
  • D. R2 = 4(Ω)
Câu 7
Mã câu hỏi: 67853

Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào mạch điện, biết R2 = 1/3 R1 thì dòng điện qua R1 là I1 = 0,2 (A). Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là 

  • A.  I = 0,4(A)   
  • B. I = 0,6(A)
  • C.  I = 0,59(A)   
  • D. I = 0,8(A)
Câu 8
Mã câu hỏi: 67854

Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 100W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V? 

  • A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hia đầu bóng đèn 2.
  • B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2.
  • C. Cả hai bóng đèn đều sáng bình thường. 
  • D. Hai bóng đèn sang như nhau.
Câu 9
Mã câu hỏi: 67855

Công thức nào dưới đây là công thức tính công suất điện? 

  • A. P = I.R2  
  • B.  P = U.I  
  • C. P = U2/I   
  • D. P = U.I2
Câu 10
Mã câu hỏi: 67856

Một dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một dây dẫn có điện trở 3kΩ. Công suất tỏa nhiệt trên dây có độ lớn là 

  • A. 6W
  • B. 6000W  
  • C. 0,012W   
  • D. 18W
Câu 11
Mã câu hỏi: 67857

Một bóng đèn có ghi 220V – 75W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là 

  • A. 75kJ  
  • B. 150kJ 
  • C.  240kJ   
  • D. 270kJ
Câu 12
Mã câu hỏi: 67858

Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút thì tỏa ra nhiệt lượng là 

  • A. 1200J   
  • B. 144000J 
  • C. 7200J    
  • D. 24000J
Câu 13
Mã câu hỏi: 67859

Một dây may đo có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4 lít nước nhiệt độ 20oC. Sau t phút , nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun-Len-xơ là 30000J. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.độ, nhiệt độ nước sau thời gian nói trên có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau? 

  • A. t = 28,1oC
  • B. t = 82,1oC
  • C. t = 21,8oC    
  • D. t = 56,2oC
Câu 14
Mã câu hỏi: 67860

Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện? 

  • A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
  • B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
  • C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết. 
  • D. Sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 67861

Từ phổ là gì? 

  • A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm.
  • B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.
  • C. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm. 
  • D.  Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện.
Câu 16
Mã câu hỏi: 67862

Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay choãi ra 90° chỉ chiều nào dưới đây? 

  • A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.
  • B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm.
  • C. Chiều cực Nam đến cực Bắc của nam châm. 
  • D. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 17
Mã câu hỏi: 67863

Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về từ trường của dòng điện? 

  • A. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.
  • B. Từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ rất lớn.
  • C. Dòng điện có cường độ nhỏ không tạo từ trường xung quanh nó. 
  • D. Từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện.
Câu 18
Mã câu hỏi: 67864

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là 

  • A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi.
  • B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.
  • C.  số đường sức từ song song với mặt phẳng tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi. 
  • D. từ trường xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi.
Câu 19
Mã câu hỏi: 67865

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: 

  • A. Bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
  • B. Bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
  • C. Bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. 
  • D. Luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
Câu 20
Mã câu hỏi: 67866

Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω mắc vào hai điểm A và B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp R2 là: 

  • A. 10Ω   
  • B. 20Ω
  • C. 30Ω     
  • D. 40Ω
Câu 21
Mã câu hỏi: 67867

Cho hai điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω. Mắc R1 song song R2 vào hiệu điện thế U = 12V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là: 

  • A. 1A
  • B.  0,6A 
  • C. 2A   
  • D. 0,5A
Câu 22
Mã câu hỏi: 67868

Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi có cường độ dòng điện: 

  • A. giảm đi 3 lần.
  • B. tăng 3 lần.
  • C. giảm đi 0,2 
  • D. là I = 0,2
Câu 23
Mã câu hỏi: 67869

Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4mA thì hiệu điện thế là 

  • A. 3V
  • B. 8V   
  • C. 5V  
  • D. 4V
Câu 24
Mã câu hỏi: 67870

Câu phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở :

  • A. hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
  • B. các nguyên tử cấu tạo nên vật gọi là điện trở của vật dẫn.
  • C. dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn. 
  • D. êlectron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
Câu 25
Mã câu hỏi: 67871

Có ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = R3 = 6Ω mắc như sau: (R1 nối tiếp R2)//R3. Điện trở tương đương cảu ba điện trở này là 

  • A. 7,2Ω 
  • B. 15Ω 
  • C.  3,6Ω    
  • D.
Câu 26
Mã câu hỏi: 67872

Cho hai điện trở R1 = 30Ω; R= 20Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình vẽ. Điện trở tương đương RAB của đoạn mạch là 

  • A. RAB = 10(Ω)
  • B. RAB = 12(Ω)
  • C. RAB = 50(Ω) 
  • D. RAB = 600(Ω)
Câu 27
Mã câu hỏi: 67873

Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào hiệu điện thế U = 6(V) thì cường độ dòng điện mạch chính là 2(A). Biết R2 = 2R1. Giá trị R1, R2 là 

  • A. R1 = 3(Ω); R= 6(Ω)
  • B. R= 3,2(Ω); R2 = 6,4(Ω)
  • C. R= 3,5(Ω) R= 7(Ω) 
  • D. R1 = 4,5(Ω) R2 = 9(Ω)
Câu 28
Mã câu hỏi: 67874

Hai điện trở R= 20Ω chịu được dòng điện 0,5 (A); R= 30Ω chịu được dòng điện 0,4(A). Hỏi có thể mắc song song hai điện trở trên vào hiệu điện thế nào để chúng không bị hỏng. 

  • A. 16(V) 
  • B. 14(V)
  • C. 12(V) 
  • D. 10(V)
Câu 29
Mã câu hỏi: 67875

Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng? 

  • A. S1R1 = S2R2.
  • B. S1/R1 = S2/R2
  • C. R1R2 = S1S
  • D. S1/S2 = R1/R2
Câu 30
Mã câu hỏi: 67876

Cần làm một biến trở 20Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1mm2 và điện trở suất 0,5.10-6Ω. Chiều dài của dây constantan là 

  • A. 10m
  • B.  20m
  • C. 40m    
  • D. 60m
Câu 31
Mã câu hỏi: 67877

Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng ổn định) trong trường hợp nào dưới đây? 

  • A. Đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn.
  • B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm.
  • C. Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây. 
  • D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.
Câu 32
Mã câu hỏi: 67878

Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín? 

  • A. Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm.
  • B. Khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây.
  • C. Khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây. 
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ