Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? 

A. P: AaBBDD × Aabbdd

B. P: AAbbDD × aaBBdd

C. P: AABbDD × AABbDD

D. P: aabbdd × aabbdd 

Câu 2. Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

A. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố

B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn

C. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực

D. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố

Câu 3. Phép lai nào nào ra ưu thế lai lớn nhất:

A. Lai khác thứ               B. Lai cùng dòng

C. Lai khác dòng             D. Lai khác loài.

Câu 4. Trong ứng dụng kĩ thuật gen. Sản phẩm nào sau đây tạo ra qua ứng dụng lĩnh vực “tạo ra các chủng vi sinh vật mới”

A. Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người

B. Tạo giống lúa giàu vitamin A

C. Sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa, dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi

D. Cá trạch có trọng lượng cao

Câu 5. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào gồm toàn cây ưa ẩm ?

A. Cây xương rồng, cây thông, cây xoài, cây cam.

B. Cây cói, cây thài lài, cây rau muống.

C. Cây phi lao, cây cói, cây xoài, cây thài lài.

D. Cây bạch đàn, cây thài lài, cây cói, cây rau muống. 

Câu 6. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là gì?

A. Tác động sinh thái.

B. Khả năng của cơ thể.

C. Giới hạn sinh thái 

D. Sức bền của cơ thể

Câu 7. Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cạnh của sổ có xu hướng vươn cong thân ra phía bên ngoài là do tác động của nhân tố nào?

A. Ánh sáng                        B. Nhiệt độ

C. Độ ẩm                             D. không khí

Câu 8. Quan sát một cây bưởi đang thời kì ra hoa, phát hiện thấy bọ xít hút nhựa cây, nhện căng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện. Mối quan hệ sinh thái giữa nhện, bọ xít và tò vò thuộc quan hệ

A. Kí sinh

B. cộng sinh

C. hội sinh.

D. sinh vật này ăn sinh vật khác

Câu 9. Chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm:

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân hủy. sinh vật tiêu thụ.

C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

Câu 10. Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:

A. nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.

B. dịch bệnh tràn lan.

C. xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống.

D. xảy ra cạnh tranh gay gắt trong quần thể.

Câu 11. Trong các ví dụ sau ví dụ nào là quần thể sinh vật.

A. các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

B. tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

C. tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống trong một ao.

D. tác cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.

Câu 12. Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ?

A. Động vật ăn thịt

B. Động vật ăn thực vật

C. Vi sinh vật phân giải

D. Thực vật

Câu 13. Môi trường sống của sinh vật là :

A. Tất cả những gì có trong tự nhiên

B. Tất cả các yếu tố  ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật

C. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật

D. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.

Câu 14. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?                      

A. Ký sinh.                        B. Cạnh tranh.

C. Hội sinh.                       D. Cộng sinh.

Câu 15. Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây

A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn

B. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng

C. Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn

D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn

Câu 16. Em hãy trình bày nguyên nhân thoái hóa khi cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. 

Trình bày vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần trong động vật

Câu 17. Em hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:

a. Chim ăn sâu.

b. Dây tơ hồng bám trên bụi cây.

c. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây họ đậu.

d. Giun kí sinh trong ruột người.

Câu 18. Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: cào cào, ếch, hươu, thực vật, chuột, đại bàng, rắn, vi sinh vật;

Hãy thành lập 4 chuỗi thức ăn từ các quần thể trên.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

B

11

A

2

D

12

C

3

C

13

D

4

A

14

C

5

B

15

C

6

C

 

 

7

A

 

 

8

D

 

 

9

B

 

 

10

A

 

 

Câu 1 

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi F1 có nhiều cặp gen dị hợp nhất → P phải thuần chủng khác nhau về nhiều cặp gen.

Phép lai tạo ưu thế lai cao nhất là: B : AAbbDD × aaBBdd

Chọn B

Câu 2 

Sử dụng con cái thuộc giống trong nước thì con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố.

Chọn D

Câu 3

Phép lai khác dòng cho ưu thế lai cao nhất.

Chọn C

Câu 4 

Ứng dụng A được tạo ra ra qua ứng dụng lĩnh vực “tạo ra các chủng vi sinh vật mới”. Người ta chuyển gen mã hoá Insulin của người vào vi khuẩn E.coli để thu được Insulin.

Chọn A

Câu 5 

Các cây ưa ẩm là: Cây cói, cây thài lài, cây rau muống.

Chọn B

Câu 6 

Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là: Giới hạn sinh thái.

Chọn C

Câu 7 

Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cạnh của sổ có xu hướng vươn cong thân ra phía bên ngoài là do tác động của nhân tố ánh sáng, ngọn cây sẽ mọc về phía có ánh sáng.

Chọn A

Câu 8

Mối quan hệ sinh thái giữa nhện, bọ xít và tò vò thuộc quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

Chọn D

Câu 9

Chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm: Sinh vật sản xuất, sinh vật phân hủy. sinh vật tiêu thụ

Chọn B

Câu 10

Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi: nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi

Các trường hợp khác thì số lượng cá thể đều giảm.

Chọn A

Câu 11 

Trong sinh học, một quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.

VD là quần thể là: các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa

Chọn A

Câu 12 

Vi sinh vật phân giải sẽ là sinh vật cuối cùng trong chuỗi thức ăn.

Chọn C

Câu 13 

Môi trường sống của sinh vật là tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.

Chọn D

Câu 14 

Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ hội sinh.

VD: cây phong lan với cây gỗ.

Chọn C

Câu 15 

Chuỗi thức ăn được hình thành từ Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn là: Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn

Chọn C

Câu 16

- Hiện tượng thoái hóa khi cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn:Hiện tượng mà các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng, thân lùn, dị dạng, hạt ít, chống chịu kém …

- Hiện tượng thoái hóa do giao hối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

+ Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hay giao phối gần ở động vật qua các thế hệ tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp gen lặn gây hại tăng dần trong đó các gen lặn ở trạng thái đồng hợp được biểu hiện ở kiểu hình gây hại

+ Vai trò: trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích: để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn và tạo ra dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

Câu 17 

a. Chim ăn sâu: quan hệ khác loài- vật ăn thịt và con mồi

b. Dây tơ hồng bám trên bụi cây: quan hệ khác loài- kí sinh , vật chủ.

c. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây họ đậu: quan hệ khác loài: cộng sinh

d. Giun kí sinh trong ruột người: quan hệ khác loài- kí sinh

e. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối: quan hệ khác loài- hội sinh.

Câu 18

1. Thực vật → cào cào → ếch → VSV

2. Thực vật → cào cào → ếch→rắn → VSV

3. Thực vật → hươu → VSV

4. Thực vật → cào cào → ếch→rắn → đại bàng→ VSV

Nguồn: sưu tầm

 DapAnHay

 
 
Chia sẻ