Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Đoan Bái

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 56722

Tìm x biết \(\sqrt {{x^2} + 6x + 9}  = 3x - 1\)

  • A. 3x = 2
  • B. x = 0
  • C. x = 1
  • D. x = 2
Câu 2
Mã câu hỏi: 56723

Biểu thức \( \displaystyle\sqrt {{{2 + x} \over {5 - x}}} .\) xác định với giá trị nào của \(x\) ?

  • A. -1 ≤ x < 5
  • B. -2 ≤ x < 5
  • C. -2 ≤ x < 6
  • D. -2 ≤ x < 4
Câu 3
Mã câu hỏi: 56724

Rút gọn biểu thức \(2\sqrt 3  + \sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \). 

  • A. \(-\sqrt 3 - 2. \)
  • B. \(-\sqrt 3 + 2. \)
  • C. \(\sqrt 3 + 2. \)
  • D. \(\sqrt 3 - 2. \)
Câu 4
Mã câu hỏi: 56725

Rút gọn biểu thức \(\sqrt {9{{(b - 2)}^2}} \) với \(b < 2\) 

  • A. 3(2 + b)
  • B. 2(2 + b)
  • C. 2(2 - b)
  • D. 3(2 - b)
Câu 5
Mã câu hỏi: 56726

Rút gọn \( \displaystyle{{\sqrt 2  + \sqrt 3  + \sqrt 6  + \sqrt 8  + \sqrt {16} } \over {\sqrt 2  + \sqrt 3  + \sqrt 4 }}.\) 

  • A. \(  2 + \sqrt 2 \) 
  • B. \(  1 + \sqrt 2 \) 
  • C. \(  -1 + \sqrt 2 \) 
  • D. \(  1 - \sqrt 2 \) 
Câu 6
Mã câu hỏi: 56727

Tính: \(\sqrt {9 - \sqrt {17} } .\sqrt {9 + \sqrt {17} } \) 

  • A. 8
  • B. 7
  • C. 6
  • D. 9
Câu 7
Mã câu hỏi: 56728

Tìm x, biết : \({{4 - x} \over {\sqrt x  + 2}} - {{x - 4\sqrt x  + 4} \over {\sqrt x  - 2}} < 4\,\,\,\,\,\left( \right)\)  

  • A. \(x > 0\) và \(x ≠ 4\).
  • B. \(x < 0\) 
  • C. \(x ≠ 4\).
  • D. \(x > 1\) và \(x ≠ 4\).
Câu 8
Mã câu hỏi: 56729

Rút gọn :  \(A = {{9 - x} \over {\sqrt x  + 3}} - {{x - 6\sqrt x  + 9} \over {\sqrt x  - 3}} - 6\)

  • A. \(- \sqrt x   \) 
  • B. \(- 2\sqrt x   \) 
  • C. \( 2\sqrt x   \) 
  • D. \(\sqrt x   \) 
Câu 9
Mã câu hỏi: 56730

\(\sqrt {25x}  - \sqrt {16x}  = 9\) khi \(x\) bằng

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 9
  • D. 81
Câu 10
Mã câu hỏi: 56731

Tính: \(\displaystyle \sqrt {7 - 4\sqrt 3 }  - \sqrt {4 + 2\sqrt 3 } \)

  • A. \(1 - 2\sqrt 3 \)
  • B. \(1 + 2\sqrt 3 \)
  • C. \(1 +\sqrt 3 \)
  • D. \(1 -\sqrt 3 \)
Câu 11
Mã câu hỏi: 56732

Rút gọn : \(\displaystyle A = {{x\sqrt x  - 1} \over {x - \sqrt x }} - {{x\sqrt x  + 1} \over {x + \sqrt x }} + {{x + 1} \over {\sqrt x }}\) \(\left( {x > 0;\,x \ne 1} \right)\)

  • A. \({{{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)}^2}} \over {\sqrt x }} \)
  • B. \({{{{\left( {\sqrt x  + 2} \right)}^2}} \over {\sqrt x }} \)
  • C. \({{{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)}^2}} \over {\sqrt x }} \)
  • D. \({{{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)}^2}} \over {\sqrt x }} \)
Câu 12
Mã câu hỏi: 56733

Tìm x, biết : \(\left( {\sqrt x  + {1 \over {\sqrt x  + 1}}} \right).\left( {1 - {{\sqrt x  + 2} \over {x + \sqrt x  + 1}}} \right) > 0\,\left( * \right)\) 

  • A. \(x < 1\).
  • B. \(x > 0\).
  • C. \(x > 1\).
  • D. \(x < 0\).
Câu 13
Mã câu hỏi: 56734

Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(1;3)

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 14
Mã câu hỏi: 56735

Tính hệ số góc của đường thẳng d:y = 5mx + 4m - 1 biết nó song song với với đường thẳng d':x - 3y + 1 = 0.

  • A. 13
  • B. 2/3
  • C. 1
  • D. 3
Câu 15
Mã câu hỏi: 56736

Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x - 5 đi qua điểm A( - 1;2) Hệ số góc của đường thẳng d là

  • A. 1
  • B. 11
  • C. -7
  • D. 7
Câu 16
Mã câu hỏi: 56737

Các hàm số cho dưới đây, hàm số không phải là hàm số bậc nhất là:

  • A. y = 1 – 5x
  • B. y = -0,5x
  • C.  \(y = \sqrt 2 \left( {x - 1} \right) + \sqrt 3\)
  • D.  \(y = 2{x^2} + 3\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 56738

Điều kiện để hàm số y = (m + 3) x − 3 đồng biến trên R là:

  • A. m = 3
  • B. m > -3
  • C. m ≥ 3
  • D. x ≠ 3
Câu 18
Mã câu hỏi: 56739

Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số y = (1 − m) x + m + 1 đồng biến trên R

  • A. m < 1
  • B. m > 1
  • C. m < -1
  • D. m > -1
Câu 19
Mã câu hỏi: 56740

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}5x\sqrt 3  + y = 2\sqrt 2 \\x\sqrt 6  + y\sqrt 2  = 2\end{array} \right.\) có nghiệm là:

  • A. \(\left( {x;y} \right) = \left(- {\dfrac{{\sqrt 6 }}{6};  \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
  • B. \(\left( {x;y} \right) = \left(- {\dfrac{{\sqrt 6 }}{6}; - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
  • C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{6};  \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
  • D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{6}; - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 56741

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x\sqrt 2  - 3y = 1\\2x + y\sqrt 2  =  - 2\end{array} \right.\) là:

  • A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2  - 6}}{8}; - \dfrac{{\sqrt 2  - 1}}{4}} \right)\)
  • B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2  - 6}}{8};  \dfrac{{\sqrt 2  + 1}}{4}} \right)\)
  • C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2  + 6}}{8}; - \dfrac{{\sqrt 2  + 1}}{4}} \right)\)
  • D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2  - 6}}{8}; - \dfrac{{\sqrt 2  + 1}}{4}} \right)\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 56742

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}0,3x + 0,5y = 3\\1,5x - 2y = 1,5\end{array} \right.\) là

  • A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-5;3} \right)\)
  • B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {5;-3} \right)\)
  • C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {5;3} \right)\)
  • D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-5;-3} \right)\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 56743

Tìm nghiệm tất cả nghiệm nguyên của phương trình 3x - 2y = 5.

  • A.  \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 - 2t\\ y = - 5 - 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
  • B.  \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 + 2t\\ y = 5 - 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
  • C.  \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 - 2t\\ y = 5 + 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
  • D.  \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 + 2t\\ y = 5 + 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 56744

Cho đường thẳng nào dưới đây có biểu diễn hình học là đường thẳng song song với trục tung?

  • A. y=−2
  • B. 7x+14=0
  • C. x+2y=3
  • D. y−x=9
Câu 24
Mã câu hỏi: 56745

Chọn khẳng định đúng. Hình vẽ dưới đây biểu diễn tập nghiệm của phương trình nào?

  • A. 3x−y=2
  • B. x+2y=4
  • C. x+5y=3
  • D. 0x+2y=5
Câu 25
Mã câu hỏi: 56746

Tính \(\Delta '\) của phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} = 0\)

  • A. - 2m + 1
  • B. 2m + 1
  • C. - 2m - 1
  • D. 2m - 1
Câu 26
Mã câu hỏi: 56747

Rada của một máy bay trực thăng theo dõi chuyển động của một ô tô trong 10 phút, phát hiện rằng vận tốc v của ô tô thay đổi phụ thuộc vào thời gian bởi công thức \(v = 3{t^2} - 30t + 135\) (t tính bằng phút, v tính bằng km/h). Tính (làm tròn đến hai chữ số thập phân) giá trị của t khi vận tốc ô tô bằng 120 km/h.

  • A. 9,47 phút
  • B. 0,53 phút
  • C. A, B đều đúng
  • D. Đáp án khác
Câu 27
Mã câu hỏi: 56748

Nghiệm của phương trình \(\dfrac{1}{{12}}{x^2} + \dfrac{7}{{12}}x = 19\) là:

  • A. x = 12; x = 19.
  • B. x = -12; x = 19.
  • C. x = -12; x = -19.
  • D. x = 12; x = - 19.
Câu 28
Mã câu hỏi: 56749

Phương trình \({x^3} + 3{x^2} - 2x - 6 = 0\) có bao nhiêu nghiệm

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 29
Mã câu hỏi: 56750

Phương trình \(\left( {3{x^2} - 7x - 10} \right)\left[ {2{x^2} + \left( {1 - \sqrt 5 } \right)x + \sqrt 5  - 3} \right] = 0\) có nghiệm là:

  • A.  \(x=\pm 1\)
  • B. x = 10
  • C. \(x = \dfrac{{\sqrt 5  - 3}}{2}\)
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 30
Mã câu hỏi: 56751

Nghiệm của phương trình \(\dfrac{{2x}}{{x + 1}} = \dfrac{{{x^2} - x + 8}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 4} \right)}}\) là:

  • A. x = -1
  • B. x = 8
  • C. A, B đều đúng
  • D. Đáp án khác
Câu 31
Mã câu hỏi: 56752

Một ca nô xuôi dòng từ A đến B cách nhau 24 km. Cùng lúc đó, một bè nứa cùng trôi từ A về B. Khi đến B, ca nô quay lại ngay và gặp bè nứa tại địa điểm C cách A là 8 km. Biết tốc độ của dòng nước là 4 km/h. Hãy tính tốc độ của ca nô khi dòng nước đứng yên.

  • A. 15 km/h
  • B. 30 km/h
  • C. 20 km/h
  • D. 25 km/h
Câu 32
Mã câu hỏi: 56753

Biết ca nô xuôi dòng sông 39 km, rồi ngược dòng 28 km hết một thời gian bằng thời gian nó đi 70 km trong nước hồ yên lặng. Tính vận tốc của ca nô trong nước yên lặng, biết rằng vận tốc nước chảy là 3 km/h.

  • A. \(9\,\left( {km/h} \right)\).
  • B. \(10\,\left( {km/h} \right)\).
  • C. \(11\,\left( {km/h} \right)\).
  • D. \(11\,\left( {km/h} \right)\).
Câu 33
Mã câu hỏi: 56754

Một xưởng may phải may xong 3000 áo trong thời gian quy định. Để hoàn thành sớm kế hoạch, mỗi ngày xưởng đã may được nhiều hơn 6 áo so với kế hoạch. Vì thế 5 ngày trước khi hết thời hạn, xưởng đã may được 2650 áo. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày xưởng phải may được bao nhiêu áo?

  • A. 100
  • B. 50
  • C. 200
  • D. 150
Câu 34
Mã câu hỏi: 56755

Hai bạn học sinh Trung và Dũng đang đứng ở mặt đất bằng phẳng, cách nhau 100m  thì nhìn thấy một chiếc diều ( ở vị trí  C giữa hai bạn). Biết góc ''nâng'' để nhìn thấy diều ở vị trí của Trung là 500 và góc ''nâng'' để nhìn thấy diều ở vị trí của Dũng là 400 . Hãy tính độ cao của diều  lúc đó so với mặt đất? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A. 49,26m
  • B. 49,24m
  • C. 50m
  • D. 51m
Câu 35
Mã câu hỏi: 56756

Một khúc sông rộng khoảng 250m. Một chiếc thuyền muốn qua sông theo phương ngang nhưng bị dòng nước đẩy theo phương xiên, nên phải đi khoảng 320m  mới sang được bờ bên kia. Hỏi dòng nước đã đẩy thuyền lệch đi một góc bao nhiêu độ?

  • A. 300
  • B. 400
  • C. 38037′
  • D. 39037′
Câu 36
Mã câu hỏi: 56757

Một cái cây bị sét đánh trúng thân cây làm thân cây ngả xuống đất, tạo với mặt đất một góc là 350 . Biết rằng khúc cây còn đứng cao 1,5 m ) . Tính chiều cao lúc đầu của cây. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

  • A. 4,1m
  • B. 4,5m
  • C. 4m
  • D. 3,9m
Câu 37
Mã câu hỏi: 56758

Nhà bạn Minh có một chiếc thang dài 4m. Cần đặt chân thang cách chân tường một khoảng cách bằng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất một góc “an toàn” là 650 (tức là đảm bảo thang không bị đổ khi sử dụng). (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A. 1,69m
  • B. 1,76m
  • C. 1,71m
  • D. 1,68m
Câu 38
Mã câu hỏi: 56759

Cho hai đường tròn  ( O );(O') cắt nhau tại A,B, trong đó O' thuộc ( O ). Kẻ đường kính O'OC của đường tròn ( O ). Chọn khẳng định sai?

  • A. AC=CB
  • B.  \(\widehat {CBO'} = {90^0}\)
  • C. CA,CB là hai tiếp tuyến của (O′)
  • D. CA,CB là hai cát tuyến của (O′)
Câu 39
Mã câu hỏi: 56760

Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn ( O ). Gọi D là trung điểm cạnh AC, tiếp tuyến của đường tròn ( O ) tại A cắt tia BD tại E. Chọn khẳng định đúng

  • A. AE//OD
  • B. AE//BC
  • C. AE//OC
  • D. AE//OB
Câu 40
Mã câu hỏi: 56761

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(4;5). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A;5) và các trục tọa độ.

  • A. Trục tung cắt đường tròn và trục hoành tiếp xúc với đường tròn.
  • B. Trục hoành cắt đường tròn và trục tung tiếp xúc với đường tròn
  • C. Cả hai trục tọa độ đều cắt đường tròn
  • D. Cả hai trục tọa độ đều tiếp xúc với đường tròn.
Câu 41
Mã câu hỏi: 56762

Cho đường tròn (O) và đường thẳng a. Kẻ OH vuông góc a tại H, biết OH < R, khi đó đường thẳng a và đường tròn (O)

  • A. Không cắt nhau
  • B. Cắt nhau
  • C. Tiếp xúc
  • D. Đáp án khác
Câu 42
Mã câu hỏi: 56763

Đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất bao nhiêu điểm chung

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 43
Mã câu hỏi: 56764

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm (O) bán kính bằng a. Biết rằng AC ⊥ BD.  Khi đó để AB + CD đạt giá trị lớn nhất thì:

  • A. AC = AB
  • B. AC = BD
  • C. DB = AB
  • D. Không có đáp án nào đúng
Câu 44
Mã câu hỏi: 56765

Cho tam giác ABC không cân, nội tiếp đường tròn (O, BD ) là đường phân giác của góc góc ABC. Đường thẳng BD cắt đường tròn (O ) tại điểm thứ hai là E. Đường tròn (O1 ) đường kính DE cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là F.  Khi đó đường thẳng đối xứng với đường thẳng BF qua đường thẳng BD cắt AC tại N thì:

  • A. AN=N
  • B. AD=DN. 
  • C. AN=2N
  • D. 2AN=N
Câu 45
Mã câu hỏi: 56766

Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài MN của hai đường tròn (M ∈ (O), N ∈ (O’)). Gọi P là điểm đối xứng với M qua OO’, Q là điểm đối xứng với N qua OO’. MNQP là hình:

  • A.  thang cân
  • B. bình hành
  • C. tứ giác
  • D. thoi
Câu 46
Mã câu hỏi: 56767

Cho nửa đường tròn tâm  O đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax và By (Ax và By và nửa đường tròn cùng thuộc về một nửa mặt phẳng bờ là AB ). Gọi M là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax và By theo thứ tự tại C và D. Tìm vị trí của M để tứ giác ABDC có chu vi nhỏ nhất

  • A. M là trung điểm của CD
  • B. OM//AB
  • C. OM⊥A
  • D. OM//Ax
Câu 47
Mã câu hỏi: 56768

Một hình cầu được đặt khít bên trong một hình trụ, biết đường kính hình cầu là 20 cm. Tính thể tích hình trụ.

  • A. 2000(cm3)
  • B. 200(cm3)
  • C.  \(200\pi (c{m^3})\)
  • D.  \(2000\pi (c{m^3})\)
Câu 48
Mã câu hỏi: 56769

Một hình nón có bán kính đáy bằng 2 cm, chiều cao bằng đường kính một hình cầu. Diện tích toàn phần hình nón bằng diện tích mặt cầu. Tính chiều cao hình nón.

  • A. 2cm
  • B.  \(\sqrt 3 cm\)
  • C.  \(2\sqrt 3 cm\)
  • D. 4cm
Câu 49
Mã câu hỏi: 56770

Diện tích xung quanh của một hình trụ có chu vi hình tròn đáy là 13cm và chiều cao là 3cm:

  • A. 19 cm2
  • B. 39 cm2
  • C. 139 cm2
  • D. 93 cm2
Câu 50
Mã câu hỏi: 56771

Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 2a, BC = a). Quay hình chữ nhật đó quanh AB thì được hình trụ có thể tích V1; quay BC thì được hình trụ có thể tích V2. Trong các đẳng thức dưới đây, hãy chọn đẳng thức đúng:

  • A. V= V2
  • B. V= 2V2
  • C. 2V= V2
  • D. 3V= V2

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ