Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh

08/07/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 241811

Sự tác động theo xu hướng nào thì được gọi là sự đấu tranh của các mặt đối lập ?

  • A. Ràng buộc nhau. 
  • B. Nương tựa nhau.
  • C. Phủ định, bài trừ nhau.
  • D. Cùng tồn tại.
Câu 2
Mã câu hỏi: 241812

Triết học gọi hai mặt đối lập ràng buộc nhau , tạo tiền đề tồn tại cho nhau là gì ?

  • A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập. 
  • B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
  • C. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.
  • D. Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.
Câu 3
Mã câu hỏi: 241813

Các sự vật , hiện tượng vật chất tồn tại được là do

  • A. Chúng đứng yên. 
  • B. Chúng luôn luôn vận động
  • C. Chúng luôn luôn biến đổi.
  • D. Chúng luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 4
Mã câu hỏi: 241814

Trong lớp có bạn A học giỏi, bạn B học kém . Trong giờ kiểm tra bạn A cho bạn B chép bài của mình và cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ bạn . Em có đồng ý với cách giải quyết vấn đề của bạn A không ?

  • A. Đồng ý vì chẳng mất gì của mình. 
  • B. Không vì như thế bạn sẽ không tiến bộ.
  • C. Vừa giúp bạn mà mình lại thấy vui.
  • D. Có vì giúp bạn đạt điểm cao.
Câu 5
Mã câu hỏi: 241815

“Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, bằng vận động và thông qua vận động mà các sự vật, hiện tượng thể hiện đặc tính của mình. Bởi vậy vận động là thuộc tính

  • A. Sẽ có.
  • B. Luôn có.
  • C. Sẵn có.
  • D. Vốn có.
Câu 6
Mã câu hỏi: 241816

Dân gian có câu « Góp gió thành bão», câu nói đó thể hiện quan niệm gì ?

  • A. Chất của sự vật thay đổi. 
  • B. Lượng của sự vật thay đổi.
  • C. Sự tích lũy về lượng làm thay đổi về chất.
  • D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.
Câu 7
Mã câu hỏi: 241817

Toàn bộ những hoạt động vật chất mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội là khái niệm:

  • A. Thực tiễn.
  • B. Nhận thức.
  • C. Mâu thuẫn.
  • D. Phủ định.
Câu 8
Mã câu hỏi: 241818

Câu nào dưới đây nói về phủ định biện chứng ?

  • A. Lạt mềm buộc chặt.
  • B. Tre già măng mọc.
  • C. Đố ai quét sạch lá rừng. Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
  • D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Câu 9
Mã câu hỏi: 241819

Câu nào sau đây nói về mâu thuẫn theo nghĩa triết học ?

  • A. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
  • B. Xấu người đẹp nết ,còn hơn đẹp người.
  • C. Trẻ trồng na, già trồng chuối.
  • D. Mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 241820

Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm phát triển là;

  • A. Sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mớí
  • B. Sự lớn lên , thay đổi liên tục của sự vật, hiện tượng
  • C. Là sự vận động đi lên của sự vật, hiện tượng  trong đó cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ.
  • D. Chất của sự vật không thay đổi gì trong quá trình vận động và phát triển của chúng.
Câu 11
Mã câu hỏi: 241821

Câu nói »Muối ba năm muối vẫn còn mặn, gừng chín tháng gừng vẫn còn cay« muốn nói đến

  • A. Lượng
  • B. Chất
  • C. Độ.
  • D. Nút.
Câu 12
Mã câu hỏi: 241822

Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất ?

  • A. Vật lí. 
  • B. Hóa học.
  • C. Sinh học.
  • D. Xã hội.
Câu 13
Mã câu hỏi: 241823

Hình thức vận động nào dưới đây là thấp nhất?

  • A. Vận động xã hội.
  • B. Vận động vật lí.
  • C. Vận động cơ học.
  • D. Vận động sinh học.
Câu 14
Mã câu hỏi: 241824

Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm:

  • A. Bên trong của sự vật, hiện tượng.
  • B. Cơ bản của sự vật, hiện tượng.
  • C. Bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
  • D. Tiêu biểu của sự vật hiện tượng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 241825

Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là nói về khái niệm

  • A. Sự phát triển.
  • B. Mâu thuẫn.
  • C. Vận động.
  • D. Sự đấu tranh.
Câu 16
Mã câu hỏi: 241826

Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản , vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển , quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là

  • A. Lượng.
  • B. Phủ định.
  • C. Nút.
  • D. Chất.
Câu 17
Mã câu hỏi: 241827

Câu nào sau đây nói về quan hệ lượng chất?

  • A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • B. Tre già măng mọc.
  • C. Cha truyền, con nối.
  • D. Lạt mềm buộc chặt.
Câu 18
Mã câu hỏi: 241828

Câu nào dưới đây nói về phủ định siêu hình?

  • A. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
  • B. Hổ phụ sinh hổ tử.
  • C. Sự thoái hóa của một loài động vật.
  • D. Cha truyền , con nối.
Câu 19
Mã câu hỏi: 241829

Giá trị của các tri thức khoa học chỉ có được khi nó được:

  • A. Vận dụng vào thực tiễn.
  • B. Đưa vào sách vở.
  • C. Mọi người công nhận.
  • D. Nhiều người quan tâm.
Câu 20
Mã câu hỏi: 241830

Mâu thuẫn được giải quyết bằng cách nào ?

  • A. Sự điều hòa mâu thuẫn. 
  • B. Các mặt đối lập thủ tiêu lẫn nhau.
  • C. Sự thương lượng giữa các mặt đối lập.
  • D. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 21
Mã câu hỏi: 241831

Nhận thức lí tính đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm:

  • A. Bên ngoài của sự vật, hiện tượng 
  • B. Tiêu biểu của sự vật hiện tượng
  • C. Bên trong của sự vật, hiện tượng
  • D. Cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 241832

Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn theo nghĩa triết học?

  • A. Các mặt đối lập không cùng nằm trong một chỉnh thể, một hệ thống.
  • B. Hai mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
  • C. Hai mặt đối lập cùng tồn tại tách biệt trong một chỉnh thể.
  • D. Một mặt đối lập nằm ở sự vật, hiện tượng này, mặt đối lập kia nằm ở sự vật, hiện tượng khác.
Câu 23
Mã câu hỏi: 241833

Triết học Mác-Lê nin khái quát thành mấy hình thức vận động cơ bản?

  • A. 5 hình thức. 
  • B. 2 hình thức.
  • C. 4 hình thức.
  • D. 3 hình thức.
Câu 24
Mã câu hỏi: 241834

Hoạt động thực tiễn được khái quát thành mấy hình thức cơ bản ?

  • A. Hai hình thức.
  • B. Bốn hình thức.
  • C. Một hình thức.
  • D. Ba hình thức.
Câu 25
Mã câu hỏi: 241835

Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào:

  • A. Việc con người có nhận thức được thế giới hay không.
  • B. Vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần.
  • C. Việc con người nhận thức thế giới như thế nào.
  • D. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
Câu 26
Mã câu hỏi: 241836

Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó là khái niệm của môn khoa học nào ?

  • A. Địa lí.
  • B. Văn học.
  • C. Lịch sử.
  • D. Triết học.
Câu 27
Mã câu hỏi: 241837

Khoảng giới hạn mà tại  đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng là

  • A. Điểm nút.
  • B. Độ.
  • C. Chất.
  • D. Lượng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 241838

Thế giới quan là:

  • A. Toàn bộ những quan điểm, niềm tin nhìn nhận về các sự vật cụ thể.
  • B. Toàn bộ những quan điểm, niềm tin , định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
  • C. Quan điểm, cách nhìn về xã hội.
  • D. Quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên.
Câu 29
Mã câu hỏi: 241839

Hồ Chí Minh từng nói: «Lí luận mà không liên hệ  với thực tiễn là lí luận suông». Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

  • A. Cơ sở của nhận thức.  
  • B. Động lực của nhận thức.
  • C. Tiêu chuẩn của chân lí.
  • D. Mục đích của nhận thức.
Câu 30
Mã câu hỏi: 241840

Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản , vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là

  • A. Mâu thuẫn.
  • B. Lượng
  • C. Độ.
  • D. Chất.
Câu 31
Mã câu hỏi: 241841

Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới là:

  • A. Phủ định.
  • B. Phủ định biện chứng.
  • C. Phủ định siêu hình
  • D. Mâu thuẫn.
Câu 32
Mã câu hỏi: 241842

Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là

  • A. Chất. 
  • B. Độ.
  • C. Điểm nút.
  • D. Lượng.
Câu 33
Mã câu hỏi: 241843

Câu nào dưới đây nói về tính kế thừa của phủ định biện chứng?

  • A. Già néo đứt dây.
  • B. Công cha như núi Thái Sơn.
  • C. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 34
Mã câu hỏi: 241844

Câu tục ngữ nào sau đây không nói về lượng chất ?

  • A. Tích tiểu thành đại.  
  • B. Góp gió thành bão.
  • C.  Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
  • D. Năng nhặt chặt bị.
Câu 35
Mã câu hỏi: 241845

Hiện tượng thủy triều lên xuống là hình thức vận động nào ?

  • A. Cơ học. 
  • B. Vật lí.
  • C. Sinh học.
  • D. Hóa học.
Câu 36
Mã câu hỏi: 241846

Phủ định biện chứng có mấy đặc điểm cơ bản ?

  • A. Hai.
  • B. Ba. 
  • C. Một.
  • D. Bốn.
Câu 37
Mã câu hỏi: 241847

Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì

  • A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.
  • B. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.
  • C. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
  • D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 38
Mã câu hỏi: 241848

Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển ?

  • A. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành.
  • B. Học cách học→ học như là không học → không học nhưng không gì không học cả → biết cách học.
  • C. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước.
  • D. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá.
Câu 39
Mã câu hỏi: 241849

Sau khi học xong 1 tiết môn GDCD , bạn A thốt lên “ Thả nào chị tớ nói : triết học là khoa học của mọi khoa học “ .Theo em, lời chị bạn A là nói đến nội dung nào của triết học ?

  • A. Vai trò.
  • B. Ý nghĩa.
  • C.  Nội dung.
  • D. khái niệm.
Câu 40
Mã câu hỏi: 241850

Vận động viên điền kinh thi chạy  là hình thức vận động nào?

  • A. Cơ học.
  • B. Hóa học.
  • C. Sinh học.
  • D. Xã hội.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ