Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 7 năm 2019-2020 Trường THCS Trần Nhân Tông

15/04/2022 - Lượt xem: 37
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 28315

Máu giun đất có màu: 

  • A. Không màu 
  • B. Màu đỏ
  • C. Vàng nhạt   
  • D. Màu đất
Câu 2
Mã câu hỏi: 28316

Sâu bọ có bao nhiêu đôi chân bò? 

  • A. Hai đôi 
  • B. Ba đôi
  • C. Bốn đôi  
  • D. Năm đôi
Câu 3
Mã câu hỏi: 28317

Các động vật nào dưới đây thuộc lớp Giáp xác? 

  • A. Tôm, mọt ẩm, cua đồng đực
  • B. Tôm, mực, mọt ẩm 
  • C. Tôm, ốc sên, bò cạp 
  • D. Ốc sên, mực, trai
Câu 4
Mã câu hỏi: 28318

Cơ quan hô hấp của châu chấu là: 

  • A. Mang
  • B. Hệ thống túi khí
  • C. Hệ thống ống khí    
  • D. Da
Câu 5
Mã câu hỏi: 28319

Giun đũa kí sinh ở đâu? 

  • A. Ruột già người
  • B. Manh tràng người 
  • C. Ruột non người    
  • D. Dạ dày người
Câu 6
Mã câu hỏi: 28320

Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện:

1. Chăng các sợi tơ vòng                                         3. Chăng sợi tơ phóng xạ

2. Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)                     4. Chăng dây tơ khung 

  • A. 2→4→3→1
  • B. 4→3→1→2
  • C. 4→1→3→2 
  • D. 2→3→4→1
Câu 7
Mã câu hỏi: 28321

Những thân mềm nào dưới đây có hại? 

  • A. Ốc sên, trai sông
  • B. Ốc sên, ốc mút, ốc bươu vàng
  • C. Ốc gạo, sò, ốc mút 
  • D. Ốc gạo, hến, mực
Câu 8
Mã câu hỏi: 28322

Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ: 

  • A. Có thành tế bào
  • B. Có diệp lục
  • C. Có điểm mắt 
  • D. Có không bào lớn
Câu 9
Mã câu hỏi: 28323

Đặc điểm nào sau đây không có ở trai sông? 

  • A. Vỏ có 3 lớp 
  • B. Có khoang áo 
  • C. Miệng có tua dài và tua ngắn 
  • D. Có tấm mang
Câu 10
Mã câu hỏi: 28324

Phần phụ nào của tôm sông có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng? 

  • A. Các chân hàm
  • B. Các chân ngực
  • C. Các chân bụng 
  • D. Tấm lái
Câu 11
Mã câu hỏi: 28325

Để phòng tránh giun móc câu ta phải: 

  • A. Không đi chân không
  • B. Rửa tay trước khi ăn
  • C. Không ăn rau sống 
  • D. Tiêu diệt ruồi nhặng ở trong nhà
Câu 12
Mã câu hỏi: 28326

Cành san hô dùng để trang trí thuộc bộ phận nào? 

  • A. Phần thịt và khung xương san hô  
  • B. Phần thịt san hô
  • C. Toàn bộ cơ thể san hô 
  • D. Khung xương bằng đá vôi
Câu 13
Mã câu hỏi: 28327

Trùng biến hình di chuyển nhờ: 

  • A. Nhờ roi
  • B. Nhờ lông bơi
  • C. Nhờ chân giả 
  • D. Không có cơ quan di chuyển
Câu 14
Mã câu hỏi: 28328

Sự lột xác chỉ có ở: 

  • A.  Châu chấu, mối
  • B. Tôm, nhện 
  • C. Tôm, châu chấu 
  • D. Nhện, bọ cạp
Câu 15
Mã câu hỏi: 28329

Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của giun tròn? 

  • A. Giun Đất, Giun Đỏ, Đỉa, Rươi 
  • B. Sán Lông, Sán Lá Gan, Sán Bã Trầu, Sán Dây
  • C. Sán Bã Trầu, Giun Đũa, Giun Kim, Giun Móc Câu 
  • D. Giun Đũa, Giun Kim, Giun Móc Câu, Giun Rễ Lúa   
Câu 16
Mã câu hỏi: 28330

Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh 

  • A. Các nội quan tiêu biến
  • B. Kích thước cơ thể to lớn
  • C. Mắt lông bơi phát triển  
  • D. Giác bám phát triển
Câu 17
Mã câu hỏi: 28331

Tế bào gai của thủy tức có chức năng 

  • A. Tự vệ và bắt mồi
  • B. Sinh sản
  • C. Tiêu hóa mồi 
  • D. Không có chức năng gì
Câu 18
Mã câu hỏi: 28332

San hô khác hải quỳ ở các đặc điểm? 

  • A. Có lối sống bám, cơ thể hình trụ
  • B. Sống tập đoàn, có ruột khoang thông với nhau, có bộ xương đá vôi
  • C. Sống tập đoàn, có bộ xương đá vôi 
  • D. Sống cá thể, có bộ xương đá vôi
Câu 19
Mã câu hỏi: 28333

Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là: 

  • A. Trùng giày, trùng kiết lị
  • B. Trùng biến hình, trùng sốt rét
  • C. Trùng sốt rét, trùng kiết lị 
  • D. Trùng roi xanh, trùng giày
Câu 20
Mã câu hỏi: 28334

Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? 

  • A. Trùng giày
  • B. Trùng biến hình
  • C. Trùng sốt rét 
  • D. Trùng roi xanh
Câu 21
Mã câu hỏi: 28335

Cơ thể nhện chia làm mấy phần? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó?

Câu 22
Mã câu hỏi: 28336

Theo em cần có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán?

Câu 23
Mã câu hỏi: 28337

Hãy kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng với các ngành, các lớp của chúng: sán lá gan, trai sông, hải quỳ, trùng roi, rươi, con ve bò, cua, giun kim, con ve sầu

Câu 24
Mã câu hỏi: 28338

Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu?

Câu 25
Mã câu hỏi: 28339

Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi là gì?

Câu 26
Mã câu hỏi: 28340

Đặc điểm chung của ngành thân mềm là gì?

Câu 27
Mã câu hỏi: 28341

Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp?

Câu 28
Mã câu hỏi: 28342

Ngành chân khớp có những lớp nào?

Câu 29
Mã câu hỏi: 28343

Nêu vai trò thực tiễn của ngành Ruột khoang? Cho ví dụ?

Câu 30
Mã câu hỏi: 28344

Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hóa ở châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ