Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

  • A

    Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

  • B

    Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

  • C

    Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp

  • D

    Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)?

  • A

    Là một quá trình không khả thi và không đúng

  • B

    Cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

  • C

    Cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

  • D

    Là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện tại chúng ta đang ở chặng đường đầu. Điều này đã khắc phục được sự chủ quan, nóng vội về quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Đảng trong giai đoạn 1976-1985

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là

  • A

    Đi lên xây dựng CNXH

  • B

    Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

  • C

    Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

  • D

    Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình Việt Nam sau năm 1975 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Đây chính là tiền đề để cả nước có thể đi lên xây dựng CNXH

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tình hình miền Bắc có đặc điểm gì nổi bật?

  • A

    Vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn

  • B

    Bị tàn phá nặng nề

  • C

    Không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại

  • D

    Chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế - xã hội miền Bắc. Đòi hỏi miền Bắc phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào?

  • A

    Tách bạch với nhau

  • B

    Gắn liền với nhau

  • C

    Chính trị quyết định hơn

  • D

    Chính trị là trọng tâm

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Theo quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?

  • A

    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)

  • B

    Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)

  • C

    Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)

  • D

    Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976) đã quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đâu không phải nguyên nhân để Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

  • A

    Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau

  • B

    Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất

  • C

    Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất

  • D

    Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) có điểm nào chung?

  • A

    Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến.

  • B

    Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

  • C

    Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • D

    Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung hai kì họp quốc hội để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau trong quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hợp hiến.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?

  • A

    Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật

  • B

    Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước

  • C

    Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

  • D

    Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào chính sách đổi mới của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Trong xu thế toàn cầu hóa, thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật để phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trên thế giới

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986?

  • A

    Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư

  • B

    Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở chính trị là chính

  • C

    Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ

  • D

    Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung của chính sách kinh tế mới của Liên Xô và đường lối đổi mới ở Việt Nam để liên hệ trả lời.  

Lời giải chi tiết:

Bài học rút ra từ chính sách kinh tế với của Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam năm 1986 là:

-  Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.

- Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ

-  Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ