Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Nước Đại Việt thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?

  • A Đinh – Tiền Lê       
  • B Thời Lý               
  • C Thời Trần                        
  • D Thời Hồ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 56, suy luận

Lời giải chi tiết:

Cuối năm 1257 khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh…sẵn sàng đánh giặc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống Mông Nguyên?

  • A Lần thứ nhất            
  • B Lần thứ 2             
  • C Lần thứ 3                          
  • D Lần thứ 1 và lần thứ 2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 58

Lời giải chi tiết:

Sau khi biết tin quân Nguyên mượn đường đánh Cham – pa nhưng chỉ là tìm cớ xâm lược Đại Việt, vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu quan lại ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cuối thế kỷ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ là ai?

  • A Trần Hưng Đạo                  
  • B Trần Quang Khải       
  • C Hồ Nguyên Trừng             
  • D Trần Thủ Độ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 72

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Quốc hiệu nước ta dưới thời Trần là

  • A Đại Việt                   
  • B Đại Cổ Việt               
  • C Đại Nam                       
  • D Đại Ngu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận

Lời giải chi tiết:

Quốc hiệu nước ta dưới thời Trần là Đại Việt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chiến thắng Vân Đồn do ai lãnh đạo?

  • A Trần Quang Khải       
  • B Trần Khánh Dư          
  • C Trần Bình Trọng            
  • D Trần Nhật Duật

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 63

Lời giải chi tiết:

Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dưới thời Trần, việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở vùng nào?

  • A Thăng Long              
  • B Vân Đồn                    
  • C Chương Dương               
  • D Vạn Kiếp

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 70

Lời giải chi tiết:

Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang và thái ấp?

  • A Vương hầu, quý tộc            
  • B Nông dân     
  • C Thương Nhân                      
  • D Nông nô

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 70

Lời giải chi tiết:

Từ sau chiến tranh Mông – Nguyên, xã hội ngày càng phân hóa, tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Bộ ‘‘Đại Việt sử kí’’ do ai viết? vào thời gian nào?

  • A Trần Quang Khải – năm 1281              
  • B Lê Văn Hưu – năm 1272
  • C Trương Hán Siêu – năm 1271              
  • D Lê Hữu Trác – năm 1273

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 72

Lời giải chi tiết:

Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272 ông biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Người nào đã dâng sớ đòi vua chém đầu 7 tên nịnh thần?

  • A Trần Khánh Dư                  
  • B Trần Quang Khải             
  • C Chu Văn An                     
  • D Nguyễn Thượng Hiền

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 75, chữ nhỏ

Lời giải chi tiết:

Tư nghiệp Quốc tử giám là Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hồ Quý Ly phế truất Vua Trần và lên ngôi năm nào?

  • A Năm 1333                          
  • B Năm 1234                        
  • C Năm 1400                 
  • D Năm 1399

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 77, chữ nhỏ

Lời giải chi tiết:

Sau vụ một số nhà quý tộc thời Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (1399), năm 1400 ông phế truất vua Trần và lên làm vua

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Lê Lợi dụng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?

  • A 7-2-1418
  • B 7-3-1418
  • C 2-7-1418
  • D 3-7-1418

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 85.

Lời giải chi tiết:

Ngày mùng 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (tức ngày 7/2/1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xung là Bình Định Vương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

  • A Lê Ngân
  • B Lê Lai
  • C Trần Nguyên Hãn
  • D Lê Sát

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 86.

Lời giải chi tiết:

Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi, phá vòng vây cảu quân Minh để cứu chúa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A Đông Quan
  • B Bình Than
  • C Lũng Nhai
  • D Như Nguyệt

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 85

Lời giải chi tiết:

Hội thề Lũng Nhai thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân
  • B Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • C Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo
  • D Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 93.

Lời giải chi tiết:

- Các đáp án A, B, C là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đáp án D không phải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

  • A Bí mật liên lạc với các họà kiệt, xây dựng lực lượng
  • B Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn
  • C Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ
  • D Nhân dân căm thù quân đô hộ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Vì Lê Lợi là 1 hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) nên khi ông chuẩn bị khởi nghĩa thì hào kiệt khắp nơi đã tìm về Lam Sơn để tham gia khởi nghĩa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Bộ “Quốc triều hình luật” hay Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

  • A Lê Thái Tổ
  • B Lê Nhân Tông
  • C Lê Thái Tông
  • D Lê Thánh Tông

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 96.

Lời giải chi tiết:

Bộ “Quốc triều hình luật” hay Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?

  • A Đại Việt sử kí  
  • B Đại Việt sử ký toàn thư
  • C Sử kí tục biên  
  • D Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ

Lời giải chi tiết:

Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử Đại Việt sử kí toàn thư.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?

  • A Mùa xuân 1771
  • B Mùa xuân 1772
  • C Mùa xuân 1773
  • D Mùa xuân 1774

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 121.

Lời giải chi tiết:

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn NHạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

  • A 1786
  • B 1787
  • C 1788
  • D 1789

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 7, trang 128.

Lời giải chi tiết:

Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 – 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh xâm lược.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh?

  • A Mục đích khởi nghĩa Tây Sơn là chống chính quyền họ Nguyễn
  • B Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn
  • C Bảo toàn lực lượng
  • D Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh vì phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Quân Tây Sơn ở vào thế khó khăn nếu phải đối mặt 1 lúc với cả 2 bên. Nguyễn Nhạc tạm hòa với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn ở phía Nam.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ