Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

  • A

    Nông nghiệp 

  • B

    Công nghiệp

  • C

    Tài chính- ngân hàng 

  • D

    Thương mại- dịch vụ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Oóc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

  • A

    Quân chủ lập hiến

  • B

    Quân chủ chuyên chế

  • C

    Cộng hòa tổng thống

  • D

    Cộng hòa đại nghị

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A

    Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất

  • B

    Thị trường dân tộc được thống nhất

  • C

    Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ

  • D

    Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Thành công từ công cuộc thống nhất đất nước đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của kinh tế Đức. Hơn nữa do giành được những quyền lợi từ Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học- kĩ thuật vào sản xuất => kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, vượt Anh, Pháp, vươn lên đứng đầu châu Âu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?

  • A

    máy kéo sợi bằng sức nước.

  • B

    máy dệt chạy bằng sức nước.

  • C

    máy hơi nước.

  • D

    máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào thành tựu của cách mạng Anh để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Phát minh này đã giúp cho các nhà máy trước hết là các nhà máy dệt của Anh có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện mà không cần phải đặt gần những khúc sông chảy xiết và ngừng hoạt động vào mùa đông.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện?

  • A

    Chiến dịch công phá Béclin

  • B

    Chiến thắng Xtalingrat

  • C

    Chiến dịch Cuốc-xơ

  • D

    Chiến dịch Bê-lô-rút-xia

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Italia và Đức

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

  • A

    Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

  • B

    Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

  • C

    Giải quyết tình trạng nhập cư

  • D

    Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

Đáp án C: tình trạng nhập cư không phải khó khăn đối với Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là

  • A

    Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

  • B

    Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.

  • C

    Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

  • D

    Do đàn áp quyết liệt của giai cấp tư sản.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các cuộc đấu tranh của công nhân trong giai đoạn này đều thất bại là do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

  • A

    Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị

  • B

    Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn

  • C

    Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định

  • D

    Đạt được sự phát triển về mọi mặt

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu đều lâm vào rơi vào tình trạng suy sụp về kinh tế, chính trị bất ổn do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dâng cao

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Lực lượng chính trị nào cầm quyền ở Pháp từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792?

  • A

    Phái lập hiến.

  • B

    Phái Quốc hội.

  • C

    Phái quân chủ.

  • D

    Phái quý tộc.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cách mạng thắng lợi ở Pari và trên cả nước đã đưa phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền nhưng Lu-I XVI vẫn được giữ ngôi vua mặc dù không có quyền hành gì cả.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

“Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”

Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói trên?

  • A

    Tính tốt xấu của những phát minh khoa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người

  • B

    Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt mà con người không thể chi phối

  • C

    Những phát minh khoa học được tạo ra chỉ có điểm tích cực

  • D

    Hạn chế của những phát minh khoa học là điều không tránh khỏi

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích câu nói và những thành tựu khoa học đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt tốt- xấu. Tuy nhiên tính tốt- xấu đó phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Nếu con người sử dụng nó vào những mục đích tốt sẽ mang lại kết quả tốt và ngược lại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đảng Quốc dân Đại hội là chính đảng của lực lượng xã hội nào?

  • A

    giai cấp công nhân Ấn Độ.

  • B

    giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ.

  • C

    tầng lớp đại tư sản người Ấn.

  • D

    tầng lớp tư sản trí thức Ấn Độ.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập vào năm 1885

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở các nước châu Á có đặc điểm gì?

  • A

    Dần trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng

  • B

    Giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào cách mạng

  • C

    Lãnh đạo cách mạng giành được thắng lợi ở nhiều nước

  • D

    Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất là cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản ở nhiều nước dần trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

  • A

    Đàn áp phong trào công nhân

  • B

    Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

  • C

    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

  • D

    Cuộc cạnh tranh của các tập đoàn tư bản độc quyền

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sự kiện nào đánh dấu thực dân Anh đã thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ?

  • A

    Hiến pháp năm 1787 được ban hành.

  • B

    Hiệp ước Véc – xai năm 1783 được kí kết.

  • C

    Quân dân giành thắng lợi ở trận Xa-ra-tô-ga.

  • D

    Tuyên ngôn Độc lập năm 1775 được công bố.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Theo Hiệp ước Véc-xai năm 1783, Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

  • A

    Sắt thép, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực

  • B

    Nhờ có sắt thép, máy móc đã chế tạo đc nhiều vật liệu mới

  • C

    Động cơ hơi nước quyết định sự phát triển của một quốc gia

  • D

    Hoạt động sản xuất của thế giới chuyển từ thủ công sang sử dụng máy móc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào những thành tựu kĩ thuật trong thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước, vì sắt, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng phổ biến ở trong tất cả các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, quân sự…Cụ thể:

Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ, … tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng.

Máy hơi nước được phát minh đã thúc đẩy sự phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cuộc đấu tranh chống  chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A

    Kẻ thù xâm lược rất mạnh.

  • B

    Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai.

  • C

    Các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

  • D

    Chưa có sự đoàn kết với phong trào cách mạng trên thế giới

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Cuộc đấu tranh chống  chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX làn lượt thất bại do

- Tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn. Các nước thực dân phương Tây hơn hẳn các nước Đông Nam Á một phương thức sản xuất, vũ khí hiện đại, quân đội tinh nhuệ

- Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho thực dân

- Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. 

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược gì?

  • A

    Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng

  • B

    Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán

  • C

    Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước

  • D

    Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng để đánh Pháp, sau đó quay sang tấn công Nga. Ở mặt trận phía Đông, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” đã bị thất bai do thắng lợi của quân Pháp trên sông Mác-nơ và quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?

  • A

    Quân đội được tổ chức và huân luyện theo kiểu phương Tây.

  • B

    Quân sự hóa toàn bộ nền kinh tế- chính trị

  • C

    Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.

  • D

    Công nghiệp hóa ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Về quân sự, Thiên hoàng Minh Trị tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng, ….

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

  • A

    Lương Khải Siêu

  • B

    Khang Hữu Vi

  • C

    Hồng Tú Toàn

  • D

    Tôn Trung Sơn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?

  • A

    Trung Quốc, Ấn Độ

  • B

    Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì

  • C

    Philippin, Mông Cổ

  • D

    Việt Nam, Thổ Nhĩ Kì

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn 1919-1939, phong trào giải phóng dân tộc của châu Á đã giành thắng lợi ở Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kì.

- Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924) giành thắng lợi đã đưa đến sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ

- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì giành thắng lợi (1919-1922) kết thúc thắng lợi với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?

  • A

    Hình thành các siêu đô thị

  • B

    Hình thành các trung tâm công nghiệp

  • C

    Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia

  • D

    Hình thành các tổ chức độc quyền

Đáp án: D

Phương pháp giải:

So sánh tình hình kinh tế của các nước đế quốc để trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là hình thành các công ty độc quyền khống chế, chi phối toàn bộ nền kinh tế- chính trị- xã hội của quốc gia đó

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Bản chất của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là

  • A

    Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

  • B

    Cách mạng giải phóng dân tộc.

  • C

    Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

  • D

    Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của cách mạng Nga 1905-1907 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì:

- Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động.

- Đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị- xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật?

  • A

    Trở thành nước quân chủ lập hiến

  • B

    Bị biến thành nước thuộc địa, nửa phong kiến

  • C

    Bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

  • D

    Vẫn là một nước phong kiến độc lập

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Năm 1901, triều đình Mãn Thanh đã kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với Điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là

  • A

    Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

  • B

    Thiết lập chế độ Tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới.

  • C

    Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

  • D

    Vô sản hóa một bộ phận giai cấp nông dân

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản để nhận xét

Lời giải chi tiết:

Mâu thuẫn giữa giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sâu xa, đồng thời là mục tiêu chung mà tất cả các cuộc cách mạng tư sản hướng tới giải quyết. Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau sẽ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc cách mạng

  • A

    vô sản

  • B

    giải phóng dân tộc

  • C

    dân chủ tư sản kiểu mới

  • D

    xã hội chủ nghĩa

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của cách mạng tháng Mười để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng, mang lại cho họ quyền tự quyết có thể liên hiệp hoặc phân lập

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 là

  • A

    Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm

  • B

    Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội

  • C

    Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động

  • D

    Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung của Chính sách mới để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Bản chất của chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở nước Mĩ trong những năm 1932-1939 là tăng cường sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Phong trào Ngữ Tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?

  • A

    Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

  • B

    Đặt cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc

  • C

    Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để

  • D

    Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh phong trào Ngũ Tứ với cách mạng Tân Hợi để trả lời

Lời giải chi tiết:

Phong trào Ngữ Tứ đã khắc phục được hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là giương cao ngọn cờ chống đế quốc, bảo vệ quyền lợi cho Trung Quốc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ có điểm khác nhau cơ bản là gì?

  • A

    Nền chuyên chính của những phần tử phản động, hiếu chiến nhất của tư bản tài chính

  • B

    Nền thống trị bóc lột thậm tệ nhất đối với giai cấp công nhân.

  • C

    Bộ phận phản động nhất của tầng lớp tư bản tài chính

  • D

    Nền chuyên chính, khủng bố công khai chế độ cộng sản trên thế giới

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm chủ nghĩa phát xít và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản dân chủ để so sánh, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.

- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài.

Trong khi đó, nền dân chủ Tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản là:

- Nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số. 

- Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 

- Do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị. 

- Được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A

    Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng

  • B

    Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản

  • C

    Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối

  • D

    Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phong trào cách mạng ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á để so sánh, liên hệ. 

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. Đây thực chất cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào đấu tranh giữa khuynh hướng tư sản và vô sản

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so với thời kì giữa thế kỉ XIX?

  • A

    Lãnh đạo

  • B

    Tính chất

  • C

    Lực lượng tham gia

  • D

    Kẻ thù

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh các phong trào đấu tranh ở hai thời kì để trả lời

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ do giai cấp tư sản lãnh đạo thông qua vai trò của Đảng Quốc đại.

Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đều là các cuộc nổi dậy tự phát của nông dân, công nhân, binh lính

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ