Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX  là

  • A

    Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây

  • B

    Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng

  • C

    Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh

  • D

    Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng như tiến hành cuộc chiến tranh Nga- Nhật, xâm lược Trung Quốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

  • A

    Anh

  • B

    Pháp

  • C

    Đức

  • D

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phong trào nào được xem là đỉnh cao của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX?

  • A

    Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.

  • B

    Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.

  • C

    Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.

  • D

    Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào công nhân Bom-bay năm 1908. Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án này đã thổi bùng lên một ngọn lửa đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bom-bay tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh.

=> Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?

  • A

    Đức, Nga, Mỹ.

  • B

    Mỹ, Đức, Anh.

  • C

    Mỹ, Nga, Trung Quốc.

  • D

    Nga, Pháp, Hà Lan.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình kinh tế chung của nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A

    Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

  • B

    Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp

  • C

    Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa

  • D

    Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dưới tác động của cuộc Duy tân Minh Trị, đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nội dung nào sau đây không thuộc biểu hiện phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh thế kỉ XVII?

  • A

    Công trường thủ công ra đời và phát triển mạnh

  • B

    Những trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn được hình thành

  • C

    Hiện tượng rào đất cướp ruộng trong nông nghiệp

  • D

    Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài được đẩy mạnh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước Anh thế kỉ XVII để suy luận, loại trừ. 

Lời giải chi tiết:

Đến thế kỉ XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh:

- Nhiều công trường thủ công ra đời phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành tiêu biểu là Luân Đôn

- Hiện tượng rào đất cướp ruộng trong nông nghiệp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?

  • A

    Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế

  • B

    Thống nhất thị trường, tiền tệ

  • C

    Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến

  • D

    Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá…Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.

=> Loại trừ đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?

  • A

    Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

  • B

    Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân

  • C

    Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất

  • D

    Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân sử dụng hình thức đập phá máy móc do trình độ nhận thức của họ còn hạn chế khi lầm tưởng rằng máy móc là nguyên nhân gây ra những nỗi khổ cho mình

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?

  • A

    Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc

  • B

    Thỏa hiệp với thực dân Anh

  • C

    Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ

  • D

    Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ra đời của Đảng Quốc đại để trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tư trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sự kiện nào đã châm ngòi lửa cho phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?

  • A

    Các cuộc bãi công chính trị của quần chúng (1905).

  • B

    Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904).

  • C

    Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905).

  • D

    Lễ kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1-5-1905).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân trước phong trào cách mạng 1905 – 1907 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng đã nổ ra với khẩu hiệu: “Đảo đảo chế độ chuyên chế!”, “Đả đảo chiến tranh!”. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đã châm ngòi lửa cho cách mạng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Yếu tố nào đã thúc đẩy năng suất lao động ở Anh trong thế kỉ XVII tăng nhanh?

  • A

    Sự lãnh đạo sáng suốt của nhà vua với nhiều chính sách hợp lí.

  • B

    Các phát minh mới về kĩ thuật và hình thức tổ chức lao động hợp lí.

  • C

    Quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.

  • D

    Cuộc cách mạng tử sản ở Anh diễn ra sớm và thành công.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh để trả lời

Lời giải chi tiết:

Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức tổ chức lao động hợp lý làm cho năng suất lao động tăng nhanh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đảng Quốc dân Đại hội là chính đảng của lực lượng xã hội nào?

  • A

    giai cấp công nhân Ấn Độ.

  • B

    giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ.

  • C

    tầng lớp đại tư sản người Ấn.

  • D

    tầng lớp tư sản trí thức Ấn Độ.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập vào năm 1885

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển và thành công của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

  • A

    sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

  • B

    sự giúp đỡ của các quốc gia lân cận.

  • C

    vai trò to lớn của nhà vua và tư sản.

  • D

    sự lãnh đạo thống nhất của Quốc hội.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tư sản Anh thành công chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Tuy nhiên khi cách mạng thành công thì quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A

    Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất

  • B

    Thị trường dân tộc được thống nhất

  • C

    Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ

  • D

    Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Thành công từ công cuộc thống nhất đất nước đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của kinh tế Đức. Hơn nữa do giành được những quyền lợi từ Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học- kĩ thuật vào sản xuất => kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, vượt Anh, Pháp, vươn lên đứng đầu châu Âu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là

  • A

    Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến

  • B

    Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến

  • C

    Vấn đề xung đột tôn giáo

  • D

    Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng lại bị quan hệ sản xuất kìm hãm. Vì vậy cần phải xóa bỏ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?

  • A

    Hình thành các siêu đô thị

  • B

    Hình thành các trung tâm công nghiệp

  • C

    Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia

  • D

    Hình thành các tổ chức độc quyền

Đáp án: D

Phương pháp giải:

So sánh tình hình kinh tế của các nước đế quốc để trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là hình thành các công ty độc quyền khống chế, chi phối toàn bộ nền kinh tế- chính trị- xã hội của quốc gia đó

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Bản chất của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là

  • A

    Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

  • B

    Cách mạng giải phóng dân tộc.

  • C

    Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

  • D

    Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của cách mạng Nga 1905-1907 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì:

- Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động.

- Đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?

  • A

    bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.

  • B

    chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.

  • C

    nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".

  • D

    giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

So sánh tình hình Nhật Bản với các nước châu Á để trả lời

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước châu Á khác, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình can thiệp, ép Nhật Bản phải mở cửa, trong bối cảnh đó, giai cấp thống trị Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức vai trò của cải cách và mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Nhờ vậy Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và gia nhập hàng ngũ các nước tư bản công nghiệp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

  • A

    Hình thức đấu tranh

  • B

    Kết quả

  • C

    Lực lượng tham gia

  • D

    Phương pháp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh hai cuộc cách mạng tư sản để trả lời

Lời giải chi tiết:

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là hình thức đấu tranh.

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa vua Sác- lơ I với quốc hội nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập để lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, giải phóng dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so với thời kì giữa thế kỉ XIX?

  • A

    Lãnh đạo

  • B

    Tính chất

  • C

    Lực lượng tham gia

  • D

    Kẻ thù

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh các phong trào đấu tranh ở hai thời kì để trả lời

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ do giai cấp tư sản lãnh đạo thông qua vai trò của Đảng Quốc đại.

Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đều là các cuộc nổi dậy tự phát của nông dân, công nhân, binh lính

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ