Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi thất bại là

  • A

    Phong trào diễn ra lẻ tẻ

  • B

    Trình độ tổ chức thấp và chênh lệch về lực lượng

  • C

    Các nước Châu phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

  • D

    Các nước phương Tây liên kết với nhau đàn áp

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Mặc dù diễn ra sôi nổi, nhưng do trình độ tổ chức thấp, sự chênh lệch về lực lượng khá rõ ràng nên các phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây đàn áp. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Sự ra đời của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ cuối năm 1885 dựa trên cơ sở kinh tế gì?

  • A

    Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

  • B

    Sự xuất hiện của các cơ sở công nghiệp của Anh ở Ấn Độ

  • C

    Sự xuất hiện của giai cấp tư sản Ấn Độ

  • D

    Nền kinh tế thương nghiệp phát triển

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ra đời của Đảng Quốc đại để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Cùng với quá trình khai thác bóc lột thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được du nhập và phát triển ở Ấn Độ. Đây chính là cơ sở kinh tế để dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặt nền tảng cho sự xuất hiện của Đảng Quốc đại cuối năm 1885.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

  • A

    Đông đảo nhân dân

  • B

    Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời

  • C

    Giai cấp địa chủ phong kiến

  • D

    Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu ViLương Khải Siêu lãnh đạo với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào nhân dân. Đây chính là hạn chế và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc vận động

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Điều kiện khách quan thuận lợi nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp tiến hành xâm lược Lào vào cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Lào

  • B

    Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp

  • C

    Sự suy yếu khiến triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm

  • D

    Lào là thuộc địa của Xiêm

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến dần lâm vào tình trang khủng hoảng. Triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi để thực dân Pháp có thể dễ dàng gây sức ép với triều đình Xiêm trong việc trao đổi, thương lượng, hoàn thành việc biến Lào trở thành thuộc địa của mình.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về sách lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao?

  • A

    Vừa lợi dụng mâu thuẫn Anh – Pháp, vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước

  • B

    Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền

  • C

    Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm”, vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp

  • D

    Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm là vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?

  • A

    Trương Định, Trương Quyền

  • B

    Trương Định, Võ Duy Dương

  • C

    Trương Quyền, Võ Duy Dương

  • D

    Trương Định, Nguyễn Hữu Huân

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia để trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1866, Pu-côm-bô đã phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân đánh Pháp. Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?

  • A

    Nông nghiệp lạc hậu.

  • B

    Thương mại hàng hóa.

  • C

    Công nghiêp phát triển.

  • D

    Sản xuất quy mô lớn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á?

  • A

    Nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc

  • B

    Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á

  • C

    Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công giá rẻ, thị trường rộng lớn của Đông Nam Á

  • D

    Sự suy yếu của các nước Đông Nam Á

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của các nước tư bản từ giữa thế kỉ XIX để phân tích, lí giải.

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực ở trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó các nước thực dân phương Tây buộc phải sử dụng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á để biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì?

  • A

    Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mĩ để Mĩ có thể độc chiếm khu vực này

  • B

    Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh

  • C

    Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển

  • D

    Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung học thuyết Mơn- rô để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Học thuyết Mơn-rô với khẩu hiệu “châu Mĩ của người châu Mĩ” được đề ra trong bối cảnh Liên minh thần thánh gồm Nga, Áo, Phổ tuyên bố ý định muốn khôi phục các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Do đó học thuyết Mơn-rô thực chất là một biện pháp để ngăn chặn ảnh hưởng của các nước châu Âu vào khu vực, biến Mỹ thành “người bảo trợ” duy nhất cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán cầu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  • A

    Duy Tân hội

  • B

    Việt Nam Quang Phục Hội

  • C

    Đông Kinh nghĩa thục

  • D

    Việt Nam Đồng minh hội

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ lịch sử Việt Nam phần phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ