Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là

  • A  Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • B  Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
  • C  Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
  • D  Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 8, trang 40.

Lời giải chi tiết:

Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào?

  • A  Kinh tế, chính trị, văn hoá.
  • B  Kinh tế, chính trị, xã hội.
  • C  Văn hoá, giáo dục, quân sự
  • D  Cả hai ý B và C.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 8, trang 67.

Lời giải chi tiết:

Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, quân sự.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914 – 1918 được gọi là chiến tranh thế giới?

  • A  Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.
  • B  Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng.
  • C  Chiến tranh có 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.
  • D  Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh năm 1914 – 1918 mặc dù là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nhưng được gọi là chiến tranh thế giới vì nó lôi kéo nhiều nước tham gia, trong đó có cả các nước đế quốc và thuộc địa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nước Mỹ đã

  • A  Tăng cường bóc lột người lao động.
  • B  Cải cách kinh tế.
  • C  Quân sự hoá đất nước phát động chiến tranh.
  • D  Không làm gì cả.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 8, trang 45.

Lời giải chi tiết:

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nước Mỹ đã cải cách kinh tế, cụ thể là đưa ra Chính sách kinh tế mới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

 (ID: 516102) Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A  1914 - 1915. B. 1814 - 1918. C. 1914 - 1919. D. 1914 - 1917.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 8, trang 70.

Lời giải chi tiết:

Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là 1914 – 1918.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đặc điểm nổi bật tình hình các nước Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là đều:

  • A  bị suy sụp về kinh tế.
  • B  mất hết thuộc địa.
  • C  thiết lập nhà nước cộng hòa tư sản.
  • D  nhanh chóng ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa. Cuộc chiến tranh gây ra nhiều thiệt hại nặng nề với hầu hết quốc gia trên thế giới. Vì vậy, đặc điểm nổi bật của các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là suy sụp về kinh tế (kể cả những nước thắng trận).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết quả thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven?

  • A  Đã giải quyết được nạn thất nghiệp.
  • B  Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế- tài chính
  • C  Giữ được quyền kiểm soát của Nhà nước.
  • D  Tạo tiềm lực kinh tế để xuất khẩu tư bản.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết:

A, B, C loại vì ba phương án trên phản ánh đúng kết quả thực hiện của Chính sách mới.

D chọn vì tạo tiềm lực kinh tế để xuất khẩu tư bản không phải là kết quả của Chính sách mới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước như thế nào?

  • A  Quân chủ chuyên chế.
  • B  Phong kiến.
  • C  Cộng hòa.
  • D  Quân chủ lập hiến.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 8, trang 75.

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước quân chủ chuyên chế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào sau đây không nằm trong kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

  • A  Chiến tranh kết thúc thắng lợi với sự ra đời của Hợp chúng quốc Mĩ.
  • B  Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.
  • C  Mở đường cho nền kinh tế tư bản ở Mĩ phát triển.
  • D  Quyền dân chủ của mọi người đều được đảm bảo, trong đó có cả phụ nữ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết:

A, B, C loại vì ba phương án trên phản ánh đúng kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

D chọn vì quyền dân chủ giai đoạn này ở Bắc Mĩ còn hạn chế, đặc biệt là người da màu và phụ nữ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sau cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?

  • A  Hai chính quyền song song tồn tại.
  • B  Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
  • C  Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
  • D  Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 8, trang 77.

Lời giải chi tiết:

Sau cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có hai chính quyền song song tồn tại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là:

  • A Thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc khác cùng đánh chiếm Việt Nam.
  • B Nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp.
  • C Đất nước Việt Nam ta nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.
  • D Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá,

Lời giải chi tiết:

- Ngay từ khi Pháp đặt chân đến xâm lược nước ta, nhân dân đã luôn đấu tranh mạnh mẽ chống Pháp, cản bước tiến xâm lược của chúng.

- Tuy nhiên, từ năm 1862, tư tưởng chủ hòa trong triều đình làm cho lòng người li tán. Triều Nguyễn đã lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước – đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp. Sự nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh ấy của triều đình là nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta vào tình trạng nước thuộc địa.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Quân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận một cách dễ dàng vì lí do nào dưới đây?

  • A Quân đội triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ.
  • B Triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến.
  • C Một số toán nghĩa binh nổi dậy kháng chiến nhưng còn nhỏ lẻ.
  • D Tất cả các yếu tố trên.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 120, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận dễ dàng trong vòng 1 tháng do:

- Quân đội triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ.

- Triều đình không đoàn kết, tổ chức nhân dân kháng chiến, không biết dựa vào sức mạnh của nhân dân.

- Mặc dù có một số toán nghĩa binh nổi dậy kháng chiến nhưng còn lẻ tẻ.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Thực dân Pháp đề ra chính sách văn hóa, giáo dục vì lí do nào dưới đây?

  • A Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.
  • B Đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
  • C Đào tạo tay sai và tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền đô hộ.
  • D Khai hóa văn minh cho người Việt.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 139, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các chính sách thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm phục vụ cho nhu cầu của con em quan chức thực dân và cũng để tạo ra một lớp người phục vụ cho công việc cai trị.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trào lưu cải cách Duy tân đất nước cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, tức thời.
  • B Đã gây được tiếng vang lớn.
  • C Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
  • D Một đáp án khác A, B, C.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 136.

Lời giải chi tiết:

Dù không trở thành hiện thực nhưng các tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?

  • A Hoàng Diệu.
  • B Nguyễn Trung Trực.
  • C Nguyễn Tri Phương.
  • D Trương Định.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 115.

Lời giải chi tiết:

Khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Tháng 6/1867, quân Pháp không cần tốn một viên đạn mà đã chiếm được 3 tỉnh nào?

  • A Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
  • B Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ.
  • C Hà Tiên, Vĩnh Long, Cần Thơ.
  • D Mĩ Tho, Hà Tiên, Vĩnh Long.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 118.

Lời giải chi tiết:

Ngày 24-6-1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế diễn ra vào thời gian nào?

  • A Đêm mồng 6 rạng sáng 7/7/1886.
  • B Đêm mồng 5 rạng sáng 6/7/1885.
  • C Đêm mồng 3 rạng sáng 4/7/1885.
  • D Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 125.

Lời giải chi tiết:

Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:

  • A Phan Đình Phùng.
  • B Cao Thắng.
  • C Đề Thám.
  • D Nguyễn Thiện Thuật.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 129.

Lời giải chi tiết:

Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện đó là:

  • A Nông dân, tư sản, tiểu tư sản.
  • B Địa chủ phong kiến, công nhân, tư sản.
  • C Tư sản, tiểu tư sản thành thị, công nhân.
  • D Tiểu tư sản, nông dân, công nhân.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 140-141

Lời giải chi tiết:

- Trong cuộc KTTĐ lần 1 (1897 – 1914):

+ Giai cấp cũ: nông dân, địa chủ.

+ Giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện cùng với sự phát triển của đô thị là: công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam?

  • A Cuộc Duy tân của Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật Bản (1868).
  • B Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy Tân ở Nhật Bản.
  • C Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
  • D Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 143-145, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã đội vào Việt Nam và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản đã đưa nước Nhật trở thành một nước đế quốc ở châu Á đã củng cố niềm tin cho các sĩ phu yêu nước tư sản hóa về con đường cách mạng dân chủ tư sản. Từ đó, nổ ra các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ