Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Toán năm 2019 Trường THCS Lý Thường Kiệt

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (33 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 60021

Phương trình x2 - 6x + 1 = 0 có tổng hai nghiệm bằng

  • A. -6
  • B. 6
  • C. 1
  • D. -1
Câu 2
Mã câu hỏi: 60022

Biểu thức \(\sqrt {{{\left( {\sqrt 5  - 3} \right)}^2}}  - \sqrt 5 \) có kết quả  là:

  • A. 3 + 2\(\sqrt 5 \)
  • B. 3 - 2\(\sqrt 5 \)
  • C. 2 - 3\(\sqrt 5 \)
  • D. -3
Câu 3
Mã câu hỏi: 60023

Tính  \(\sqrt[3]{8} - \sqrt[3]{{ - 27}}\) ta được: 

  • A. 1
  • B. -1
  • C. -19
  • D. 5
Câu 4
Mã câu hỏi: 60024

Trong các hàm số dưới đây, hàm số bậc nhất là:

  • A. y= 2- 3x + x2       
  • B. \(y = \frac{1}{{3 + x}} - 7\)
  • C. \(y = \frac{{2x}}{3} + 5\)
  • D. \(y = 5\sqrt x  + 9\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 60025

Trong các hàm số bậc nhất sau ,hàm số đồng biến là:

  • A. \(y = 3 - \frac{{x + 3}}{5}\)
  • B. y = - 4x + 5                                    
  • C. \(y = 3x + \frac{5}{6}\)
  • D. y = 4 + (-5x)
Câu 6
Mã câu hỏi: 60026

Cho hàm số y = nx + 7  Với n là tham số . Hàm số y là hàm số nghịch biến khi:

  • A. n < 1
  • B. n \( \le 0\)
  • C. n < 0
  • D. n > 0
Câu 7
Mã câu hỏi: 60027

Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
4x + 5y = 3\\
x - 3y = 5
\end{array} \right.\)

  • A. ( 2;1)
  • B. (- 2; -1)
  • C. (2; -1)
  • D. (3; 1)
Câu 8
Mã câu hỏi: 60028

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
2x + y = 3\\
mx - 2y = 1
\end{array} \right.\) hệ có nghiệm duy nhất khi :

  • A. \(m \ne 2\)
  • B. \(m \ne 3\)
  • C. \(m \ne 1\)
  • D. \(m \ne -4\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 60029

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
3x - y = 2\\
x + y =  - 6
\end{array} \right.\) có nghiệm bằng

  • A. (x;y)=(-1;5)
  • B. (x;y)=(1;5)     
  • C. (x;y)=(-1;-5)          
  • D. (x;y)=(1;-5)
Câu 10
Mã câu hỏi: 60030

Phương trình bậc hai x2 - 5x + 4 = 0, khi đó PT có hai nghiệm là:

  • A. 1 và 4
  • B. -1 và -4
  • C. 1 và -2
  • D. -1 và 2
Câu 11
Mã câu hỏi: 60031

Cho đường tròn (O; 2cm), độ dài cung 600 của đường tròn này là:

  • A. \(\frac{\pi }{3}cm\)
  • B. \(\frac{3\pi }{2}cm\)
  • C. \(\frac{\pi }{2}cm\)
  • D. \(\frac{2\pi }{3}cm\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 60032

Đồ thị hàm số y = 2x2  đi qua điểm: 

  • A. ( 0 ;1) 
  • B. (1 ; - 1) 
  • C. ( 1 ; 2) 
  • D. (2;1)
Câu 13
Mã câu hỏi: 60033

Đồ thị hàm số y = ax2  đi qua điểm A (2 ; 18). Khi đó a bằng :

  • A. 2
  • B. \(\frac{3}{4}\)
  • C. \(\frac{-9}{2}\)
  • D. \(\frac{9}{2}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 60034

Phương trình nào trong các phương trình sau có nghiệm kép :

  • A. – x2 – 4x + 4 = 0 
  • B. x2 – 4x – 4 = 0 
  • C. x2 – 4x + 4 = 0 
  • D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 15
Mã câu hỏi: 60035

Trong  hình dưới đây  thì  x bằng:

  • A. 5
  • B. 8
  • C. 1
  • D. 6
Câu 16
Mã câu hỏi: 60036

Trong hình dưới đây thì \(\cos \alpha \) bằng

  • A. \(\frac{4}{3}\)
  • B. \(\frac{1}{2}\)
  • C. \(\frac{3}{5}\)
  • D. \(\frac{5}{3}\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 60037

Cho tam giác ABC vuông tại A. Khi đó trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng:

  • A. \(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{\cos C}}{{\cos B}}\)
  • B. sinB = cosC
  • C. sinB = tanC
  • D. tanB = cosC
Câu 18
Mã câu hỏi: 60038

Cho tam giác PQR vuông góc tại P có PQ = 5cm, PR = 6cm. Khi đó bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó bằng: 

  • A. \(\sqrt {61} \) cm
  • B. \(\frac{{\sqrt {61} }}{2}\) cm
  • C. 2,5 cm
  • D. 3 cm
Câu 19
Mã câu hỏi: 60039

Giá trị của tỉ số : \(\frac{{\sin {{25}^0}}}{{\cos {{65}^0}}}\) bằng :

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. Một số khác
Câu 20
Mã câu hỏi: 60040

Cho  a  và  b   là hai góc phụ nhau. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau đây :

  • A. sina = cos b
  • B. sin b = cos a
  • C. tan a = cot b
  • D. Các câu trên đều đúng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 60041

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(2;5). Khi đó:

  • A. Đường tròn (M; 5) cắt hai trục Ox và Oy;
  • B. Đường tròn (M; 5) cắt  trục Ox và tiếp xúc với trục Oy;
  • C. Đường tròn (M; 5) và tiếp xúc với trục Ox cắt trục Oy; 
  • D. Đường tròn (M; 5) không cắt cả hai trục Ox và Oy; 
Câu 22
Mã câu hỏi: 60042

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O, biết \(\widehat {DAB} = 3\widehat {BCD}\). Khi đó \(2\widehat {BCD}\) bằng 

  • A. 900
  • B. 450
  • C. 600
  • D. 1800
Câu 23
Mã câu hỏi: 60043

Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn ( O ). Nếu \(\widehat {AOB} = {100^0};\widehat {BOC} = {60^0}\) thì \(\widehat {ABC}\) có số đo bằng:

  • A. 900
  • B. 1000
  • C. 1050
  • D. 950
Câu 24
Mã câu hỏi: 60044

Cho hình vẽ, biết AD là đường kính của đường tròn (O),\(\widehat {ACB} = {50^0}\), số đo góc x bằng:

  • A. 450
  • B. 300
  • C. 500
  • D. 400
Câu 25
Mã câu hỏi: 60045

Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn hai cạnh đối AB và CD cắt nhau tại M. Nếu \(\widehat {BAD} = {70^0}\) thì \(\widehat {BCM}\) bằng

  • A. 1100
  • B. 350
  • C. 900
  • D. 1400
Câu 26
Mã câu hỏi: 60046

Cho đường tròn (O; 2 cm) và số đo cung AB bằng 600 khi đó cung AB có độ dài là :

  • A. \(\frac{3}{2}\) cm
  • B. \(\frac{{3\pi }}{2}\) cm
  • C. \(\frac{2}{3}\) cm
  • D. \(\frac{{2\pi }}{3}\) cm
Câu 27
Mã câu hỏi: 60047

Nếu bán kính của hình  tròn tăng k lần thì diện tích tăng lên bao nhiêu lần.

  • A. 2k
  • B. k/2
  • C. k2
  • D. 3k
Câu 28
Mã câu hỏi: 60048

Cho hình quạt tròn có bàn kính 12 cm và góc  ở tâm tương ứng bằng 600 thì hình quạt có diện tích bằng:

  • A. \(24\pi \,\,c{m^2}\)
  • B. \(12\pi \,\,c{m^2}\)
  • C. \(18\pi \,\,c{m^2}\)
  • D. \(15\pi \,\,c{m^2}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 60049

Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn nếu có một trong các điều kiện sau:     

  • A. \(\widehat {DAC} = \widehat {DBC} = {60^0}\)
  • B. \(\widehat {ABC} + \widehat {BCD} = {180^0}\)
  • C. \(\widehat {DAB} + \widehat {BCD} = {180^0}\)
  • D. \(\widehat {DAB} = \widehat {ABC} = {90^0}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 60050

Bán kính đường tròn ngoại tiếp hình lục giác đều cạnh  a là:

  • A. a
  • B. \(\sqrt a \)
  • C. 2a
  • D. 2\(\sqrt a \)
Câu 31
Mã câu hỏi: 60051

a) Giải phương trình: \({x^2} - 7x + 12 = 0\)

b) Giải hệ phương trình : \(\left\{ \begin{array}{l}
3x + 5y = 8\\
3x - 3y = 0
\end{array} \right.\)

Câu 32
Mã câu hỏi: 60052

Cho đường tròn tâm O, có bán kính OC vuông góc với đường kính AB =14,4cm. Trên cung nhỏ BC lấy điểm M (M không trùng B và C), AM cắt OC tại N.

a) Chứng minh tứ giác NMBO nội tiếp được một đường tròn.

b) Biết số đo cung AM bằng 900. Tính số đo góc ANO.

Câu 33
Mã câu hỏi: 60053

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức  x2 + 3x +1

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ