Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

  • A

     Ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • B

    Ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • C

    Ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • D

    Ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường truyền ánh sáng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(F = BI\sin \alpha \)

  • B

    \(F = BIl\cos \alpha \)

  • C

    \(F = BIl\sin \alpha \)

  • D

    \(F = Il\cos \alpha \)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức: \(F = BIl\sin \alpha \) 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một tia sáng đi từ nước ra không khí thì tia khúc xạ:

  • A

    Ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.

  • B

    Ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.

  • C

    Ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.

  • D

    Ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Theo định luật khúc xạ ánh sáng:

Một tia sáng đi từ nước ra không khí thì tia khúc xạ ở phía bên kia so của pháp tuyến so với tia tới và xa pháp tuyến hơn tia tới, gần mặt phân cách hơn tia tới

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

 Sợi quang trong cáp quang ứng dụng hiện tượng

  • A

    Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

  • B

    Hiện tượng phản xạ ánh sáng

  • C

    Hiện tượng phản xạ toàn phần

  • D

    Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính. Công thức nào trong các công thức sau là sai?

  • A

     \(\sin {i_1} = \frac{1}{n}\sin {i_2}\)

  • B

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}{r_1}{\rm{ }} + {\rm{ }}{r_2}\)

  • C

    \(D = {i_1} + {i_2}-A\)

  • D

     \(\sin \frac{{{D_m} + A}}{2} = n\sin \frac{A}{2}\)

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thấu kính phân kì là:

  • A

    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi

  • B

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt phẳng

  • C

    Một khối chất trong suốt , được giới hạn bởi 2 mặt cầu lõm

  • D

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi mặt cầu lồi có bán kính nhỏ hơn mặt cầu lõm

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thấu kính phân kì là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm hoặc một mặt phẳng và một mặt lõm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Một người mắt không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận D = OCC. Công thức xác định có bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là:

  • A

    \(G = \frac{f}{Đ}\)

  • B

    \(G = \frac{Đ}{{2f}}\)

  • C

    \(G = \frac{{2f}}{Đ}\)

  • D

    \(G = \frac{Đ}{f}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Biểu thức xác định độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là: \({G_\infty } = \frac{{O{C_C}}}{f} = \frac{Đ}{f}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực                                

  • A

    tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính

  • B

    tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

  • C

    tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị

  • D

    tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực:

\({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

=> số bội giác tỉ lệ nghịch với  (tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Từ phổ là:

  • A

    hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường

  • B

    hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau

  • C

    hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm

  • D

    hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

- Từ phổ:

+ Dùng mạt sắt rắc đều lên một tấm kính đặt trên nam châm, gõ nhẹ tấm kính ta nhận được từ phổ của nam châm.

+ Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dùng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên

  • A

    3 lần

  • B

    6 lần

  • C

    9 lần

  • D

    12 lần

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài dây: \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)

=> Khi I1 và I2 tăng lên 3 lần thì F tăng 3.3 = 9 lần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là

  • A

    võng mạc

  • B

    giác mạc.        

  • C

    lòng đen.

  • D

    thủy tinh thể.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là võng mạc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:

  • A

    \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}}\)

  • B

    \({e_C} = \left| {\Delta \Phi } \right|\Delta t\)

  • C

    \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta t} \right|}}{{\Delta \Phi }}\)

  • D

    \({e_C} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định bởi biểu thức: \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:

  • A

    có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó

  • B

    có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó

  • C

    có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó

  • D

    có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có tương tác giữa: nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện, dòng điện với dòng điện là các tương tác từ.

 Lực tương tác giữa chúng gọi là lực từ

=> Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì có lực từ xuất hiện

Mặt khác, ta có:  Hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh dây dẫn mang dòng điện không có tương tác từ hay không xuất hiện lực từ

=> D- không đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Chọn phát biểu sai

  • A

    Một tấm kim loại dao động giữa hai cực của một nam châm thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu-cô

  • B

    Hiện tượng xuất hiện dòng điện Fu-cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ

  • C

    Một tấm kim loại nối với hai cực một nguồn điện thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu-cô

  • D

    Dòng điện Fu-cô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu-cô

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Biểu thức nào sau đây xác định cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài đặt trong không khí:

  • A

    \(B = {2.10^{ - 7}}{\rm{I}}{\rm{.r}}\)

  • B

    \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)

  • C

    \(B = {2.10^{ 7}}\frac{I}{r}\)

  • D

    \(B = {2.10^{ 7}}{\rm{I}}{\rm{.r}}\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài đặt trong không khí được xác định bởi biểu thức: \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hai thanh ray nằm ngang song song và cách nhau L = 10cm đặt trong từ trường đề \(\overrightarrow B \) thẳng đứng, B = 0,1T. Một thanh kim loại đặt trên ray vuông góc với ray. Nối ray với nguồn điện $E = 12V, r = 1\Omega$, điện trở của thanh kim loại và dây nối $R = 5\Omega$. Lực từ tác dụng lên thanh kim loại có giá trị:

  • A

    1N

  • B

    0,02N

  • C

    0,2N

  • D

    0,1N

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên dây dẫn

+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch

+ Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn: \(F = BIl{\rm{sin}}\alpha \)

Lời giải chi tiết:

+ Theo định luật Ôm, ta có: \(I = \frac{E}{{R + r}} = \frac{{12}}{{5 + 1}} = 2A\)

+ Lực từ tác dụng lên thanh kim loại: \(F = BIl{\rm{sin}}{90^0} = 0,1.2.0,1.{\rm{sin}}{90^0} = 0,02N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một dây dẫn có chiều dài 10m đặt trong từ trường đều B = 5.10-2T. Cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua dây dẫn. Lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với \(\overrightarrow B \)  có giá trị là:

  • A

    0N 

  • B

    5N

  • C

    0,05N

  • D

    5.10-4N

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn: \(F = BIl\sin \alpha \)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện:\(F = BIl\sin \alpha  = 5\,N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 15 cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, có cường độ I1 = 10 A, I2 = 5 A chạy qua. Điểm M  cách A và B một khoảng bằng bao nhiêu mà tại đó cảm ừng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra bằng 0?

  • A

    MA = 10cm, MB = 5cm

  • B

    MA = 5cm, MB = 10cm

  • C

    MA = 15cm, MB = 5cm

  • D

    MA = 6cm, MB = 12cm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Áp dụng các bước giải xác định cảm ứng từ (Xem lí thuyết phần V)

+ Áp dụng biểu thức xác định cảm ứng từ của dòng điện thẳng: \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)

Lời giải chi tiết:

Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẵng hình vẽ, dòng I1 đi vào tại A, dòng I2 đi vào tại B. Các dòng điện I1 và I2 gây ra tại M các véc tơ cảm ứng từ \(\mathop {{B_1}}\limits^ \to  \)và \(\mathop {{B_2}}\limits^ \to  \).

Để cảm ứng từ tổng hợp tại M bằng 0 thì \(\mathop B\limits^ \to   = \mathop{{B_1}}\limits^ \to   + \mathop {{B_2}}\limits^ \to   = 0 \to \mathop{{B_1}}\limits^ \to   =  - \mathop {{B_2}}\limits^ \to  \) tức là \(\mathop{{B_1}}\limits^ \to  \)và \(\mathop {{B_2}}\limits^ \to  \)phải cùng phương, ngược chiều và bằng nhau về độ lớn.

Để thỏa mãn các điều kiện đó thì M phải nằm trên đường thẳng nối A, B; nằm trong đoạn thẳng AB.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Hai vòng tròn dây dẫn đặt cách nhau một khoảng rất nhỏ. Vòng dây dẫn được giữ cố định. Vòng trên được nối với một đòn cân. Khi có 2 dòng điện có cường độ bằng nhau vào 2 dây dẫn thì chúng hút nhau. Đặt thêm một quả cân khối lượng \(0,1g\) vào đĩa cân bên kia thì cân trở lại thăng bằng và lúc đó hai vòng dây cách nhau 2mm. Xác định cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây. Biết bán kính mỗi vòng dây là \(5cm\). Lấy \(g = 10m/s^2\)

  • A

    2,23A

  • B

    1A

  • C

    3,16A

  • D

    5,64A

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Sử dụng điều kiện cân bằng của vật

+ Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài dây: \(F = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết:

Cân nằm thăng bằng khi: \(F = P = mg\)  (1)

Ta có, lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của vòng dây:

\({F_0} = \dfrac{F}{{2\pi R}} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}{I_2}}}{r} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I^2}}}{r}{\rm{            (2)}}\)

Từ (1) và (2), ta có:  \({2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I^2}}}{r} = \dfrac{{mg}}{{2\pi R}} \\\to I = \sqrt {\dfrac{{mg{\rm{r}}}}{{4\pi {{.10}^{ - 7}}.R}}}  = \sqrt {\dfrac{{0,{{1.10}^{ - 3}}{\rm{.10}}{\rm{.2}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{ - 3}}}}{{4\pi {{.10}^{ - 7}}{{.5.10}^{ - 2}}}}}  = 5,64A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên electron và hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều: 

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

* Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) xuyên vào lòng bàn tay. Chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều của \(\overrightarrow v \). Chiều của \(f\) cùng chiều với ngón cái choãi ra 900 nếu q > 0 và ngược chiều với ngón cái choãi ra 900 nếu q < 0.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một electron bay vào trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc \({v_1} = 1,{8.10^6}m/s\) thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn \({f_1} = {2.10^{ - 6}}N\). Nếu vận tốc \({v_2} = 4,{5.10^7}m/s\) thì độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là bao nhiêu?

  • A

    1,25.10-3N

  • B

    5.10-5N

  • C

    3,2.10-9N

  • D

    8.10-8N

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính lực lorenxơ \(f = \left| q \right|vB\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:  \(f = \left| q \right|vB\) \( \to \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{1,{{8.10}^6}}}{{4,{{5.10}^7}}} = 0,04 \to {f_2} = 25{f_1} = {25.2.10^{ - 6}} = {5.10^{ - 5}}N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích 5cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với \(\overrightarrow B \) một góc 300. Từ thông qua diện tích trên là:

  • A

    \({2.10^{ - 5}}\left( {Wb} \right)\)

  • B

    \(2,5.\sqrt 3 {10^{ - 5}}\left( {Wb} \right)\)

  • C

    \(2,{5.10^{ - 5}}\left( {Wb} \right)\)

  • D

    \({5.10^{ - 5}}\left( {Wb} \right)\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định từ thông qua diện tích S:  \(\Phi  = BSc{\rm{os}}\alpha \)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây kín ABCD, biết rằng cảm ứng từ B đang giảm dần

  • A

    Cùng chiều kim đồng đồ

  • B

    Ngược chiều kim đồng hồ

  • C

    Không xác định được

  • D

    Không có dòng điện cảm ứng trong mạch

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định luật Lenxơ

+ Xác định chiều của cảm ứng từ cảm ứng \(\overrightarrow {{B_C}} \)

+ Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải, xác định chiều dòng điện cảm ứng

Lời giải chi tiết:

+ Vì cảm ứng từ B đang giảm => từ thông giảm => cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_C}} \) phải cùng chiều với cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều cùng với chiều kim đồng hồ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cùng, dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là:

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    5,5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính tiêu cự: \(f = \frac{1}{D}\)

+ Vận dụng biểu thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \frac{Đ}{f}\)

Lời giải chi tiết:

+ Tiêu cự của kính lúp là: \(f = \frac{1}{D} = \frac{1}{{20}} = 0,05m = 5cm\)

+ Số bội của bội giác lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \(G = \frac{Đ}{f} = \frac{{25}}{5} = 5\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Thanh kim loại AB dài 20cm kéo trượt đều trên hai thanh ray kim loại nằm ngang như hình vẽ:

  • A

    Chiều từ B đến A, IC = 0,32A

  • B

    Chiều từ A đến B, IC = 0,32A

  • C

    Chiều từ A đến B, IC = 0,96A

  • D

    Chiều từ B đến A, IC = 0,96A

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính suất điện động cảm ứng trong thanh: \(\left| {{e_C}} \right| = Blv\sin \theta \)

+ Áp dụng biểu thức tính cường độ dòng điện: \({I_C} = \frac{{{e_C}}}{R}\)

+ Áp dụng quy tắc bàn tay phải

Lời giải chi tiết:

Suất điện động cảm ứng trong thanh: \(\left| {{e_C}} \right| = Blv\sin {90^0} = 0,4.0,2.12 = 0,96V\)

Cường độ dòng điện trong thanh: \({I_C} = \frac{{{e_C}}}{R} = \frac{{0,96}}{3} = 0,32A\)

Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta suy ra chiều của dòng điện cảm ứng đi qua thanh AB theo chiều từ A đến B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:

  • A

    0,05V

  • B

    0,25V

  • C

    0,5V

  • D

    1V

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức xác định độ tự cảm của ống dây: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)

+ Vận dụng biểu thức xác định suất điện động cảm ứng: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Độ tự cảm của ống dây: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V = 4\pi {.10^{ - 7}}{2000^2}.({500.10^{ - 6}}) = 2,{5.10^{ - 3}}\)

+Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 0,05s  cường độ dòng điện tăng từ 0A đến 5A

Suất điện động tự cảm trong ống dây trong khoảng thời gian này:

\(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}} = 2,{5.10^{ - 3}}\frac{{\left| {5 - 0} \right|}}{{0,05}} = 0,25V\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt một môi trường trong suốt sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau. Khi đó góc tới và góc khúc xạ liên hệ với nhau qua hệ thức :

  • A

    i = r + 900.

  • B

    i + r = 900.

  • C

    i + r = 1800.

  • D

    i = 1800 + r.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng tính chất của tia phản xạ

+ Vận dụng  định luật khúc xạ ánh sáng

Lời giải chi tiết:

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau ta có:

 r + i’ = 90° hay là r + i = 90°.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 30cm. Tính chất của ảnh và số phóng đại ảnh là:

  • A

    ảnh ảo cùng chiều với vật, k = 0,5

  • B

    ảnh thật cùng chiều với vật, k = -0,5 

  • C

    ảnh ảo ngược chiều với vật, k = 0,5  

  • D

    ảnh thật ngược chiều với vật, k = -0,5

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

+ Sử dụng công thức tính số phóng đại: \(k =  - \frac{{d'}}{d}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \to d' = \frac{{df}}{{d - f}} = \frac{{30.10}}{{30 - 10}} = 15cm > 0\)   

=> ảnh là ảnh thật và cách thấu kính một đoạn \(d' = 15cm\)

+ Số phóng đại của ảnh: $k = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{15}}{{30}} = - \frac{1}{2}$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 = 4/3 sang thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5. Góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới có giá trị là? Biết góc tới i = 300.

  • A

    \(r = {26,4^0};D = {3,6^0}\)

  • B

    \(r = {50,34^0};D = {9,7^0}\)

  • C

    \(r = {34,23^0};D = {4,23^0}\)

  • D

    \(r = {76,98^0};D = {47^0}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Một cái máng nước sâu 30 cm rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = \(\frac{4}{3}\). h = ?

  • A

    6  cm

  • B

    5 cm

  • C

    12 cm

  • D

    7 cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng các hệ thức lượng trong tam giác

+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25cm phải đeo sát mắt kính số 2. Điểm cực cận của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt

  • A

    25 cm

  • B

    50 cm

  • C

    1 m

  • D

    2 m

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức xác định tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D}\)

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

Lời giải chi tiết:

+ Kính cận số 2 có \(D =  - 2dp \to f =  - 0,5m\)

+ Quan sát vật cách mắt 25cm qua kính => OCc= -d’=-df/(d+f)=50cm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Một thấu kính có tiêu cự 20 cm. Vật sáng AB vuông góc với trục chính thấu kính tại A, cách thấu kính 30 cm. Ảnh tạo bởi thấu kính

  • A

    cách thấu kính 60 cm, cao gấp 2 lần vật, cùng chiều với vật

  • B

    cách thấu kính 60 cm, cao gấp 2 lần vật, ngược chiều với vật.

  • C

    cách thấu kính 10 cm, cao bằng nửa vật, cùng chiều với vật.

  • D

    cách thấu kính 10 cm, cao nửa vật, ngược chiều với vật.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Tính chất ảnh qua kính hội tụ

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

+ Sử dụng công thức xác định độ phóng đại ảnh: \(k =  - \frac{{d'}}{d} = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(f = 20cm > 0 \to \) thấu kính hội tụ

+ Vật đặt tại vị trí cách thấu kính \(30cm > f\) => tạo ảnh  thật ngược chiều với vật

+  \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \to d' = \frac{{df}}{{d - f}} = \frac{{30.20}}{{30 - 20}} = 60cm\)

+ Độ phóng đại: \(k =  - \frac{{d'}}{d} =  - \frac{{60}}{{30}} = 2\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Một ống dẫn sáng hình trụ với lõi có chiết suất \({n_1} = 1,5\) và phần vỏ bọc ngoài có chiết suất\({n_2} = \sqrt 2 \). Chùm tia tới hội tụ tại mặt trước của ống tại điểm I với góc \(2\alpha \). Xác định \(\alpha \) lớn nhất để tia sáng trong chùm đều truyền được trong ống.

  • A

    \( {10^0}\)

  • B

    \( {30^0}\)

  • C

    \( {45^0}\)

  • D

    \( {60^0}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

+ Sử dụng điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

Lời giải chi tiết:

Tại I, ta có: \(1\sin \alpha  = 1,5{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)  (1)

Để tia sáng truyền đi trong ống thì tại J phải xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Chiếu một tia sáng đơn sắc đến mặt bên AB của một lăng kính tiết diện là một tam giác đều ABC theo phương song song với đáy BC. Tia ló ra khỏi AC đi là là mặt AC. Chiết suất của chất làm lăng kính là:

  • A

    \(\sqrt 2 \)

  • B

    1,8

  • C

    1,53

  • D

    .\(\sqrt 3 \)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vì ∆ABC là tam giác đều và tia tới đi song song với cạnh đáy BC nên dễ suy ra được \({i_1} = {30^0}\).

Mà: \(\sin {i_1} = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} \leftrightarrow \sin {30^0} = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} \to n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} = 0,5\) (1)

Tia ló đi là là mặt AC, nên \({i_2} = {90^0}\)

Góc chiết quang: \(A = {r_1} + {r_2}\)

Ta lại có:

\(\begin{array}{l}\sin {i_2} = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_2} \leftrightarrow \sin 90 = n\sin (A - {r_1})\\ \leftrightarrow \sin 90 = n\sin (60 - {r_1}){\rm{         (2)}}\end{array}\)

Lấy (2) chia cho (1) ta được:

\(\begin{array}{l}\frac{{\sin 90}}{{0,5}} = \frac{{n\sin (60 - {r_1})}}{{n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1}}} \leftrightarrow 2{{\mathop{\rm sinr}\nolimits} _1} = sin(60 - {r_1})\\ \leftrightarrow 2\sin {r_1} = \sin 60c{\rm{os}}{{\rm{r}}_1} - c{\rm{os60}}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1}\\ \leftrightarrow (2 + c{\rm{os60)}}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} = \sin 60.c{\rm{os}}{{\rm{r}}_1}\\ \to {\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{{\rm{r}}_1} = \frac{{\sin 60}}{{2 + c{\rm{os60}}}} = \frac{{\sqrt 3 }}{5} \to {r_1} = 19,{1^0}\end{array}\)

Thay vào (1), ta được: \(n = \frac{{0,5}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1}}} = \frac{{0,5}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in19,}}{{\rm{1}}^0}}} = 1,53\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Nhìn qua thấu kính thấy một ảnh cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị là:

  • A

    10cm

  • B

    25cm

  • C

    15cm

  • D

    5cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng công thức xác định số phóng đại: \(k =  - \frac{{d'}}{d}\)

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh cùng chiều với vật thì đó là ảnh ảo

\( \to d' < 0 \to k > 0\)

+ Số phóng đại \(k =  - \frac{{d'}}{d} = 3\) (1)

+ Mặt khác, ta có: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\) (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}d' =  - 3{\rm{d}}\\\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{3{\rm{d}}}} = \frac{2}{{3d}}\end{array} \right. \to f = \frac{{3{\rm{d}}}}{2} = \frac{{3.10}}{2} = 15cm\)  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 21cm. Một người mắt tốt, có khoảng cực cận là 20cm, có năng suất phân ly là \(1' = \frac{1}{{3500}}rad\) . Người này quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi ở trạng thái không điều tiết. Độ cao của vật là bao nhiêu thì mắt người này còn phân biệt được điểm đầu và điểm cuối của vật?

  • A

    \(7,143\,\mu m\)

  • B

    \(0,714\,\mu m\)

  • C

    \(0,743\,\mu m\)

  • D

    \(0,643\,\mu m\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng các biểu thức khi ngắm chừng ở vô cực:

+ \({A_1} \equiv {F_2}\)

+ \(\alpha  = tan\alpha  = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{f_2}}} = \varepsilon \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Một tia sáng được chiếu đến điểm chính giữa của mặt trên một khối lập phương trong suốt, chiết suất n = 1,5. Xác định góc tới lớn nhất để tia khúc xạ còn gặp mặt đáy của khối lập phương?

  • A

    600

  • B

    300

  • C

    450

  • D

    900

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vẽ đường truyền của tia sáng trong khối lập phương

+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)

+ Sử dụng hệ thức lượng giác

Lời giải chi tiết:

Gọi độ dài cạnh hình lập phương là a

Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(1.\sin i = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)

Khi imax thì rmax

Ta có, rmax khi tia khúc xạ đến một đỉnh ở đáy của khối lập phương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Một kính thiên văn khúc xạ được điều chỉnh cho một nguời có mắt bình thường nhìn được rõ nét của một vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Khi đó, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 62cm và số bội giác của kính là 30. Vật quan sát Mặt Trăng có góc trông \({\alpha _0} = \frac{1}{{100}}ra{\rm{d}}\). Đường kính của mặt trăng cho bởi vật kính là:

  • A

    0,6cm

  • B

    1cm

  • C

    3cm

  • D

    0,9cm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vẽ sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính

+ Quan sát vật ở rất xa: \({d_1} = \infty \)

Lời giải chi tiết:

Ta có

+ Sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính \({L_1}\) có tiêu cự \({f_1} = {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\), thấu kính \({L_2}\) có tiêu cự \({f_2} =  - {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\). Khoảng cách giữa hai kính là \(a{\rm{ }} = {\rm{ }}40{\rm{ }}cm\). Phía ngoài hệ, trước \({L_1}\) có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách \({L_1}\)  \(15cm\). Ảnh cuối cùng qua hệ là

  • A

    ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • B

    ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • C

    ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

  • D

    ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vẽ ảnh của vật qua hai thấu kính

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)

+ Sử dụng biểu thức xác định hệ số phóng đại: \(k =  - \dfrac{{d'}}{d} = \dfrac{{A'B'}}{{AB}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Một dây dẫn được uốn thành một đa giác n cạnh đều nội tiếp trong một đường tròn bán kính R có dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ B tại tâm của đa giác Xét trường hợp  \(n \to \infty \)

  • A

    \(B = {10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

  • B

    \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

  • C

    \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

  • D

    \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ