Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa HK2 môn Vật lý 6 năm học 2020

15/04/2022 - Lượt xem: 34
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 11726

Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, hiđrô và cacbonic thì: 

  • A. Hiđrô giãn nở vì nhiệt  nhiều nhất .     
  • B. Oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất.          
  • C.  Cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô.           
  • D. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.
Câu 2
Mã câu hỏi: 11727

Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở ? 

  • A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.        
  • B. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.           
  • C. Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn. 
  • D.  Vì chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 3
Mã câu hỏi: 11728

Trong các câu sau, câu nào đúng:  

  • A. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn, và chiều của lực. 
  • B.  Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn và phương của lực.
  • C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực.          
  • D. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng và độ lớn của lực.  
Câu 4
Mã câu hỏi: 11729

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • A. Chất rắn co lại khi nóng lên, nở ra khi lạnh đi.    
  • B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  • C.  Khi nhiệt độ tăng hay giảm chất rắn đều nở ra.      
  • D.  Chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 11730

Trong các câu sau, câu phát biểu sai là: 

  • A. Các chất lỏng có thể tích như nhau nở vì nhiệt như nhau. 
  • B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
  • C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
  • D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 6
Mã câu hỏi: 11731

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? 

  • A. Trọng lượng của chất lỏng tăng.  
  • B. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.
  • C. Thể tích của chất lỏng tăng.         
  • D. Khối lượng của chất lỏng tăng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 11732

Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì : 

  • A. Bê tông và thép không bị nở.              
  • B. Bê tông nở nhiều hơn thép. 
  • C. Bê tông nở ít hơn thép.                    
  • D.  Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.
Câu 8
Mã câu hỏi: 11733

Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ? 

  • A.  Vì vỏ quả bóng gặp nóng nên nở ra    
  • B. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng
  • C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt       
  • D. Vì vỏ quả bóng co lại
Câu 9
Mã câu hỏi: 11734

Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi : 

  • A. Khối lượng chất lỏng.                    
  • B. Nhiệt độ chất lỏng.
  • C. Khối lượng riêng chất lỏng.                               
  • D. Thể tích chất lỏng  
Câu 10
Mã câu hỏi: 11735

Nhiệt kế Y tế dùng để đo 

  • A. Nhiệt độ của lò nung          
  • B. Nhiệt độ cơ thể người
  • C. Nhiệt độ của vòi nước                             
  • D. Nhiệt độ trong tủ lạnh
Câu 11
Mã câu hỏi: 11736

Trong các hiện tượng sau đây  hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy 

  • A.  Bỏ cục nước đá vào trong nước         
  • B. Đốt ngọn nến
  • C.  Đốt ngọn đèn dầu                
  • D. Đút một chuông đồng
Câu 12
Mã câu hỏi: 11737

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tường nào không kiên quan đến sự đông đặc 

  • A. Sản  xuất muối từ nước biển        
  • B. Đút một chuông đồng        
  • C. Cho khai nước vào tủ lạnh                
  • D. Thép lỏng để nguội trong khuôn đúc 
Câu 13
Mã câu hỏi: 11738

Ở nhiệt độ bình thường chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng 

  • A. Thủy ngân             
  • B. Rượu               
  • C. Nhôm           
  • D. Nước
Câu 14
Mã câu hỏi: 11739

Chất lỏng nở ra khi…………., co lại khi …………Từ cần điền vào dấu (…) là: 

  • A. tăng, giảm           
  • B. không thay đổi    
  • C. thể tích tăng           
  • D. nóng lên, lạnh đi     
Câu 15
Mã câu hỏi: 11740

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể……..sang thể …………Từ cần điền vào dấu (…) là: 

  • A.  khí, lỏng          
  • B. Lỏng, hơi         
  • C. rắn ,khí                  
  • D.   rắn, lỏng
Câu 16
Mã câu hỏi: 11741

Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào 

  • A. Hơ nóng nút      
  • B. Hơ nóng cổ lọ        
  • C. Hơ nóng cổ lọ và nút       
  • D. Hơ nóng đáy lọ
Câu 17
Mã câu hỏi: 11742

Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì 

  • A. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm 
  • B. Khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm
  • C. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm 
  • D. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi
Câu 18
Mã câu hỏi: 11743

Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách nào đúng 

  • A.  Rắn, lỏng, khí   
  • B. Rắn, khí, lỏng         
  • C. Khí, rắn, lỏng     
  • D. Khí, lỏng, rắn
Câu 19
Mã câu hỏi: 11744

Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì: 

  • A. Khối lượng của vật giảm đi. 
  • B. Thể tích của vật giảm đi.
  • C.  Trọng lượng của vật giảm đi. 
  • D. Trọng lượng của vật tăng lên.
Câu 20
Mã câu hỏi: 11745

Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây? 

  • A. Làm nóng nút.   
  • B. Làm nóng cổ lọ.
  • C. Làm lạnh cổ lọ.   
  • D. Làm lạnh đáy lọ.
Câu 21
Mã câu hỏi: 11746

Các trụ bê tông cốt thép không bị nút khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì: 

  • A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt. 
  • B.  Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt going nhau.
  • C. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt. 
  • D. Lõi thép là vật dàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 22
Mã câu hỏi: 11747

Trong các cách sắp xếp chất rắn nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? 

  • A. Nhôm, đồng, sắt.     
  • B. Sắt, đồng, nhôm.
  • C.  Sắt, nhôm, đồng.      
  • D. Đồng, nhôm, sắt.
Câu 23
Mã câu hỏi: 11748

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra về nhiệt của chất lỏng? 

  • A.  Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm. 
  • B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
  • C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi. 
  • D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 24
Mã câu hỏi: 11749

Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0oC đến 40C thì: 

  • A. Nước co lại, thể tích nước giảm đi. 
  • B. Nước co lại, thể tích nước tăng lên.
  • C. Thể tích nước không thay đổi. 
  • D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 25
Mã câu hỏi: 11750

Biết khi nhiệt độ tăng lên từ 200C đến 500C thì một lít nước nở thêm 10,2 cm3. Vậy 2000cm3 nước ban đầu ở 200C khi được đun nóng đến 500C thì sẽ có thể tích là? 

  • A. 20,4cm3     
  • B. 2010,2cm3.
  • C. 2020,4cm3.   
  • D. 20400cm3.
Câu 26
Mã câu hỏi: 11751

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi? 

  • A.  Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi. 
  • B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
  • C. Không khí và oxi nở vì nhiệt như nhau. 
  • D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 27
Mã câu hỏi: 11752

Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì: 

  • A. Lốp xe dễ bị nổ. 
  • B.  Lốp xe bị xuống hơi.
  • C.  Không có hiện tượng gì xảy ra với lốp xe. 
  • D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 28
Mã câu hỏi: 11753

Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên vì: 

  • A.  Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.  
  • B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên.
  • C. Không khí bên trong quả bóng co lại. 
  • D. Nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 11754

Khi đun nóng một hòn I sắt thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?  

  • A. Khối lượng của hòn bi tăng. 
  • B. Khối lượng của hòn bi giảm.
  • C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng. 
  • D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Câu 30
Mã câu hỏi: 11755

Người ta dùng cách nào dưới đây để mở nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt? 

  • A. Hơ nóng nút. 
  • B. Hơ nóng thân lọ.
  • C. Hơ nóng cổ lọ. 
  • D.  Hơ nóng đáy lọ.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ