Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề bài

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng trong quần xã là do

A. mỗi loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau nên sự phân tầng giúp tăng khả năng sử dụng nguồn sống.

B. các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau nên sự phân tầng làm giúp tiết kiệm diện tích.

C. nhu cầu làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Câu 2: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.

C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.

D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

Câu 3: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

C. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

Câu 4: Môi trường sống của sinh vật gồm có:

A. Đất, nước, không khí

B. Đất, nước, không khí, sinh vật

C. Đất , nước, trên cạn, sinh vật

D. Đất, nước, không khí, trên cạn

Câu 5: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh?

A. Độ ẩm.

B. Ánh sáng.

C. Vật ăn thịt.

D. Nhiệt độ.

Câu 6: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

A. Khoảng chống chịu.

B. Ổ sinh thái.

C. Giới hạn sinh thái.

D. Khoản thuận lợi.

Câu 7:  Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 15000 cá thể. Quần thế này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm, tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau hai năm số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là

A. 15660.

B. 15020.

C. 15060.

D. 15606.

Câu 8: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Chim ở Trường Sa

B. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã.

C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.

D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.

Câu 9: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 2oC, thời gian một vòng đời ở 30oC là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 22oC thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là

A. 30 ngày.

B. 28 ngày.

C. 25 ngày.

D. 15 ngày.

Câu 10: Hai nhân tố đóng vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng của quần thể là

A. mức sinh sản và mức nhập cư.

B. mức tử vong và mức xuất cư.

C. mức sinh sản và mức tử vong.

D. mức sinh sản và mức xuất cư.

Câu 11: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

B. đại tháo cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại nguyên sinh, đại tân sinh.

C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đái thái cổ, đại trunng sinh, đại tân sinh.

D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

Câu 12: Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:

A. Đại thái cổ

B. Đại cổ sinh

C. Đại trung sinh

D. Đại tân sinh

Câu 13: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 14: Quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

(1) Tiến hóa tiền sinh học

(2) Tiến hóa hóa học

(3) Tiến hóa sinh học

Các giai đoạn diễn ra theo trình tự đúng là

A. (1) → (2) → (3)

B. (3) → (2) → (1)

C. (2) → (1) → (3)

D. (2) → (3) → (1)

Câu 15: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ gì?

A. Vượn người không có quan hệ họ hàng với người

B. Người và vượn người có chung nguồn gốc

C. Người có nguồn gốc từ vượn người

D. Chúng có quan hệ thân thuộc, gần gũi

Câu 16: Trong các loài động vật sau đây loài có quan hệ gần đến xa người nhất là

A. Tinh tinh → khỉ sóc → gôrila → vượn.

B. Tinh tinh → gôrila →  khỉ sóc → vượn.

C. Tinh tinh → gôrila → vượn → khỉ sóc.

D. Tinh tinh → khỉ sóc → vượn → gôrila.

Câu 17: Con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình nhờ

A. Tiến hóa nhỏ.

B. Tiến hóa văn hóa.

C. Tiến hóa sinh học.

D. Tiến hóa lớn.

Câu 18: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu , quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 19: Một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã là

A. Thành phần loài.

B. Mật độ.

C. Kích thước.

D. Kiểu tăng trưởng.

Câu 20: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ?

A. Còng còng xuất hiện nhiều ở bãi cát khi thủy triều lên.

B. Ếch có nhiều vào mùa mưa.

C. Số lượng cá cơm ở vùng biển Peru cứ 9-10 năm lại giảm mạnh.

D. Lợn chết hàng loạt do dịch tả Châu Phi.

Câu 21: Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì xảy ra:

A. Do sự tác động của con người.

B. Do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.

C. Do sự đột biến của quần thể.

D. Do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết.

Câu 22: Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B,C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường sống (ha)

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường sống (ha)

A

250

35

C

198

38

B

325

28

D

228

25

Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ giảm dần là

A. C → A → B → D.

B. B → A → D → C.

C. B → D → A → C.

D. C → A → D → B.

Câu 23: Khi nói về ứng dụng của việc nghiên cứu biến động số lượng các quần thể sinh vật trong nông nghiệp, có bao nhiêu tác dụng sau là đúng?

I. Xác định nhu cầu nước tưới, phân bón phù hợp với từng loại cây trồng giúp tiết kiệm chi phí nâng cao năng suất.

II. Ban hành các quy định về kích thước đánh bắt tối thiểu tại các vùng biển để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

III. Chủ động tiêm phòng cho các đàn vật nuôi trước khi mùa dịch bệnh bùng phát.

IV. Có các biện pháp để bảo tồn và phát triển hợp lý các loài thiên địch.

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 24: Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây:

 

I. Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.

II. Thứ tự đúng của các giai đoạn là a → e → c → b → d.

III. Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong.

IV. Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất.

Phát biểu đúng là:

A. (I).

B. (II), (III) và (IV).

C. (I) và (II).

D. (I) và (III).

Câu 25: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 26: Cho các ví dụ

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

A. (2) và (3).

B. (3) và (4).

C. (1) và (4).

D. (1) và (2).

Câu 27: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Sự kiện trên minh họa cho quá trình

A. diễn thế nguyên sinh.

B. diễn thế thứ sinh.

C. diễn thế suy thoái.

D. diễn thế phân hủy.

Câu 28: Tỉ lệ giới tính là?

A. Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.

B. Tỉ số giữa số lượng cá thể đực trên tổng số cá thể trong quần thể.

C. Tỉ số giữa số lượng cá thể cái trên tổng số cá thể trong quần thể.

D. Không xác định được vì chúng thay đổi liên tục.

Câu 29: Kiểu phân bố đồng đều cá thể trong quần thể

A. Thường gặp trong điều kiện sống đồng đều và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện sống đồng đều, các cá thể không có tính lãnh thổ cao.

C. Thường gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện sống đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

D. Ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện sống không đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

Câu 30: Cho các phát biểu sau về diễn thế sinh thái:

I. Sự biến đổi của môi trường là nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật mới là động lực chính cho quá trình diễn thế.

II. Quần xã đỉnh cực có tổng sinh khối lớn nhưng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh giảm so với quần xã trước đó.

III. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế làm biến đổi môi trường mạnh và tiếp tục được duy trì vị trí ưu thế của mình.

IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế sinh thái.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Lời giải chi tiết

1.D

2.A

3.C

4.B

5.C

6.A

7.D

8.D

9.B

10.C

11.A

12.C

13.B

14.C

15.D

16.C

17.B

18.B

19.A

20.D

21.A,D

22.C

23.B

24.A

25.D

26.B

27.B

28.A

29.A

30.C

 

Câu 1: Đáp án D.

Mỗi loài khi sống trong môi trường luôn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Sinh vật không chịu tác động bởi nhân tố riêng lẻ nào. Nguyên nhân của sự phân tầng chính là do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Câu 2: Đáp án A.

B, C sai vì trong quan hệ vật kí sinh – vật chủ thì vật chủ ( loài bị hại) có số lượng ít hơn và kích thước cá thể lớn hơn vật kí sinh (loài có lợi), có nhiều vật kí sinh trên một cơ thể vật chủ.

D sai vì trong quan hệ vật kí sinh – vật chủ thì vật kí sinh có thể gây chết vật chủ, có thể không gây chết mà chỉ làm yếu vật chủ.

Câu 3: Đáp án C.

Vi sinh vật sống trong dạ cỏ của bò, bò cung cấp cỏ, nơi sống cho vi sinh vật, vi sinh vật giúp bò tiêu hóa cỏ tạo chất dinh dưỡng cho cả hai. Đây là quan hệ cộng sinh.

Câu 4: Đáp án B.

Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. Sinh vật sống chịu tác động của các nhân tố từ đất, nước, không khí và các sinh vật khác xung quanh.

Câu 5: Đáp án C.

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật: A,B,D.

Câu 6: Đáp án A.

Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

Câu 7: Đáp án D.

Tỉ lệ số lượng cá thể tăng lên trong quần thể trong một năm là: 12% - 8% - 2% = 2%.

Số lượng cá thể quần thể sau một năm là 15000.2% + 15000 = 15300.

Số lượng cá thể quần thể sau hai năm là 15300.2% + 15300 = 15606.

Câu 8: Đáp án D.

Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, sống trong một khoảng thời gian và không gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo thành các thế hệ mới.

Đáp án A, B, C sai vì gốm các cả thể thuộc nhiều loài.

Câu 9: Đáp án B.

Ta có công thức S=(T-C).D.

Trong đó S là tổng nhiệt hữu hiệu, T là nhiệt độ môi trường, C là ngưỡng nhiệt phát triển, D là thời gian (S và C không đổi với từng loài).

S=(30oC-2oC).20=(22oC-2oC).D => D = 28 ngày.

Câu 10: Đáp án C.

Vì sinh sản và tử vong xảy ra liên tục và thường xuyên trong quần thể nên mức sinh sản và mưc tử vong có vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Xuất nhập cư xảy ra không thường xuyên, có thể xảy ra trong một số trường hợp ở quần thể động vật, còn thực vật thì rất hiếm.

Câu 11: Đáp án A.

Các đại theo thứ tự xuất hiện từ trước là: Thái cổ - Nguyên sinh – Cổ sinh – Trung sinh – Tân sinh.

Câu 12: Đáp án C.

Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh.

Câu 13: Đáp án B.

Phát biểu đúng về kích thước quần thể là (1), (2), (4).

(3) sai vì trong cùng điều kiện môi trường giới hạn thì với kích thước cá thể lớn, môi trường sẽ chứa được số lượng cá thể ít, kích thước quần thể nhỏ.

Câu 14: Đáp án C.

Thứ tự diễn ra phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất là Tiến hóa hóa học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học.

Câu 15: Đáp án D.

Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ chúng có qua hệ thân thuộc, gần gũi.

Câu 16: Đáp án C.

Dựa vào cây chủng loại phát sinh của bộ Linh trưởng.

Câu 17: Đáp án B.

Sau khi có những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản phát triển tiếng nói, ngón tay linh hoạt chế tạo và sử dụng dụng cụ,… con người đã có được khả năng tiến hóa văn hóa, có thể dạy nhau, không ngừng phát triển mà không cần trông đợi vài những biến đổi về mặt sinh học.

Câu 18: Đáp án B.

Phát biểu đúng về kích thước quần thể là (1), (2), (4).

(3) sai vì trong cùng điều kiện môi trường giới hạn thì với kích thước cá thể lớn, môi trường sẽ chứa được số lượng cá thể ít, kích thước quần thể nhỏ.

Câu 19: Đáp án A.

Mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng là các đặc trưng cơ bản của quần thể.

Câu 20: Đáp án D.

Lợn chết hàng loạt do dịch tả Châu Phi là biến động số lượng cá thể một cách đột ngột không theo chu kì.

Câu 21: Đáp án A,D.

Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh,… hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.

Câu 22: Đáp án C.

Mật độ cá thể của các quấn thể (đơn vị cá thế/ha) là:

A 250 : 35 = 7

B 325 : 28 = 11

C 198 : 38 = 5

D 228 : 25 = 9

Câu 23: Đáp án B.

I là ứng dụng của nghiên cứu ảnh hưởng nhân tố sinh thái dinh dưỡng, nước với tưgf loại cây trồng.

II là ứng dụng của nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể trong khai thác và bảo vệ tài nguyên.

III, IV là ứng dụng của nghiên cứu biến động số lượng các quần thể.

Câu 24: Đáp án A.

I đúng.

II sai vì thứ tự đúng của các giai đoạn là a → e → c → d → b.

III sai vì giai đoạn a là môi trường khởi đầu chưa có sinh vật.

IV sai vì giai đoạn b là giai đoạn đỉnh cực có độ đa dạng cao nhất.

Câu 25: Đáp án D.

Phát biểu D sai vì khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể thì quần thể sẽ phân bố đồng đều.

Câu 26: Đáp án B.

(1) là quan hệ ức chế cảm nhiễm.

(2) là quan hệ kí sinh.

(3) là quan hệ hội sinh.

(4) là quan hệ cộng sinh.

Câu 27: Đáp án B.

Có 2 loại diễn thế sinh thái: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

Câu 28: Đáp án A.

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.

Câu 29: Đáp án A.

Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 30: Đáp án C.

I, IV đúng.

II, III sai.

 

 

 

 

 

 

 
 
Chia sẻ