Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Chọn các quy ước đúng về cách gọi sấm, sét trong vật lí:

  • A

    Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa các đám mây với nhau

  • B

    Sét là tiếng nổ khi có sự phóng điện trong tự nhiên với cường độ lớn

  • C

    Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện trong tự nhiên với cường độ nhỏ

  • D

    Sét là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa đám mây với đám mây

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có: Sự phát tia lửa của sét làm áp suất không khí tăng đột ngột, gây ra tiếng nổ, gọi là tiếng sấm (nếu phóng điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (nếu phóng điện giữa đám mây và mặt đất)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chọn câu đúng ? Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ:

  • A

    Giảm đi

  • B

    Không thay đổi

  • C

    Tăng lên

  • D

    Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong kim loại

+ Vận dụng biểu thức sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ: \(\rho  = {\rho _0}\left[ {1 - \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)

+ Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn kim loại: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Khi nhiệt độ của kim loại càng tăng cao thì các ion kim loại càng dao động mạnh => độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại càng tăng, càng làm tăng sự cản trở chuyển động của các electron tự do

Vì vậy, khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất cuả kim loại tăng => Điện trở của kim loại cũng tăng (\(R = \rho \frac{l}{S}\))

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biểu thức xác định điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ là?

  • A

    \(\rho  = {\rho _0}\left[ {1 - \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)

  • B

    \(\rho  = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t + {t_0}} \right)} \right]\)

  • C

    \(\rho  = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)

  • D

    \(\rho  = {\rho _0}\left[ {1 - \alpha \left( {t + {t_0}} \right)} \right]\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ được xác định bằng biểu thức: \(\rho  = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống:

  • A

    bán dẫn tinh khiết

  • B

    bán dẫn loại p 

  • C

    bán dẫn loại n

  • D

    hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bán loại n có mật độ lỗ trống nhỏ hơn mật độ electron tự do

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hạt mang tải điện trong chất điện phân là:

  • A

    ion dương và ion âm.

  • B

    electron và ion dương.

  • C

    electron.

  • D

     electron, ion dương và ion âm.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Kim loại dẫn điện tốt vì

  • A

    Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn

  • B

    Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn

  • C

    Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác

  • D

    Mật độ các ion tự do lớn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng lí thuyết về chất rắn

+ Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong kim loại

Lời giải chi tiết:

Kim loại ở thể rắn có cấu trúc tinh thể.

Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng

  • A

    tăng cường sự khuếch tán của các không hạt cơ bản

  • B

    tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p

  • C

    tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p

  • D

    tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tìm phương án đúng khi giải thích hiện tượng hồ quang điện

  • A

    Là hiện tượng phóng điện trong không khí mà không có tác nhân ion hóa

  • B

    Tác nhân ion hóa trong hiện tượng hồ quang điện là ánh sáng của chính nó

  • C

    Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ thấp của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát  quang electron

  • D

    Là sự dẫn điện trong không khí với hiệu điện thế đặt vào các điện cực rất lớn

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.

- Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Dòng điện trong chân không là:

  • A

    dòng chuyển dời có hướng của các ion dương được đưa vào khoảng chân không đó.

  • B

    dòng chuyển dời có hướng của các electron tự có trong khoảng chân không đó.

  • C

    dòng chuyển dời có hướng của các ion được đưa vào khoảng chân không đó.

  • D

    dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.

  • B

    Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm.

  • C

    Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm.

  • D

    Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa về dòng điện trong các môi trường: kim loại, điện phân, chất khí, chân không, chất bán dẫn

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:

  • A

    Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản

  • B

    Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n

  • C

    Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p

  • D

    Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p - n có tác dụng tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì:

  • A

    Nó có mang năng lượng

  • B

    Khi rọi vào vật nào, nó làm cho vật đó tích điện âm

  • C

    Nó bị điện trường làm lệch hướng

  • D

    Nó làm huỳnh quang thủy tinh

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì khi rọi bào vật nào, nó làm cho vật đó tích điện âm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:

  • A

    dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường

  • B

    dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường

  • C

    dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường

  • D

    dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.

Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn là do dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.

  • B

    Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.

  • C

    Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.

  • D

    Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Một bóng đèn \(220V - 40W\) có dây tóc làm bằng vônfram. Điện trở của dây tóc bóng đèn ở \({20^0}C\)\({R_0} = 121\Omega \) . Nhiệt độ của dây tóc bóng khi bóng đèn sáng bình thường là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của vônfram \(\alpha  = {\rm{ }}{4,5.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\).

  • A

    t = 20000C

  • B

    t = 19800C

  • C

    t = 18900C

  • D

    t = 20200C

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức: \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ: \(R = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Khi thắp sáng, đèn sáng bình thường, điện trở của bóng đèn là:

\({R_S} = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{40}} = 1210\Omega \)

Mặt khác:

 \(\begin{array}{l}{R_s} = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}} \leftrightarrow 1210 = 121[1 + 4,{5.10^{ - 3}}(t - 20){\rm{]}}\\ \to t = {2020^0}C\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ở nhiệt độ t1 = 250C , hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là U1 = 20mV thì cường độ dòng điện qua đèn là I1 = 8mA. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là U2 = 240V thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 8A. Nhiệt độ của dây tóc bóng đèn khi đèn sáng bình thường là? Biết hệ số nhiệt điện trở của dây tóc làm bóng đèn là α = 4,2.10-3K-1

  • A

    20000C

  • B

    10000C

  • C

    2644,050C

  • D

    1303,050C

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Áp dụng định luật Ôm cho dòng điện trong kim loại: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức mối liên hệ giữa điện trở và nhiệt độ: \(R = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Điện trở của dây tóc ở 250C: \({R_1} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{{{20.10}^{ - 3}}}}{{{{8.10}^{ - 3}}}} = 2,5\Omega \)

+ Điện trở của dây tóc khi sáng bình thường: \({R_2} = \frac{{{U_2}}}{{{I_2}}} = \frac{{240}}{8} = 30\Omega \)

Mặt khác:

\(\begin{array}{l}{R_2} = {R_1}{\rm{[}}1 + \alpha ({t_2} - {t_1}){\rm{]}} \leftrightarrow {\rm{30 = 2,5[1 + 4,2}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{ - 3}}({t_2} - 25)\\ \to {t_2} = 2644,{05^0}C\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Dây tóc của bóng đèn 220V - 200W khi sáng bình thường ở nhiệt độ 25000C có điện trở gấp 10,8 lần so với điện trở ở 1000C. Hệ số nhiệt điện trở α của dây tóc là?

  • A

    4,08.10-3K-1

  • B

    0,00431K-1

  • C

    4,31.10-3K-1

  • D

    0,0048K-1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức: \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ: \(R = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Khi thắp sáng, đèn sáng bình thường ở nhiệt độ 25000C điện trở của bóng đèn là:

\({R_S} = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{200}} = 242\Omega \)

+ Ở nhiệt độ 1000C : \({R_0} = \frac{{{R_S}}}{{{\rm{[}}1 + \alpha (100 - {t_0}){\rm{]}}}} = \frac{{242}}{{10,8}} = 22,4\Omega \)

Ta có:

\(\begin{array}{l}{R_S} = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (2500 - 100){\rm{]}}\\ \to \alpha  = 4,{08.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Khi điện phân dung dịch  AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là

  • A

    6,7 A

  • B

    3,35 A

  • C

    24124 A

  • D

    108 A

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng công thức Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)

=> \(I\, = \,\frac{{n.F.m}}{{A.t}}\)

Với

+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)

+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực

+ n: số electron trao đổi ở điện cực

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ t: thời gian điện phân (s)

+ F: hằng số Faraday ≈  96500 C.mol-1

Lời giải chi tiết:

Ta có khối lượng bạc bám ở cực âm: 

\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It \to I = \frac{{mFn}}{{At}}\)

Với m = 27 gam, F = 96500 C.mol-1, n = 1, A = 108, t = 1 giờ = 3600s

\( \to I = \frac{{27.96500.1}}{{108.3600}}\, = \,6,7A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2A chạy qua bình trong 16 phút 5 giây thì có 0,064g chất thoát ra ở điện cực. Kim loại dùng làm anốt của bình điện phân là:

  • A

    sắt

  • B

    bạc

  • C

    đồng

  • D

    kẽm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \frac{1}{F}\frac{{AIt}}{n}\)

+ Sử dụng bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Khối lượng chất thoát ra ở điện cực:

\(m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It \leftrightarrow 0,064 = \frac{1}{{96500}}\frac{A}{2}.0,2.(16.60 + 5) \to A = 64\)

=> Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là đồng có số khối A = 64

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ catốt đến anot?

  • A

    8.10-15N

  • B

    1,6.10-15N

  • C

    2.10-15N

  • D

    3,2.10-15N

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức xác định lực tác dụng lên electron: \(F = \left| e \right|E = \left| e \right|\frac{U}{d}\)

Lời giải chi tiết:

Lực điện tác dụng lên các electron: \(F = \left| e \right|E = \left| e \right|\frac{U}{d} = 1,{6.10^{ - 19}}\frac{{200}}{{{{10.10}^{ - 3}}}} = 3,{2.10^{ - 15}}N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Catốt của một diốt chân không có diện tích mặt ngoài 10mm2. Dòng bão hòa 10mA. Số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong 1 giây là?

  • A

    6,25.1021 electron/m2

  • B

    3,125.1021 electron/m2

  • C

    1,1.1021 electron/m2

  • D

    1,6.1021 electron/m2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng công thức tính cường độ dòng điện: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t}\)

Lời giải chi tiết:

 Ta có:  \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t} \to N = \frac{{It}}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{10.10}^{ - 3}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{16}}electron\)

=> Số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong 1 giây là:

\(n = \frac{N}{S} = \frac{{6,{{25.10}^{16}}}}{{{{10.10}^{ - 6}}}} = 6,{25.10^{21}}electron/{m^2}\)  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một dòng điện được tạo ra trong một ống chứa khí hiđro, khi có một hiệu điện thế đủ cao giữa hai điện cực của ống. Chất khí bị ion hóa và các electron chuyển động về cực dương, các ion dương về cực âm. Cường độ và chiều của dòng điện chạy qua ống khí này khi có 4,2.1018 electron và 2,2.1018 proton chuyển động qua tiết diện của ống trong mỗi giây là:

  • A

    I = 1,024A, từ cực dương sang cực âm

  • B

    I = 0,32A, từ cực dương sang cực âm

  • C

    I = 1,024A, từ cực âm sang cực dương

  • D

    I = 0,32A, từ cực âm sang cực dương

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định cường độ dòng điện: \(I = \frac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, chiều dòng điện trong ống phóng điện là từ cực dương sang cực âm của ống.

Cường độ dòng điện qua ống: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{\left( {{n_e} + {n_p}} \right)\left| e \right|}}{t} = \frac{{\left( {4,{{2.10}^{18}} + 2,{{2.10}^{18}}} \right).1,{{6.10}^{ - 19}}}}{1} = 1,024\,A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một sợi dây đồng có điện trở \(74\Omega \) ở 500 C, có điện trở suất  \(\alpha  = {4,1.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\). Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là:

  • A

    86,6 \(\Omega \)

  • B

    89,2 \(\Omega \)

  • C

    95 \(\Omega \)

  • D

    82 \(\Omega \)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\),

Ta có: \({R_1} = 74\Omega \) ở \({t_1} = {50^0}C\)

\(\begin{array}{l}{R_2} = {R_1}\left( {1 + \alpha \left( {t - {t_1}} \right)} \right)\\ = 74.\left( {1 + {{4,1.10}^{ - 3}}\left( {100 - 50} \right)} \right)\\ = 89,17\Omega \end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một sợi dây bằng nhôm có điện trở \(135\Omega\) ở nhiệt độ 250C, điện trở của sợi dây đó ở 3000C là \(298\Omega\). Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là:

  • A

    4,8.10-3K-1

  • B

    4,4.10-3K-1

  • C

    4,3.10-3K-1

  • D

    4,1.10-3K-1

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\),

+ \({R_1} = 135\Omega \) ở \({t_1} = {25^0}C\)

+ \({R_2} = 298\Omega \) ở \({t_2} = {300^0}C\)

Mặt khác, ta có: \({R_2} = {R_1}\left( {1 + \alpha \left( {{t_2} - {t_1}} \right)} \right)\)

\(\begin{array}{l} \leftrightarrow 298 = 135\left( {1 + \alpha \left( {300 - 25} \right)} \right)\\ \to \alpha  = {4,4.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\end{array}\) 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

  • A

    2,25 A

  • B

    4,5 A

  • C

    3 A

  • D

    1,5 A

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức xác định tổng trở

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch, đoạn mạch

Lời giải chi tiết:

Mạch ngoài gồm:

R1 // [R2 nt (R­3 // R4)]

\({R_{34}} = \dfrac{{{\rm{ }}{R_3}{R_4}}}{{{\rm{ }}{R_3} + {R_4}}} = {\rm{ }}\dfrac{{4.4}}{{4 + 4}} = 2\Omega \)

R234 = R2 + R34 = 4 + 2 = 6$\Omega $

Tổng trở tương đương mạch ngoài:

\(R = \dfrac{{{R_1}{R_{234}}}}{{{R_1} + {R_{234}}}} = \dfrac{{3.6}}{{3 + 6}} = 2\Omega \)

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:

\(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{{13,5}}{{2 + 1}} = 4,5A\)

Hiệu điện thế giữa M,N là: UMN = I.R = 4,5.2 = 9V

Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \(I' = \dfrac{{{U_{MN}}}}{{{R_{234}}}} = \dfrac{9}{6} = 1,5A\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ