Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường Trường THPT Đống Đa

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 55122

Tính: \(\dfrac{{\sqrt {15} }}{{\sqrt {735} }}\)

  • A.  \(\dfrac{1}{7}\)
  • B.  \(-\dfrac{1}{7}\)
  • C.  \(\dfrac{1}{5}\)
  • D.  \(-\dfrac{1}{5}\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 55123

Tính: \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt {18} }}\)

  • A.  \(\dfrac{1}{9}\)
  • B.  \(\dfrac{1}{3}\)
  • C.  \(-\dfrac{1}{3}\)
  • D.  \(-\dfrac{1}{9}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 55124

Rút gọn: \(\dfrac{2}{2a - 1}\sqrt {5a^2(1 - 4a + 4a^2} )\) với \(a > 0,5.\)

  • A. \(2a\sqrt{5}\).
  • B. \(a\sqrt{5}\). 
  • C. \(-2a\sqrt{5}\).
  • D. \(-a\sqrt{5}\). 
Câu 4
Mã câu hỏi: 55125

Rút gọn: \(\dfrac{2}{x^2 - y^2}\sqrt {\dfrac{3 (x + y)^2}{2}} \) với \(x ≥ 0; y ≥ 0\) và \(x ≠ y\)

  • A. \(\dfrac{\sqrt 5}{x-y}\)
  • B. \(\dfrac{\sqrt 6}{x+y}\)
  • C. \(\dfrac{\sqrt 6}{x-y}\)
  • D. \(\dfrac{\sqrt 5}{x+y}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 55126

Tìm căn bậc hai số học của 571.

  • A. 23,88
  • B. 23,89
  • C. 23,98
  • D. 23,99
Câu 6
Mã câu hỏi: 55127

Biết \(\sqrt {3592} \approx 59,93\) .Tính \(\sqrt {35,92} \)

  • A. 0,5993
  • B. 599,3
  • C. 59,93
  • D. 5,993
Câu 7
Mã câu hỏi: 55128

Tìm x biết \(\sqrt {4x} = \sqrt 5\)

  • A. x = 1,55
  • B. x = 1,45 
  • C. x = 1,35
  • D. x = 1,25 
Câu 8
Mã câu hỏi: 55129

Tìm x biết \(\sqrt {16x} = 8\)

  • A. x = 1
  • B. x = 2
  • C. x = 3
  • D. x = 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 55130

Căn bậc hai của -144 là

  • A. 12
  • B. -12
  • C. 12 và -12
  • D. Không tồn tại căn bậc hai của -144
Câu 10
Mã câu hỏi: 55131

Phân tích biểu thức \({x^2}\; - \;2\sqrt 3 x + 3\) thành nhân tử ?

  • A. \({\left( {x\; - \;\sqrt 3 } \right)^2}\)
  • B. \({\left( {\;\sqrt x \; - \;3} \right)^2}\)
  • C. \({\left( {x\; + \;\sqrt 3 } \right)^2}\)
  • D. \(\left( {x - \sqrt 3 } \right)\left( {x + \sqrt 3 } \right)\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 55132

Tính giá trị biểu thức: \(B = \dfrac{x}{6} + \sqrt[3]{{\dfrac{x}{3}}} - 4\sqrt[3]{y}\) khi x = 192, y = 512

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 12
Mã câu hỏi: 55133

Tính giá trị biểu thức: \(A = 2y - \sqrt[3]{{9y}}\) khi y = -3

  • A. -3
  • B. 3
  • C. -2
  • D. 2
Câu 13
Mã câu hỏi: 55134

Cho biểu thức \(B= \sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}+\sqrt{4x+4}+\sqrt{x+1}\) với \(x\geq -1\). Tìm \(x\) sao cho \(B\) có giá trị là \(16\).

  • A. \(x=13\)
  • B. \(x=14\)
  • C. \(x=15\)
  • D. \(x=16\) 
Câu 14
Mã câu hỏi: 55135

Rút gọn biểu thức \(B= \sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}+\sqrt{4x+4}+\sqrt{x+1}\) với \(x\geq -1\).

  • A. \(3\sqrt{x+1}.\)
  • B. \(4\sqrt{x+1}.\)
  • C. \(5\sqrt{x+1}.\)
  • D. \(6\sqrt{x+1}.\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 55136

Giải phương trình: \({x^2} - 5 = 0\)

  • A. \(\sqrt 5 \)
  • B. \( - \sqrt 5 \)
  • C. A, B đều đúng
  • D. Đáp án khác
Câu 16
Mã câu hỏi: 55137

Phân tích thành nhân tử \({x^2} - 3\)

  • A. (x - 3)(x + 3)
  • B.  \(\left( {x - \sqrt 3 } \right)\left( {x + \sqrt 3 } \right)\)
  • C. A, B đều đúng
  • D. Đáp án khác
Câu 17
Mã câu hỏi: 55138

Điều kiện để hàm số y = (−m + 3) x − 3 đồng biến trên R là:

  • A. m = 3
  • B. m < 3
  • C.  \(m \ge 3\)
  • D.  \(x \ne 3\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 55139

Cho hàm số bậc nhất y = ax + 2. Tìm hệ số a, biết rằng khi x = 1 thì y = 5?

  • A. -3
  • B. 7
  • C. 3
  • D. -7
Câu 19
Mã câu hỏi: 55140

Giá trị của m để đồ thị các hàm số y = (m + 2)x + 3 và y = 3x + 3 trùng nhau là

  • A. m = 1
  • B. m > 1
  • C. m = -1
  • D. m ≠ 1
Câu 20
Mã câu hỏi: 55141

Đường thẳng nào sau đây song song với đường thẳng y = −2x + 3?

  • A. y = −2x + 7
  • B. y = −3x + 2
  • C. y = 3x + 8
  • D. y = 2x + 1
Câu 21
Mã câu hỏi: 55142

Đường thẳng nào sau đây không song song với đường thẳng y = 7x + 3?

  • A. y = 7x
  • B. y = 4 − 7x
  • C. y = 7x + 1
  • D. y = −1 + 7x
Câu 22
Mã câu hỏi: 55143

Đường thẳng y = (a - 1)x + 6 tạo với trục hoành một góc tù. Khẳng định nào sau đây là đúng:

  • A. a > 0
  • B. a < 0
  • C. a < 1
  • D. a > 1
Câu 23
Mã câu hỏi: 55144

Gọi α và β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = - 2x + 1 và y = - 5x + 2 với trục Ox. Khẳng định nào sau đây là đúng:

  • A. 90° < β < α
  • B. 90° < α < β
  • C. α < β < 90°
  • D. β < α < 90°
Câu 24
Mã câu hỏi: 55145

Cho hai đường thẳng y = 2x + 10 và y = (3 - m)x + 4. Biết rằng hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau. Tìm m?

  • A. m = 0
  • B. m = 1
  • C. m = -1
  • D. m = 2
Câu 25
Mã câu hỏi: 55146

Cho hai hàm số  f(x) = −2x2 và g(x) = 3x + 5. Giá trị nào của a để  f(a) = g(a)

  • A. a = 0
  • B. a = 1
  • C. a = 2
  • D. Không tồn tại 
Câu 26
Mã câu hỏi: 55147

Cho hai hàm số f(x) = x2 và g(x) = 5x – 4. Có bao nhiêu giá trị của a để f(a) = g(a)

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 27
Mã câu hỏi: 55148

Cho đường thẳng (d:y = 2x + 6 ) .Giao điểm của (d ) với trục tung là

  • A. B (1;0)
  • B. N(6;0)
  • C. M(0;6)
  • D. D(0;−6)
Câu 28
Mã câu hỏi: 55149

Cho đường thẳng d: \( y = 3x - \frac{1}{2}\). Giao điểm của d với trục tung là

  • A.  \( D\left( {0; - \frac{3}{2}} \right)\)
  • B.  \( D\left( {1; - \frac{1}{2}} \right)\)
  • C.  \( D\left( {0; \frac{1}{2}} \right)\)
  • D.  \( D\left( {0; - \frac{1}{2}} \right)\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 55150

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của AB, AC. Biết HM = 15cm, HN = 20cm. Tính HB, HC, AH.

  • A. HB = 12cm ; HC = 28cm ; AH = 20cm
  • B. HB = 15cm ; HC = 30cm ; AH = 20cm
  • C. HB = 16cm ; HC = 30cm ; AH = 22cm
  • D. HB = 18cm ; HC = 32cm ; AH = 24cm
Câu 30
Mã câu hỏi: 55151

Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 30cm và AC = 40cm, đường cao AH, trung tuyến AM. Tính BH, HM, MC

  • A. BH = 18cm ; HM = 7cm ; MC = 25cm
  • B. BH = 12cm ; HM = 8cm ; MC = 20cm
  • C. BH = 16cm ; HM = 8cm ; MC = 24cm
  • D. BH = 16cm ; HM = 6cm ; MC = 22cm
Câu 31
Mã câu hỏi: 55152

Cho đường tròn \((O ; 25cm),\) điểm \(C\) cách \(O\) là \(7cm.\) Có bao nhiêu dây đi qua \(C\) có độ dài là một số nguyên xentimét\(?\)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 32
Mã câu hỏi: 55153

Cho đường tròn \((O)\) đường kính \(6cm,\) dây \(AB\) bằng \(2cm.\) Khoảng cách từ \(O\) đến \(AB\) bằng:

  • A. \(\sqrt {35} cm\)
  • B. \(\sqrt 5 cm\)
  • C. \(4\sqrt 2 cm\)
  • D. \(2\sqrt 2 cm\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 55154

Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(5dm,\) điểm \(M\) cách \(O\) là \(3dm.\) Tính độ dài dây dài nhất đi qua \(M.\)

  • A. 10 (dm)
  • B. 11 (dm) 
  • C. 9 (dm) 
  • D. 12 (dm) 
Câu 34
Mã câu hỏi: 55155

Cho đường tròn (O;R). Cát tuyến qua A ở ngoài (O) cắt (O) tại B và C. Cho biết AB = BC và kẻ đường kính COD. Tính độ dài đoạn thẳng AD.

  • A. AD=R
  • B. AD=3R
  • C. AD=R/2
  • D. AD=2R
Câu 35
Mã câu hỏi: 55156

Cho đường tròn tâm O bán kính 3cm và một điểm A cách O là 5cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn ( B là tiếp điểm). Tính độ dài AB.

  • A. AB=3cm
  • B. AB=4cm
  • C. AB=5cm
  • D. AB=2cm
Câu 36
Mã câu hỏi: 55157

Vì có thành tích học tập tốt, mẹ thưởng cho hai anh em Bình và An lần lượt là 250000 đồng và 150000 đồng. Hai anh em cùng thi đua tiết kiệm, Bình để dành mỗi tuần 20000 đồng, còn An để dành 30000 đồng mỗi tuần. Hỏi sau bao lâu thì tổng số tiền của An có được bằng tổng số tiền của Bình?

  • A. 10 tuần
  • B. 9 tuần
  • C. 7 tuần
  • D. 6 tuần
Câu 37
Mã câu hỏi: 55158

An và Bình cùng một lúc lên hai chiếc taxi từ hai địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 50 phút. Do đường đông nên vận tốc xe taxi của bạn An chậm hơn vận tốc taxi của bạn Bình là 10 km/h. Tìm vận tốc xe taxi của mỗi bạn. Biết quãng đường A đến B dài 75km và vận tốc các xe là không đổi trong suốt thời gian đi.

  • A. Vận tốc xe taxi của An là 50km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 60km/h.
  • B. Vận tốc xe taxi của An là 55km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 65km/h.
  • C. Vận tốc xe taxi của An là 30km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 40km/h.
  • D. Vận tốc xe taxi của An là 40km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 50km/h.
Câu 38
Mã câu hỏi: 55159

(x;y) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} 5(x+2 y)-3(x-y)=99 \\ x-3 y=7 x-4 y-17 \end{array}\right.\). Giá trị của x+y là:

  • A. 9
  • B. 10
  • C. 11
  • D. 12
Câu 39
Mã câu hỏi: 55160

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} 5(x+2 y)-3(x-y)=99 \\ x-3 y=7 x-4 y-17 \end{array}\right.\) là:

  • A. (1;-5)
  • B. (-2;3)
  • C. (4;7)
  • D. (11;9)
Câu 40
Mã câu hỏi: 55161

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} x-2 \sqrt{2} y=\sqrt{3} \\ \sqrt{2} x+y=1-\sqrt{6} \end{array}\right.\) là:

  • A.  \(\left(\frac{ \sqrt{2}-3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1-2 \sqrt{6}}{5}\right)\)
  • B.  \(\left(\frac{2 \sqrt{2}-3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1-2 \sqrt{6}}{5}\right)\)
  • C.  \(\left(\frac{2 \sqrt{2}+3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1+2 \sqrt{6}}{5}\right)\)
  • D.  \(\left(\frac{2 \sqrt{2}-3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1-\sqrt{6}}{5}\right)\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 55162

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} \frac{x}{2}-\frac{y}{3}=0 \\ \frac{4}{y+4}=\frac{9}{x+8} \end{array}\right.\) là:

  • A.  \(\left(-\frac{2}{19} ;\frac{12}{19}\right)\)
  • B.  \(\left(-\frac{18}{19} ;-\frac{5}{19}\right)\)
  • C.  \(\left(\frac{8}{19} ;\frac{1}{19}\right)\)
  • D.  \(\left(-\frac{8}{19} ;-\frac{12}{19}\right)\)
Câu 42
Mã câu hỏi: 55163

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} \frac{y}{5}-\frac{x-y}{2}=\frac{1}{10} \\ \frac{y}{2}-\frac{x+y}{5}=\frac{1}{5} \end{array}\right.\) là:

  • A. (3;4)
  • B. (11;-2)
  • C. (11;8)
  • D. (7;-6)
Câu 43
Mã câu hỏi: 55164

Trong các cặp số (0;2),( - 1; - 8), (1;1), (3;  2), (1; - 6) có bao nhiêu cặp số  là nghiệm của phương trình 3x - 2y = 13.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 44
Mã câu hỏi: 55165

tìm giá trị của m để đường thẳng \((m-1)x+(m+1)y=2m+1 \) đi qua điểm A(2;-3).

  • A. -2
  • B. 2
  • C. -1
  • D. 2
Câu 45
Mã câu hỏi: 55166

Tìm số dương m để phương trình \(2x-(m-2)^2y=5\) nhận cặp số (- 10; - 1) làm nghiệm.

  • A. 5
  • B. 7
  • C. -3
  • D. 7;-3
Câu 46
Mã câu hỏi: 55167

Phương trình 5x + 4y = 8 nhận cặp số nào sau đây làm nghiệm?

  • A. (−2;1)
  • B. (−1;0)
  • C. (1,5;3)
  • D. (4;−3)
Câu 47
Mã câu hỏi: 55168

Cho hình chữ nhật ABCD, H là hình chiếu của A lên BD. M, N lần lượt là trung điểm của BH, CD. Đường nào sau đây là tiếp tuyến của đường tròn tâm A, bán kính AM.

  • A. BN
  • B. MN
  • C. AB
  • D. CD
Câu 48
Mã câu hỏi: 55169

Cho tam giác MNP có MN = 5cm,NP = 12cm,MP = 13cm. Vẽ đường tròn (M;NM). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. NP là tiếp tuyến của (M;MN)
  • B. MP là tiếp tuyến của (M;MN)
  • C. ΔMNP vuông tại M
  • D. ΔMNP vuông tại P
Câu 49
Mã câu hỏi: 55170

Nếu thể tích của một hình cầu là \(113\dfrac{1}{7}\,c{m^3}\)  thì trong các kết quả sau đây, kết quả nào là bán kính của nó (lấy \(\pi  = \dfrac{{22}}{7})?\)

  • A. 2cm
  • B. 3cm
  • C. 5cm
  • D. 6cm
Câu 50
Mã câu hỏi: 55171

Thể tích của một hình trụ bằng \(972\pi \,c{m^3}.\) Nếu bán kính đáy hình trụ là \(9cm\) thì chiều cao của hình trụ là:

  • A. 11cm
  • B. 12cm
  • C. 13cm
  • D. 14cm

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ