Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề bài

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Đứng lên em bốn mươi phút đủ rồi,

Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi,

Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi,

Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?

Đứng lên đi để thấy rõ trắng đen,

Nào ai thắng thua giữa bên tình bên lý.

Nghề cao quý trong những nghề cao quý,

Đến lúc này mạt vận đến thế sao?

Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,

Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.

Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,

Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”

(Trích Đứng lên em!, Phong Du, theo Baomoi.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: “Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi./Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?”?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,/Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”.

Câu 4: Anh/chị suy nghĩ gì trước hành động: “Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,/Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.”?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội hiện nay.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tràng trong cảnh “sáng hôm sau”“bữa cơm ngày đói” (Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi “làm người lương thiện” (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét cái nhìn của hai nhà văn về người dân lao động trong xã hội cũ.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

Tác giả cho rằng “Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi/ Bốn mươi phút quỳ … Dài lắm phải không em?”  vì:

- Bốn mươi phút trên bục giảng là 40 phút được cống hiến, được sống với niềm đam mê, nhiệt huyết.

- Bốn mươi phút quỳ là bốn mươi phút chịu đựng những nhục nhã, tủi hờn. Điều đó sẽ tạo nên một quy luật tâm lí thấy thời gian trôi qua dài hơn. Ở đây, câu thơ có hàm ý xót xa, thương cho thân phận của những nhà giáo.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ

- Hiệu quả: Nhằm nhấn mạnh, khẳng định trong bốn nghìn năm lịch sử chưa bao giờ có chuyện giáo viên phải quỳ gối trước học sinh. Qua đó thể hiện nỗi xót thương với người giáo viên.

Câu 4:

- “Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao/ Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới”.

- Đối với kẻ hàm ơn – được người giáo viên dạy dỗ bảo ban nên người thì hành động vênh váo đứng trên cao cho thấy thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng với giáo viên. Đồng thời còn cho thấy sự tha hóa, tụt dốc về đạo đức, về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề

Giải thích vấn đề

- Tôn sư trọng đạo là gì?

+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...

Bàn luận vấn đề

- Vì sao phải tôn sư trọng đạo:

+ Thầy cô là người trao truyền cho ta tri thức để sau này làm người có ích.

+ Thầy cô dạy cho ta những bài học đạo lí, hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân, để sau này làm người tốt cho xã hội.

- Thực trạng:

+ Học sinh không tôn trọng thầy cô giáo, có thái độ vô lễ với thầy cô (dẫn chứng)

+ Văn hóa ứng xử của học sinh với giáo viên còn kém (dẫn chứng)

+ Thậm chí có học sinh sẵn sàng chửi bởi, hành hung giáo viên (dẫn chứng).

=> Đây là thực trạng hết sức đáng buồn và đáng báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh.

- Nguyên nhân:

+ Cha mẹ quá yêu chiều con, mải mê kiếm tiền mà quên đi nhiệm vụ giáo dục.

+ Nhà trường tập trung giáo dục tri thức và giảm nhẹ phần giáo dục nhân cách cho học sinh.

- Giải pháp:

+ Cha mẹ cần có sự phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái.

+ Giáo viên cần nghiêm khắc với những sai phạm của học sinh, ngoài ra còn phải có tấm lòng độ lượng, khoan dung, biết động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ (dù nhỏ) của học trò.

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê: những thú chơi và đời sống làng quê: những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ được gọi là những “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” như chơi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,… Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Truyện được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945). Truyện được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết.

2. Phân tích

2.1 Nhân vật Tràng trong cảnh “sáng hôm sau” và “bữa cơm ngày đói”

a. Giới thiệu nhân vật:

- Lai lịch: dân ngụ cư: tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ⟶ bị kì thị, phân biệt đối xử.

+ Không được chia ruộng đất.

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo.

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra.

+ Thân hình to lớn vập vạp.

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=>  Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm chứ không phải các cô gái.

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

- Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt” vợ:

+ Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò. Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

+ Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

+ Từ lời nói đùa của Tràng thị theo về thật.

b. Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng trong cảnh “sáng hôm sau” và “bữa cơm ngày đói”

- Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra ⟶ ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ,

+ Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

- Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

+ Thấm thía cảm động

+ Bỗng thấy thương yêu, gắn bó.

+ Vui sướng, phấn chấn.

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Khao khát đổi đời:

+ Quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên Bắc Giang không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật cha cho người đói.

=> Nghĩ ngợi ⟶ Nhớ lại ⟶ Ân hận, tiếc rẻ.

- Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng.

=> Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt minh, theo cách mạng.

c. Tổng hợp đánh giá:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình.

+ Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, nhuần nhuyễn, đưa ngôn ngữ đời sống của người dân vào trang văn ⟶ nhân vật hiện lên chân thực, sống động.

- Giá trị nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

+  Giá trị hiện thực: Phơi bày, phản ánh tình trạng khổ sở của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 trong tình cảnh 1 cổ 3 tròng.

+  Giá trị nhân đạo:

> Cảm thông, thương xót trước nỗi khổ tận cùng của người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945

> Lên án, tố cáo những thế lực đã gây ra thảm cảnh cho người dân Việt Nam: phong kiến tay sai, thực dân Pháp, phát xít Nhật.

> Phát hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người dân Việt Nam trong tình cảnh khốn cùng: tấm lòng nhân hậu, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai.

> Tìm thấy tia sáng cuối đường hầm, lối thoát đổi đời cho người dân.

2.2 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi “làm người lương thiện”

a. Giới thiệu về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo:

- Nam Cao là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hình tượng trung tâm trong các tác phẩm của ông là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Họ hiện lên không chỉ là con người thiếu thốn về vật chất, bị áo cơm ghì sát đất mà còn mang tấn bi kịch về tinh thần. Nam Cao viết về họ với tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

- Chí Phèo là một trong những kiệt tác của ông. Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao  lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Phân tích nhân vật Chí Phèo trong cảnh xách dao đến nhà Bá Kiến.

- Nhận diện và trừng trị kẻ thù:

+ Trong nỗi đau tột cùng, Chí Phèo xách dao đi với ý định đâm chết cả nhà Thị Nở nhưng rồi không đến nhà Thị Nở mà lại đến nhà Bá Kiến. Vì:

> Chí Phèo đang say.

> Chí Phèo quen chân.

> Chí Phèo mơ hồ nhận ra kẻ thù đích thực, nhận ra nguyên nhân gốc rễ đẩy mình vào bi kịch không phải cô cháu Thị Nở mà là Bá Kiến.

- Tự hủy hoại mạng sống của chính mình, Chí chỉ có một lựa chọn duy nhất là cái chết. Chí chết trên ngưỡng cửa trở về làm người lương thiện, chết để bảo vệ nhân phẩm của mình khi vừa thức tỉnh.

=> Lên án, tố cáo xã hội đương thời một cách sâu sắc, đanh thép.

2.3 Nhận xét về cách nhìn người nông dân trong xã hội cũ của hai nhà văn:

* Giống nhau:

- Họ là nạn nhân của xã hội thực dân, nửa phong kiến bị đẩy đến bước đường cùng.

- Người nông dân với những khổ cực, khó khăn trong đời sống vật chất.

- Người nông dân mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: lương thiện, tình yêu thương.

* Khác nhau:

- Kim Lân: Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm của ông hiện lên với vẻ dí dỏm, hài ước và họ có một tươi lai tươi sáng khi tìm thấy con đường để giải phóng chính mình.

- Nam Cao: Người nông dân hiện lên với tấn bi kịch tinh thần và họ không tìm được lối thoát mà phải tự kết liễu cuộc đời mình.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tại Tuyensinh247.com

 DapAnHay

 
 
Chia sẻ