Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Trao đổi chất và năng lượng Sinh học 8

15/04/2022 - Lượt xem: 40
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 47390

Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài? 

  • A. Phổi 
  • B. Dạ dày
  • C.  Thận  
  • D. Gan
Câu 2
Mã câu hỏi: 47391

Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì? 

  • A. Khí ôxi và chất thải
  • B. Khí cacbônic và chất thải
  • C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng 
  • D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng
Câu 3
Mã câu hỏi: 47392

Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến 

  • A. cơ quan sinh dục
  • B. cơ quan hô hấp
  • C.  cơ quan tiêu hoá 
  • D. cơ quan bài tiết
Câu 4
Mã câu hỏi: 47393

Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? 

  • A. Hệ tiêu hoá
  • B. Hệ hô hấp
  • C. Hệ bài tiết 
  • D. Hệ tuần hoàn
Câu 5
Mã câu hỏi: 47394

Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây?  

  • A. Hệ hô hấp
  • B. Hệ tiêu hoá
  • C. Hệ bài tiết 
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 6
Mã câu hỏi: 47395

Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là 

  • A. nước mô
  • B. dịch bạch huyết
  • C. máu 
  • D. nước bọt
Câu 7
Mã câu hỏi: 47396

Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây? 

  • A. Giải phóng năng lượng
  • B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp
  • C. Tích luỹ năng lượng  
  • D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản
Câu 8
Mã câu hỏi: 47397

Chuyển hoá cơ bản là 

  • A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
  • B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
  • C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi 
  • D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi
Câu 9
Mã câu hỏi: 47398

Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình  

  • A.  đều xảy ra sự tổng hợp các chất
  • B. đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng
  • C. đối lập nhau 
  • D. mâu thuẫn nhau
Câu 10
Mã câu hỏi: 47399

Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì? 

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Sinh công
  • C. Sinh nhiệt 
  • D. Tổng hợp chất mới
Câu 11
Mã câu hỏi: 47400

Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá? 

  • A. Người cao tuổi
  • B. Thanh niên
  • C. Trẻ sơ sinh 
  • D. Thiếu niên
Câu 12
Mã câu hỏi: 47401

Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá? 

  • A.  Nước
  • B. Prôtêin
  • C. Xenlulôzơ 
  • D. Tinh bột
Câu 13
Mã câu hỏi: 47402

Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây? 

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường
  • C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt 
  • D. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển
Câu 14
Mã câu hỏi: 47403

Để chống rét, chúng ta phải làm gì? 

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân
  • C. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân 
  • D. Bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm…
Câu 15
Mã câu hỏi: 47404

Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh? 

  • A.  Ăn nhiều tinh bột
  • B. Uống nhiều nước
  • C. Rèn luyện thân thể 
  • D.  Giữ ấm vùng cổ
Câu 16
Mã câu hỏi: 47405

Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả? 

  • A. Uống nước giải khát có ga
  • B. Tắm nắng
  • C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon 
  • D. Trồng nhiều cây xanh
Câu 17
Mã câu hỏi: 47406

Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây? 

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B.  Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
  • C. Mặc ấm để che chắn gió 
  • D. Bổ sung nước điện giải
Câu 18
Mã câu hỏi: 47407

Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất? 

  • A. Tai
  • B. Miệng
  • C. Hậu môn 
  • D. Nách
Câu 19
Mã câu hỏi: 47408

Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hoá? 

  • A. Vitamin K và vitamin A
  • B. Vitamin C và vitamin E
  • C. Vitamin A và vitamin D 
  • D.  Vitamin C và vitamin D
Câu 20
Mã câu hỏi: 47409

Loại vitamin nào dưới đây thường có nguồn gốc động vật? 

  • A.  Tất cả các phương án còn lại
  • B. Vitamin C        
  • C. Vitamin B12 
  • D. Vitamin A
Câu 21
Mã câu hỏi: 47410

Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu người? 

  • A.  Asen
  • B. Kẽm
  • C. Đồng 
  • D. Sắt
Câu 22
Mã câu hỏi: 47411

Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương? 

  • A. Iốt
  • B. Canxi
  • C. Kẽm 
  • D. Sắt
Câu 23
Mã câu hỏi: 47412

Thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều vitamin? 

  • A. Cá biển
  • B. Giá đỗ
  • C. Thịt bò 
  • D. Thịt lợn
Câu 24
Mã câu hỏi: 47413

Loại muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp? 

  • A. Kẽm
  • B. Sắt
  • C. Iốt 
  • D. Đồng
Câu 25
Mã câu hỏi: 47414

Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây? 

  • A. Mắc phải một bệnh lý nào đó
  • B. Tất cả các phương án còn lại
  • C.  Lười vận động 
  • D. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng : sôcôla, mỡ động vật, đồ chiên xào…
Câu 26
Mã câu hỏi: 47415

Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây? 

  • A.  Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng
  • B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
  • C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể 
  • D.  Tất cả các phương án còn lại
Câu 27
Mã câu hỏi: 47416

Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 

  • A. một đơn vị thời gian
  • B. một tuần
  • C. một bữa 
  • D. một ngày
Câu 28
Mã câu hỏi: 47417

Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm? 

  • A. Dứa gai
  • B. Trứng gà
  • C. Bánh đa  
  • D. Cải ngọt
Câu 29
Mã câu hỏi: 47418

Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

1. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

2. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.

3. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể. 

  • A. 1, 2, 3
  • B. 1, 2
  • C. 1, 3 
  • D. 2, 3
Câu 30
Mã câu hỏi: 47419

Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

1. Giới tính

2. Độ tuổi

3. Hình thức lao động

4. Trạng thái sinh lí của cơ thể 

  • A. 1, 2, 3, 4
  • B. 1, 2, 3
  • C. 1, 2, 4 
  • D. 2, 3, 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 47420

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan? 

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 32
Mã câu hỏi: 47421

Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu? 

  • A. Hạch thần kinh
  • B. Dây thần kinh
  • C. Tuỷ sống 
  • D. Não bộ
Câu 33
Mã câu hỏi: 47422

Loại hoocmôn nào dưới đây tham gia vào quá trình chuyển hoá đường trong cơ thể? 

  • A. Glucagôn
  • B. Insulin
  • C. Ađrênalin 
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 34
Mã câu hỏi: 47423

Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành 

  • A. quang năng
  • B. cơ năng
  • C. nhiệt năng 
  • D. hoá năng
Câu 35
Mã câu hỏi: 47424

Ở người bình thường, nhiệt độ đo được ở miệng là 

  • A. 38o
  • B. 37,5oC
  • C. 37oC  
  • D. 36,5oC
Câu 36
Mã câu hỏi: 47425

Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái? 

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào
  • C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím 
  • D. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt
Câu 37
Mã câu hỏi: 47426

Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào ?

1. Dãn mạch máu dưới da

2. Run

3. Vã mồ hôi

4. Sởn gai ốc

  • A. 1, 3
  • B. 1, 2, 3
  • C. 3, 4 
  • D. 1, 2, 4
Câu 38
Mã câu hỏi: 47427

Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt? 

  • A. Hệ tuần hoàn
  • B. Hệ nội tiết
  • C.  Hệ bài tiết 
  • D. Hệ thần kinh
Câu 39
Mã câu hỏi: 47428

Loại vitamin nào dưới đây không tan trong dầu, mỡ? 

  • A. Vitamin A
  • B. Vitamin C
  • C. Vitamin K 
  • D. Vitamin D
Câu 40
Mã câu hỏi: 47429

Thiếu vitamin nào dưới đây sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc? 

  • A. Vitamin B2
  • B. Vitamin B1
  • C. Vitamin B
  • D. Vitamin B12

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ