Với bài học này các em dẽ được tìm hiểu một cuộc cách mạng Tư sản khác trong thời cận đại. Và giúp các em hiểu được tại sao Lê Nin lại nói "Cách mạng Tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình nhất trong tất cả các cuộc cách mạng trong thời kì cận đại". Vậy cuộc cách mạng ở Pari thủ đô hoa lệ của Pháp kinh đô của Châu Âu nổ ra như thế nào xin mời các em cùng tìm hiểu bài học: Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794)
Qua bài này các em phải nắm được: Thắng lợi cuộc khởi nghĩa ngày 14-7-1789 phá ngục Ba-xti đã mở đầu cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Pháp. Cách mạng tiếp tục phát triển như thế nào? Và phát triển theo mấy giai đoạn. Nắm những nội dung chính của các giai đoạn phát triển đó.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?
Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?
Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công, thương nghiệp Pháp như thế nào?
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 2để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập Thảo luận 1 trang 11 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 2 trang 11 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 3 trang 11 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 1 trang 12 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 2 trang 12 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 1 trang 13 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 2 trang 13 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 3 trang 13 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 4 trang 13 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 1 trang 15 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 2 trang 15 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận trang 16 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 1 trang 17 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 2 trang 17 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập Thảo luận 3 trang 17 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập 1 trang 17 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập 2 trang 17 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập 3 trang 17 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập 4 trang 17 SGK Lịch sử 8 Bài 2
Bài tập 1.1 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.2 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.3 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.4 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.5 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.6 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.7 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.8 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 2 trang 7 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 3 trang 8 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 4 trang 8 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 5 trang 9 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 6 trang 9 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 7 trang 9 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 8 trang 10 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 9 trang 10 SBT Lịch Sử 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử DapAnHay sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 8 DapAnHay
Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?
Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?
Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công, thương nghiệp Pháp như thế nào?
Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
Trong Đẳng cấp thứ ba gồm cồ các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp?
Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?
Điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau đây:
A. Trước cánh mạng nông nghiệp Pháp phát triển.
B. Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế.
C. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp không phải đóng thuế.
D. Tư sản Pháp có quyền lực về kinh tế và chính trị.
E. Tư tưởng Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến và Tăng lữ.
F. Mông-te-xki-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc bảo đảm quyền tự do.
Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai?
Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?
Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?
Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh của người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?
Dựa vào những đoạn trích ngắn dưới đây, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
"Tự do về chính trị của công dân thể hiện ở chỗ: công dân đó không phải lo sợ, ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Để có tự dochính trị, chính phủ phải được tổchức để không một ai có thể đe dọa người khác"
(Tinh thần pháp luật)
"Hãy đập tan toàn nhà của sự dối trá!.."
"Xéo nát bọn đê tiện"
(Những lá thư triết học)
"Mọi người sinh ra tự do, nhưng ở khắp nơi họ đều mang xiềng xích… Tự do là quyền tự nhiên của con người"
(Khế ước xã hội)
Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?
Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?
Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp?
Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?
Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?
Qua những điều dưới đây, em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?
Cuối tháng 8 - 1789. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu khẩu hiệu nổi tiếng : “Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Nội dung Tuyên ngôn có một số điều sau:
Điều 1: Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng...
Điều 2: (được hưởng) quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức.
Điều 17: Quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể tước bỏ.
Nhân dân pháp đã hành động như thế nào khi "Tổ quốc lâm nguy"? Kết quả ra sao?
Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792-1793?
Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh?
Nêu một vài phẩm chất tốt đẹp của Rô-be-spie?
Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô-banh?
Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?
Dựa vào đoạn trích trên, em hãy nêu nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII?
Lập bảng niên biểu cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Vai trò của nhân dân trong Cách Mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?
Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp?
Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Họ và tên
Tiêu đề câu hỏi
Nội dung câu hỏi
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp>
Trong gai đoạn này tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện như thế nào
Câu trả lời của bạn
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh. . Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.
Vì sao giai cấp công nhân không tham gia Cách Mạng Tư Sản
Gíup mk nha mí bạn mk cần gấp !!!!!
Xin đấy
Câu trả lời của bạn
Nói giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để bởi vì:
- Do địa vị kinh tế- xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên giến nhất dưới CBTB. Vói tính cách như vậy đây là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp Công nhân - đại biểu cho sự tiến hóa của lịch sử là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề. Họ là giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản và xét về bản chất họ là giai cáp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện khách quan buộc họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
Câu 1. Hậu quả của các hiệp ước Nhà Nguyễn kí kết với thực dâ Pháp? Tinh thần chiến đấu của dân ta.
Câu 2. Giải thích tại sao khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất? Đánh giá hành động yêu nước của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.
Câu 3. So sánh xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX? Nhận xét tính chất phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến 1918.
Giúp mik zs mik cần gấp ^^^
Ai giải đc câu nào thì giải trc nhá!!!!!
TKS
Câu trả lời của bạn
Câu 1. Hậu quả của các hiệp ước Nhà Nguyễn kí kết với thực dâ Pháp?
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
Tinh thần chiến đấu của dân ta.
Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,
Câu 2. Giải thích tại sao khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất?
Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Đánh giá hành động yêu nước của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.
- Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Phong trào cần vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, trong thời kì này hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1cua thực dân Pháp, xã hội VN có những tầng lớp nào?Thái độ chính trị của họ ra sao?
Câu trả lời của bạn
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.
- Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.
* Giai cấp nông dân:
- Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.
- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
* Tầng lớp tư sản:
- Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.
- Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
* Tầng lớp tiểu tư sản:
- Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,...
- Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.
- Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
* Đội ngũ công nhân:
- Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.
- Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
Có những tầng lớp:
Văn thân, nhân dân, nông dân, sĩ phu,....
Thái độ chính trị:
Hưởng ứng rất nhiệt tình, chịu sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến tuy nhiên lại thất bại.
tóm tắt quá trình đà nẵng trở thành thành phố nhượng địa của thực dân Pháp
Câu trả lời của bạn
Âm mưu của pháp khi buộc triều đình huế ký hiệp ước patơnốt? hẬU Quả
Câu trả lời của bạn
Từ chiều 18 - 8 - 1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến ngày 20 - 8, chúng đổ bộ lên khu vực này. Triều đình hoảng hốt xin đình chiến. Cao uỷ Pháp là Hác-măng lên ngay Huế và đưa ra một bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận vào ngày 25 - 8 - 1883 (Hiệp ước Quý Mùi).
Việc triều đình kí Hiệp ước 1883 càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình ớ các địa phương, như Nguyễn Thiện Thuật. Tạ Hiện, Hoàng Ván Hoè, Lã Xuân Oai. Nguyễn Quang Bích... đã phản đối lệnh bãi binh. Đây chính là cơ sở để phái kháng chiến trong triều đình Huế, do Tôn Thất Thuyết cầm đầu, mạnh tay hành động.
Do chiến sự tiếp tục kéo dài ở Bác Kì, thực dân Pháp buộc phải tổ chức những cuộc tấn công nhằm tiêu diệt các trung tâm để không còn sót lại. Từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885, chúng cho quân chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang... Quân Thanh đóng giữ các vị trí này chỉ chống cự lấy lệ, rồi rút. Cuối cùng, Pháp - Thanh đã đi đến thoả thuận với nhau bằng Quy ước Thiên Tân (11 - 5 - 1884), theo đó, nhà Thanh cam kết rút hết quân đội khỏi Bắc Kì.
Sau khi làm chủ tình thế, chính phủ Pháp lại bắt triều đình Huế kí bản hiệp ước mới vào ngày 6 - 6 - 1884 (Hiệp ước Pa-tơ-nốt), có nội dung cơ bản giống' với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *