Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề bài

Câu 1: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Di - nhập gen

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(5) Chọn lọc tự nhiên

(6) Các cơ chế cách li

Quá trình hình thành loài chịu sự chi phối của bao nhiêu nhân tố?

A. 6                             B. 5                             C. 2                                         D. 4

Câu 2: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 

B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa. 

C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. 

D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. 

Câu 3: Thể song nhị bội là cơ thể có:

A. tế bào mang bộ NST tứ bội.                      

B. tế bào mang bộ NST lưỡng bội.

C. tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.

D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa

Câu 4: : Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường gặp ở:    

A. thực vật.                  B. động vật kí sinh.       C. động vật                D thực vật và động vật.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở những loài thực vật có khả năng phát tán mạnh, động vật ít di chuyển.

B.  Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường  xảy ra chậm chạp, qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

C. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật có hoa.

D. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường diễn ra trong thời gian dài.

Câu 6:  Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường không hay gặp động vật. 

B. Nếu cơ thể tự đa bội xuất hiện khả năng sinh sản vô tính có thể hình thành nên loài mới.

C. Quá trình hình thành loài mới diễn ra chậm chạp, qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

D. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật .

Câu 7: Nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen của quần thể mới so với quần thể gốc trong con đường hình thành loài bằng con đường địa lí là?

A. Tập quán hoạt động.

B. Cách li sinh thái.

C. Cách li địa lí.

D.  Chọn lọc tự nhiên.

Câu 8: Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = dược xác định gồm bộ NST của loài bông có nguồn gốc châu Âu 2n = 26 và bộ NST của loài bông hoang dại có nguồn gốc ở Mĩ 2n = 26. Loài bông trồng ở Mỹ được hình thành bằng con đường?

A. Con đường lai xa và đa bội hóa.

B. Con đường tự đa bội hóa.

C. Con đường sinh thái.

D. Phương pháp lai tế bào.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh chóng.

(2) Loài mới xuất hiện không phải bởi 1 ĐB mà bởi tổ hợp rất nhiều ĐB.

(3) Loài mới xuất hiện không phải bởi 1 cá thể mà bởi 1 quần thể hoặc 1 nhóm quần thể.

(4) Hình thành loài bằng các đột biến lớn diễn ra rất nhanh.

(5) Quá trình hình thành loài không chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4                             B. 3                             C. 5                             D. 2

Câu 10: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái diễn ra theo sơ đồ?

A. Loài gốc → Cách li sinh thái → Kiểu gen mới → Loài mới

B.  Loài gốc → Cách li sinh thái→Nòi sinh thái → Loài mới

C. Loài gốc → Cách li sinh thái → Nòi sinh thái→cách li sinh sản → Loài mới

D. Loài gốc → Cách li sinh thái → Loài mới

Câu 11: Trong tự nhiên có các nòi

A. nòi sinh thái, nòi sinh học, nòi sinh sản.                 B. nòi địa lý, nòi sinh sản.                      

C. nòi địa lý, nòi sinh thái, nòi sinh học.                     D. nòi địa lý, nòi sinh học.

Câu 12: Để phân biệt 2 loài thân thuộc, người ta phải dựa vào một số đặc điểm sau

A. tiêu chuẩn hình thái, tiêu chuẩn di truyền.

B. tiêu chuẩn địa lý - sinh thái, tiêu chuẩn di truyền.

C. tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh, tiêu chuẩn di truyền,tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. 

D. tiêu chuẩn hình thái, tiêu chuẩn di truyền, tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh, tiêu chuẩn địa lý - sinh thái.

Câu 13: Loài sáo đen mỏ vàng, loài sáo đen mỏ trắng và loài sáo nâu. Tiêu chuẩn để phân biệt các loài vừa nêu trên là 

A. tiêu chuẩn hình thái.                                   B. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. 

C. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.                       D. tiêu chuẩn di truyền.  

Câu 14: Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài, bò trên mặt đất. Loài mao lương sống ở bờ ao có lá hình bầu dục ít răng cưa hơn. Yếu tố chủ yếu tạo ra sự sai khác ở hai loài mao lương nói trên là 

A. yếu tố địa lí.          B. yếu tố sinh thái.       C. yếu tố sinh lí.         D. yếu tố hoá sinh.

Câu 15: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gene trên nhiễm  sắc thể số III như sau:

Nòi 1: ABCDEFGHI ; nòi 2: HEFBAGCDI;  nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình  tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:

A. 1 → 3 → 4 →2        B. 1→ 4 → 2 → 3          C. 1 → 3 → 2 → 4       D. 1 → 2 → 4 → 3

Câu 16: ầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Nếu các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen của quần thể này đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành. Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường 

A. lai xa và đa bội hóa            B. cách li tập tính        C. cách li sinh thái       D. cách li địa lí

Câu 17: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên? 

A. Cách li sinh thái                 B. Cách li địa lí           C. Cách li cơ học        D. Cách li tập tính

Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên: 

A. kiểu gen mới                      B. alen mới                 C. ngành mới              D. loài mới

Câu 19: Sự tiến hoá của các loài thường diễn ra:

A. theo kiểu phân nhánh.                    B. theo kiểu phóng xạ.

C. theo kiểu hội tụ.                             D. theo đường thẳng.

Câu 20: Nhóm SV nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?    

A. Sinh vật kí sinh.                                         B. Sinh vật sống cộng sinh.      

C. Động vật có xương sống.               D. Sinh vật nhân sơ.

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
A C C A A
6 7 8 9 10
C D A B C
11 12 13 14 15
C D A B A
16 17 18 19 20
D D D A D

DapAnHay

 
 
Chia sẻ