Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề bài

Đề bài:

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

     Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

     … Ngã tư xóm chợ về chiều càng xơ xác, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

(Vợ nhặt – Kim Lân)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Không gian, thời gian, âm thanh, mùi vị được thể hiện trong đoạn văn như thế nào?

Câu 3: Hình ảnh con người được nói đến trong đoạn văn ra sao?

Câu 4: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

- Nội dung chính: Hình ảnh nguời nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945.

Câu 2:

- Không gian: xơ xác, tiêu điều

- Thời gian: về chiều, gợi cảm giác tối tăm, u ám, lạnh lẽo

- Âm thanh: tiếng quạ gào nghe ám ảnh, rợn lạnh

- Mùi vị: Mùi của rác rưởi và mùi gây của xác người.

Câu 3:

- Người sống: xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ, bóng những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma.

=> Cái đói làm biến đổi hình hài con người, ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh.

- "Người chết như ngả rạ", "thây nằm còng queo bên đường".

Câu 4:

Học sinh có thể trả lời bằng những cảm nhân khác nhau, miễn là hợp lý, thuyết phục.

DapAnHay

 
 
Chia sẻ